5. N ỘI DUNG LUẬN VĂN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG 1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, phía Bắc
32
giáp Lạng Sơn, phía Đông giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía Nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương.
Toạ độ địa lý: 21°16′29″ vĩ độ Bắc.
106°12′06’’ kinh độ Đông.
Theo niên giám thống kê năm 2010 toàn tỉnh Bắc Giang, có diện tích khoảng 3.841,57 km2, với 10 huyện, thành phố (thành phố Bắc Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên và Yên Thế), có 230 xã, phường, thị trấn.
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí địa lý vùng quy hoạch 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Bắc Giang có 3 kiểu địa hình chủ yếu gồm:
- Địa hình vùng núi phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đây là vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh, sườn dốc với các đỉnh cao, thấp khác nhau và các thung lũng giữa núi, hoặc các bãi bồi ven sông, là phần lãnh thổ Bắc Giang
33
tiếp giáp với dãy núi Yên Tử - tỉnh Quảng Ninh và vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên. Độ cao trung bình từ 300-400m, đỉnh cao nhất là núi Bảo Đài thuộc dãy Yên Tử cao 1.086m (phần giáp ranh với huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), độ dốc phần lớn trên 25PoP.
- Địa hình đồi thấp được phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên tập trung nhiều ở huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Đây là vùng núi có địa hình lượn sóng, đồi bát úp, cao dần về hướng Bắc và Đông Bắc, chuyển tiếp sang dạng địa hình vùng núi, có độ chia cắt trung bình, độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 80 - 120 m, độ dốc từ 8 - 15o.
- Địa hình đồng bằng thường được phân bố thành các dải hẹp dọc ven sông suối và ở các thung lũng, xen các đồi thấp, núi ở các huyện và thành phố Bắc Giang, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 15 - 25m, độ dốc thường dưới 8PoP.
2.1.1.3. Đặc điểm khí tượng, khí hậu
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, thời tiết giá lạnh, khô hanh và ít mưa, mùa Hạ nóng bức, độ ẩm cao, mưa nhiều, thường có gió Đông Nam từ biển Đông thổi tới.
Theo tài liệu thống kê của các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (thành phố Bắc Giang, Hiệp Hòa, Chũ và Sơn Động) khí hậu các khu vực tỉnh Bắc Giang có những đặc điểm chính sau đây:
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm trên toàn tỉnh đạt 23,5PoPC. Năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 1998, nhiệt độ trung bình đạt 24,2P oPC; năm có nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 1996, nhiệt độ trung bình đạt 22,8P oPC.
Nhiệt độ trung bình tháng biến đổi từ thấp nhất 16,5PoPC (tháng 1) đến cao nhất 29,5PoPC (tháng 7). Theo không gian, nhiệt độ cao nhất đo được tại
34
Hiệp Hòa đạt 23,9PoPC và thấp nhất tại Sơn Động đạt 22,8P oPC.
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại các trạm khí tượng (giai đoạn 1994-2009) (P0PC)
Tên trạm Tháng TB
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tp. Bắc
Giang 16,5 18,4 20,1 23,8 27,2 28,8 29,3 28,6 27,4 24,8 20,3 17,6 23,5 Hiệp Hòa 16,3 17,2 19,5 23,5 28,1 28,8 29,5 28,5 27,0 24,8 20,5 16,9 23,4 Lục Ngạn 12,8 15,7 16,3 22,1 25,7 26,0 27,8 28,0 26,1 22,4 18,2 12,5 21,1 Sơn Động 12,3 14,9 15,6 21,7 25,3 26,2 27,5 28,1 26,2 22,0 17,5 12,2 20,8 TB. tháng 14,4 16,2 17,8 22,7 26,8 27,5 28,6 28,2 26,6 23,4 19,1 14,7 22,2 Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia
b. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm ở tỉnh Bắc Giang khoảng 81,5%, mùa mưa độ ẩm cao khoảng 80 ÷ 85%, mùa khô khoảng 77 ÷ 78%.
Bảng 2.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)Trạm Bắc Giang giai đoạn 2000 – 2010
Năm Tháng TB
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2000 79 82 87 85 85 83 82 85 82 84 76 76 82 2005 79 84 83 85 83 83 82 86 81 78 82 71 81 2009 75 86 84 87 84 81 83 82 83 81 70 77 81 2010 83 81 81 87 86 81 81 88 86 74