T ỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BẮC GIANG 1. M ạng lưới quan trắc tài nguyên nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch phân bổ và đề xuất biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tỉnh bắc giang (Trang 51 - 64)

5. N ỘI DUNG LUẬN VĂN

2.2. T ỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BẮC GIANG 1. M ạng lưới quan trắc tài nguyên nước

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và vùng lân cận có khoảng 38 trạm đo mưa (Bắc Giang, 18 trạm và vùng phụ cận Bắc Giang thuộc Bắc Ninh, 4 trạm; thuộc Hải Dương 03 trạm; thuộc Lạng Sơn 06 trạm; thuộc Quảng Ninh 03 trạm; thuộc Thái Nguyên 04 trạm).

Về trạm quan trắc nước mặt thì trên địa bàn Bắc Giang và phụ cận hiện có 10 trạm đang hoạt động (2 trạm thủy văn cấp I, 2 trạm thủy văn cấp II, 6 trạm thủy văn cấp III). Trong đó có 3 trạm đo mực nước, còn lại các trạm đều đo mực nước, lưu lượng, tài nguyên nước.

2.2.2. Tài nguyên nước mặt 2.2.2.1. Đặc điểm sông suối

Theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về danh mục sông liên tỉnh và sông Nội tỉnh cho thấy tỉnh Bắc Giang có 7 sông suối liên tỉnh (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đinh Đèn,...) và 48 sông nội tỉnh và được phân bố ở 3 hệ thống sông chủ yếu sau.

- Sông Cầu: Bắt nguồn từ dãy núi cao khoảng 1000m ở tỉnh Bắc Cạn chảy qua ranh giới Bắc Giang, Hà Nội và Bắc Ninh, đến Phả Lại nhập với sông Thái Bình. Sông có chiều dài 290km, chảy qua tỉnh Bắc Giang 106km, với diện tích lưu vực khoảng 6000km2.

- Sông Thương: Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi có cao độ từ 500÷700m của huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, chảy xuyên qua tỉnh Bắc Giang đến gần Phả Lại nhập với sông Cầu. Sông có chiều dài 157km, diện tích lưu vực là 3.600km2.

- Sông Lục Nam Sông Lục Nam bắt nguồn ở cao độ 500 m của huyện

43

Đình Lập tỉnh Lạng Sơn với chiều dài 175km. Sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và nhập với sông Thương tại ngã ba Nhón tại khu vực ranh giới huyện Yên Dũng và Lục Nam.

- Đặc điểm ao, hồ tự nhiên: Ngoài sông suối, Bắc Giang còn 489 hồ chứa và đập dâng (hồ chứa 344 công trình và đập dâng 145 công trình). Có một số hồ lớn như hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30km, nơi rộng nhất 7km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông trên 20 tuổi.

2.2.2.2. Tài nguyên nước mưa

Trên cơ sở các kết quả quan trắc lượng mưa tại 38 trạm khí tượng và đo mưa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và vùng phụ cận cho thấy:

Lượng mưa phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thuộc loại trung bình nhưng không đồng đều theo không gian, biến đổi từ 1.100 mm đến 1.700 mm.

Toàn tỉnh có lượng mưa trung bình nhiều năm (X0) vào khoảng 1.400 mm/năm và tổng lượng nước mưa trên toàn tỉnh là 5,34 tỷ m3 mỗi năm. Với tổng lượng nước mưa trên thì bình quân là 1,39 triệu m3/km2.năm. Lượng nước mưa đến lưu vực biến đổi rất mạnh theo không gian, lượng mưa lớn nhất tập trung tại khu vực tâm mưa Ba Chẽ (khu vực giáp với tỉnh Quảng Ninh) do ảnh hưởng của địa hình.

Lượng mưa tại Bắc Giang phân bố không đều theo thời gian. Qua thống kê thấy rằng lượng mưa trong tỉnh phân bố không đều và được chia thành 2 mựa rừ rệt: Mựa mưa và mựa khụ. Mựa mưa thường bắt đầu từ thỏng V - IX, tuy nhiên cũng có năm mưa sớm hoặc mưa muộn. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80 - 85% tổng lượng mưa năm, riêng 2 tháng VII và VIII lượng mưa chiếm tới 55 - 70%. Mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau, chiếm

44

khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa năm. Trong mùa này thường là mưa phùn, lượng mưa nhỏ, tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường rơi vào tháng I - II.

Bảng 2.9: Bảng lượng mưa tháng và năm tại các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và khu vực lân cận giai đoạn (1996-2011)

TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

1 Lục Ngạn 23,8 22,1 47,2 89,3 180,2 217,0 233,9 215,0 169,3 49,9 49,0 22,0 1318,7 2 Hữu Lũng 27,3 22,0 63,7 102,7 174,7 234,3 270,0 262,2 161,5 67,8 37,2 21,8 1445,0 3 Hiệp Hòa 26,6 23,4 64,7 77,6 187,6 274,7 258,9 266,6 154,1 104,5 54,6 27,7 1521,1 4 Đình Lập 26,8 21,9 50,4 78,2 168,1 232,5 294,4 271,2 225,4 76,4 61,4 17,9 1524,5 5 Bắc Giang 23,0 23,4 64,5 85,3 200,6 242,3 239,5 277,2 163,1 83,7 56,9 22,6 1482,1 6 Phổ Yên 18,7 15,6 61,8 76,8 194,7 281,6 280,4 267,1 147,2 94,9 41,9 20,6 1501,3 7 Phú Bình 21,6 17,2 65,6 91,0 222,5 272,4 288,5 251,1 153,1 87,8 50,8 23,0 1544,7 8 Bằng Mặc 37,2 24,2 73,2 93,0 199,0 246,3 258,7 241,7 127,1 59,9 41,3 28,1 1429,5 9 Cấm Sơn 18,0 12,9 49,9 86,7 170,2 204,3 231,2 196,5 138,7 42,1 32,8 12,6 1195,9 10 Chi Lăng 27,8 16,4 60,3 80,1 174,7 221,4 284,5 218,5 127,1 47,3 38,1 20,0 1316,4 11 Bảo Sơn 13,3 7,2 26,4 35,5 128,2 168,9 197,1 193,8 109,7 45,7 28,5 16,3 970,5 12 Khuân Thần 19,6 17,5 47,8 82,1 155,6 214,0 240,6 200,3 151,6 40,9 37,7 19,8 1227,6 13 Tân Sơn 7,9 11,0 39,8 70,7 120,4 210,0 255,8 220,0 107,5 44,9 24,3 12,3 1124,6 14 Tân Yên 14,1 13,8 45,5 76,3 171,3 241,8 203,8 255,4 128,0 69,8 46,4 16,3 1282,4 15 Việt Yên 20,3 22,0 56,5 70,1 200,8 249,5 242,2 303,4 135,5 93,3 71,1 35,5 1500,2 16 Yên Thế 18,0 14,4 59,9 77,4 189,3 260,8 263,3 238,4 147,8 78,7 51,0 21,0 1419,8 17 Quế Vừ 17,6 16,2 45,3 46,8 160,0 236,2 238,9 231,9 150,7 94,0 52,6 13,9 1304,0 18 Yên Phong 14,1 16,9 45,4 64,1 141,0 267,5 263,8 251,2 146,2 109,6 53,1 21,4 1394,3 19 Ba Chẽ 22,9 18,8 53,1 96,6 196,3 302,4 430,6 330,2 229,2 88,9 30,9 18,2 1818,1 20 Bến Tắm 19,6 17,5 49,7 82,3 197,0 289,7 320,1 349,0 200,4 69,7 46,1 13,7 1655,0 21 Phả Lại 14,0 19,3 53,4 64,1 173,0 269,0 251,5 236,8 171,3 79,4 51,1 18,7 1401,5 22 Bắc Ninh 20,5 27,2 42,2 58,4 202,3 267,6 275,7 278,9 158,3 95,6 54,6 15,6 1496,9 23 Sơn Động 26,0 22,9 51,4 94,1 197,9 266,1 324,1 292,8 201,4 72,3 52,9 19,5 1621,3 24 Chí Linh 21,2 17,7 51,9 67,5 176,1 261,3 256,0 279,5 190,2 79,7 52,1 19,5 1472,5 25 Cẩm Đàn 16,6 12,9 40,6 85,4 173,1 226,0 237,2 254,6 205,5 58,6 39,7 11,0 1361,1

45

TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

26 Cầu Sơn 21,0 16,1 54,6 84,9 176,1 222,0 236,0 261,7 147,3 71,6 36,3 19,4 1347,0 27 Chã 24,6 21,1 65,6 72,3 192,9 274,0 280,4 228,0 139,7 92,0 49,9 23,5 1463,9 28 Chũ 24,8 21,1 55,0 87,7 181,8 202,2 226,5 216,0 164,7 51,1 46,7 22,8 1293,0 29 Gia Bẩy 18,2 23,6 56,4 99,0 242,9 255,6 403,8 270,3 184,4 90,1 49,5 28,3 1708,4 30 Đáp Cầu 21,7 21,1 57,1 61,2 189,1 254,3 265,9 266,2 145,4 91,8 62,5 20,7 1457,0 31 Lục Nam 19,2 18,2 53,1 81,5 158,1 227,0 257,8 240,4 153,8 54,7 40,5 12,6 1310,8 32 Phúc Lộc Phương 18,4 12,7 47,2 56,4 149,0 250,2 249,0 214,7 118,3 81,5 46,7 15,4 1259,5

Nguồn: Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn quốc gia.

Hình 2.2: Bản đồ đẳng trị mưa tỉnh Bắc Giang

Bảng 2.10: Lượng mưa lớn nhất tại một số trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

TT Trạm Lượng mưa (mm) Ngày xuất hiện

1 Sơn Động 310,6 12/07/1962

2 Lục Ngạn 221,4 24/08/1965

3 Bắc Giang 292,0 14/07/1971

Do lượng mưa phân bố không đều trên đã gây ra nên tình trạng thiếu nước trong mùa khô và úng hạn trong mùa mưa.

46

2.2.2.3. Tài nguyên nước mặt

* Dòng chảy năm

Dòng chảy năm biến đổi không lớn, năm nhiều nước cũng chỉ gấp từ 2 đến 3 lần năm ít nước, hệ số biến động dòng chảy năm (Cv) biến động từ 0,25

÷0,40. Mặt khác xét thấy Cv dòng chảy năm giữa các vùng khác nhau cũng có sự khác biệt nhau nhiều. Chẳng hạn nơi có rừng che phủ lớn thì Cv nhỏ, ngược lại nơi ít cây, đồi núi trọc nhiều hoặc độ che phủ rừng nhỏ thì Cv lớn.

Mùa mưa được bắt đầu từ tháng V đến tháng IX hàng năm tháng IV và tháng X là hai tháng giao thời. Thông thường nước sông từ tháng IV bắt đầu tăng. Qua tớnh toỏn cho thấy dũng chảy năm được phõn bố thành hai mựa rừ rệt, đó là mùa lũ từ tháng VI đến tháng IX; mùa cạn từ tháng X đến tháng V năm sau. Mùa mưa thường xuất hiện muộn, nên mưa lũ cũng kéo dài (từ tháng VI đến tháng X).

Sự biến động của dòng chảy giữa các tháng mùa lũ và mùa cạn trong năm lại càng chênh lệch nhau quá nhiều có thể nói gấp nhau hàng chục lần chưa kể dòng chảy lũ lại càng lớn.

Nhìn chung tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 75÷85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm. Tám tháng mùa kiệt còn lại chỉ chiếm vào khoảng 20÷25% tổng lượng nước trong năm.

Bảng 2.11: Lưu lượng trung bình nhiều năm theo tài liệu thực đo (đơn vị: mP3P/s)

Địa điểm Sông Thời đoạn

Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Thác Huống Cầu TBNN 17,2 15,8 18,4 32,4 59 111 166 160 122 61,5 36,2 20,5 68,3

Cầu Sơn Thương TBNN 6,38 5,91 5,55 16,4 26,6 70,8 107 116 80,4 27,6 10,2 8,26 40,1 Cuối

s.Thương Thương TBNN 10,1 9,4 8,82 26 42,3 112 170 184 128 43,9 16,2 13,1 63,7 Chũ Lục

Nam 60-97 5,51 5,42 5,79 15,5 32,6 66 109 119 91,6 40,6 11,1 5,74 42,3

47

Địa điểm Sông Thời đoạn

Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Cẩm Đàn Cẩm

Đàn 62-74 1,59 1,37 1,32 3,88 6,22 17,8 30,8 35,8 27,9 8,05 3,18 2,01 11,7 Cuối s.Lnam Lục

Nam TBNN 8,19 8,06 8,61 23 48,5 98,1 162 177 136 60,4 16,5 8,54 62,9

* Dòng chảy lũ

Mùa lũ từ tháng VI đến tháng IX. Mặc dù có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn một tháng nhưng với tỷ số không lớn.

Bảng 2.12: Lưu lượng lớn nhất trong các tháng mùa lũ (đơn vị: m3/s)

Trạm đo Sông Flv (kmP2P)

Tháng mùa lũ

Max TG x.hiện

6 7 8 9

Chi Lăng Thương 247 190 660 321 258 660 23/7/71

Cầu Sơn Thương 2330 1096 1640 1830 1303 1830 26/8/37 Cẩm Đàn Cẩm Đàn 670 971 2400 1300 1160 2400 24/7/63 Chũ Lục Nam 2090 3950 4100 3100 3490 4100 23/7/86

* Dòng chảy kiệt

Thời gian mùa kiệt được tính từ tháng X năm trước đến tháng V năm sau. Tổng lượng dòng chảy trong suốt 8 tháng mùa kiệt ở hầu hết các điểm đo trên các sông trong lưu vực chỉ chiếm 20÷25% tổng lượng dòng chảy năm do chế độ mưa phân bố trong năm không đều, mặt khác cấu tạo bề mặt địa chất thổ nhưỡng, độ dốc và tầng phủ thực vật cũng khác nhau nên chế độ dòng chảy về mùa lũ cũng như về mùa cạn trên mỗi lưu vực sông có khác nhau.

Tháng có lưu lượng nhỏ nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng I,II và III tuỳ từng nơi. Còn với lưu lượng kiệt nhất thì có thể xảy ra vào bất kỳ tháng nào trong mùa khô. Nhìn chung môduyn dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên toàn lưu vực ở mức dưới 1l/s.kmP2Pcác điểm đo trong lưu vực tới cao nhất là Thác Riềng trên sông Cầu đạt xấp xỉ 3l/s.km2 điều này chứng tỏ có năm cực kỳ khan hiếm nguồn nước trong mùa kiệt đó là những năm không mưa

48

kéo dài nhiều ngày liên tục trong các tháng mùa kiệt và hạn hán đã xảy ra rất nghiêm trọng.

2.2.3. Tài nguyên nước dưới đất

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu là tầng chứa nước lỗ hổng phân bố trên diện tích khoảng 983km2 và tầng chứa nước khe nứt - khe nứt Karst phân bố trên diện tích khoảng 2.402km2.

* Các tầng chứa nước lỗ hổng

1) Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời Holocen (qh): các trầm tích này phân bố chủ yếu ở giữa lòng hoặc là những bãi bồi hai bên bờ sông, suối trẻ ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng với diện tích khoảng 505km2. Thành phần thạch học gồm: cát, bột sét lẫn cát hạt mịn, cát bùn màu xám đen. Chiều dày trung bình là 3m, có chiều sâu từ 4m ÷ 14m có mực nước tĩnh dao động từ 0,5m ÷ 5,0m. Mức độ chứa nước của tầng ở mức độ trung bình. Nước trong tầng vận động không áp. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, các dòng mặt gần đó thấm xuống.

2) Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen (qp): các trầm tích Pleistocen phân bố dưới dạng thềm sông trải dài từ huyện Hiệp Hòa tới Lục Ngạn với diện tích khoảng 478km2. Thành phần thạch học chủ yếu là cuội, sỏi, cát nằm ở dưới, trên là bột cát màu. Bề dày trung bình của tầng là 8,5m, chiều sâu phân bố từ 4 ÷ 40m, mực nước tĩnh dao động từ 0,2m ÷ 9,0m.

Mức độ chứa nước xếp vào tầng giàu nước. Nước trong tầng vận động dưới dạng không áp, hướng vận động xuôi theo bề mặt địa hình. Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt.

* Các tầng chứa nước khe nứt

1) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Jura hệ tầng Hà Cối (j12): tầng chứa nước này phân bố ở phần phía đông của tỉnh, ở các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động. Thành phần thạch học của tầng

49

chứa nước bao gồm: cuội kết, sỏi kết,cát kết hạt thô, sạn kết, bột kết phân lớp.

Chiều dày trung bình của tầng chứa nước này là 71m. Tầng chứa nước xếp vào diện tương đối giàu nước. Nước trong tầng vận động không áp, nguồn cung cấp là nước mưa, nước từ các tầng chứa nước khác, thoát qua sông suối và các điểm lộ trong vùng.

2) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Trias hệ tầng Văn Lãng (T3 3): các trầm tích hệ tầng Văn Lãng phân bố với diện tích khá lớn ở Đông Nam tỉnh thuộc các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên với diện tích 648 km2. Thành phần thạch học bao gồm cát kết hạt thô đến nhỏ phân lớp dày, bột kết nâu đỏ. Chiều dày trung bình của tầng chứa nước này là 45m, mực nước tĩnh dao động từ 3m 4m.

Dựa vào đặc điểm thạch học và kết quả khảo sát xếp tầng này vào tầng chứa nước trung bình. Nước dưới đất vận động dưới dạng áp lực yếu. Mực nước trong tầng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí tượng. Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa, nước trên mặt và các tầng trên xuống. Nước trong tầng có xu hướng thoát qua các sông suối cắt qua tầng và qua các điểm lộ.

3) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Trias hệ tầng Hòn Gai (t32): Hệ tầng lộ ra tại rìa phía nam tỉnh ở các huyện Lục Nam và Sơn Động với diện tích 82 km2. Thành phần thạch học gồm cuội kết, sỏi kết chuyển lên trên là cát kết, bột kết và sét than. Theo các kết quả điều tra, khảo sát trước đây và thành phần thạch học có thể xếp vào tầng chứa nước tương đối giàu nước. Nước trong tầng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí tượng.

Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa và nước trên mặt và các tầng trên xuống, miền thoát qua mạng xâm thực địa phương, sông suối trong vùng.

4) Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng Mẫu Sơn (t31): Tầng chứa nước này phân bố ở Lục Nam, Lục Ngạn với diện tích 1189 km2. Thành phần thạch học chủ yếu gồm: bột kết xen kẹp sét kết,

50

cát kết hạt trung mịn, mầu xám trắng, nâu gụ. Chiều sâu phân bố đới nứt nẻ chứa nước từ 3,5 - 104m. Chiều dày trung bình 64,8m. Mực nước tĩnh giao động từ 1m 5m. Qua kết quả khảo sát có thể xếp vào tầng giàu nước. Nước dưới đất vận động dưới dạng áp lực yếu. Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt và các tầng trên thấm xuống, miền thoát chảy ra các sông suối cắt qua tầng này.

5) Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ Trias hệ tầng Nà Khuất (t2): trong vùng nghiên cứu, hệ tầng này phân bố ở phía Bắc và phía Đông Nam tỉnh Bắc Giang với diện tích khoảng 291 km2. Thành phần thạch học gồm: cát kết màu lục phớt hồng xen bột kết phân dải dày, bột kết màu nâu tím chứa hóa đá. Chiều dày tầng trung bình tầng chứa nước 60m.

Tầng tương đối giàu nước. Nước dưới đất vận động dưới dạng áp yếu. Nước trong tầng có quan hệ chặt chẽ với yếu tố khí tượng. Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt và các tầng trên xuống, miền thoát chảy ra các sông suối cắt qua tầng này.

6) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Pecmi thống thượng hệ tầng Bãi Cháy (p2): hệ tầng phân bố trong tỉnh dưới dạng 3 chỏm nhỏ tại phía Nam huyện Yên Dũng với tổng diện tích khoảng 0,5 km2. Thành phần thạch học gồm đá vôi loang lổ, bột kết, cát kết, silic xen thấu kính sét than và cuội kết. Đây là tầng nghèo nước. Nguồn cấp cho tầng chủ yếu là nước mưa, nước trên mặt và các tầng trên xuống. Nước trong tầng có xu hướng thoát qua mạng xâm thực địa phương và các tầng bên dưới.

7) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Devon hạ loạt Sông Cầu (d1): Tầng chứa nước lộ ra ở phía tây bắc tỉnh tại khu vực huyện Yên Thế với diện tích khoảng 5,5km2. Thành phần thạch học chủ yếu là các trầm tích lục nguyên – carbonat, đá phiến sét vôi phớt tím, nâu đỏ. Theo các kết quả đánh giá trước đây và thành phần thạch học có thể xếp loại vào tầng nghèo nước.

51

8) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Ordovic, thống thượng – hệ Silur hệ tầng Tấn Mài (o3-s1): Tầng chứa nước phân bố ở ranh giới phía nam huyện Lục Nam với diện tích khoảng 1km2. Thành phần thạch học đặc trưng của hệ tầng là các trầm tích lục nguyên biến chất yếu, phần dưới hạt lớn, phần trên hạt nhỏ. Nước trong tầng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí tượng.

Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa và nước trên mặt và các tầng trên xuống, miền thoát qua mạng xâm thực địa phương, sông suối trong vùng.

9) Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên hệ Cambri thống thượng hệ tầng Thần Sa (ε3): tầng chứa nước này phân bố ở phía bắc huyện Yên Thế với diện tích khoảng 93 km2. Thành phần thạch học bao gồm các đá phiến sét màu xám đen, cát kết hạt vừa, cát kết dạng quarzit. Theo các kết quả đánh giá trước đây có thể xếp loại vào tầng nghèo nước.

* Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước

1) Tầng cách nước qp hệ tầng Vĩnh Phúc: thành tạo này chủ yếu gồm các trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc phân bố ở rìa phía bắc các vùng Nhã Nam, Lạng Giang, Lục Ngạn với diện tích khoảng 354km2. Thành phần thạch học chủ yếu là sét, sét pha cát màu tím loang lổ, dẻo dính. Kết quả khảo sát tại một số giếng khoan tay và giếng đào của nhà dân cho thấy mực nước tĩnh tương đối nhỏ, dao động từ 1,0- 2,0m. Lưu lượng khai thác về mùa mưa đủ nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt của gia đình từ 6-8 người, mùa khô các giếng thường bị cạn không đáp ứng đủ cho gia đình ăn uống và sinh hoạt.

2) Tầng chứa nước yếu các trầm tích lục nguyên hệ Ordovic, thống thượng – hệ Silur hệ tầng Tấn Mài (o3-s1): Tầng chứa nước phân bố ở ranh giới phía nam huyện Lục Nam với diện tích khoảng 1km2. Thành phần thạch học đặc trưng của hệ tầng là các trầm tích lục nguyên biến chất yếu, phần dưới hạt lớn, phần trên hạt nhỏ. Nước trong tầng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí tượng. Nguồn cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt và các tầng trên xuống, miền thoát qua mạng xâm thực địa phương, sông suối trong vùng.

52

3) Tầng chứa nước yếu các trầm tích lục nguyên hệ Cambri thống thượng hệ tầng Thần Sa (ε3): tầng chứa nước này phân bố ở phía bắc huyện Yên Thế.

2.2.4. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được sử dụng cho nhiều mục đích đa dạng, trong đó khai thác, sử dụng cho mục đích nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Theo kết quả điều tra thống kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước năm 2011 thì tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:

2.2.4.1. Khai thác, sử dụng cho cho nông nghiệp

Toàn tỉnh có 1.286 công trình khai thác sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp (gồm: hồ chứa 344 công trình, trạm bơm 797 công trình và đập dâng 145 công trình), lưu lượng khai thác khoảng 5.762.555m3/ngày (hồ chứa:

2.367.276m3/ngày; trạm bơm 3.165.187 m3/ngày và đập dâng 230.092 m3/ngày).

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp công trình khai thác nước cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

STT Huyện/Thành ph

Tổng Hồ chứa Trạm bơm Đập dâng

S lượng

Lưu lượng, m3/ngày

S lượng

Lưu lượng, m3/ngày

S lượng

Lưu lượng, m3/ngày

S lượng

Lưu lượng, m3/ngày

1 Bắc Giang 27 188.679 27 188.679

2 Hiệp Hòa 153 414.228 5 3.498 138 380.223 10 30.507 3 Lạng Giang 225 261.334 80 12.575 129 248.759 16 - 4 Lục Nam 169 1.854.423 66 1.380.079 95 444.628 8 29.716 5 Lục Ngạn 147 647.540 60 503.715 87 143.825

6 Sơn Động 136 417.976 84 308.896 52 109.080

7 Tân Yên 102 325.541 20 23.838 76 292.263 6 9.440

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch phân bổ và đề xuất biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tỉnh bắc giang (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)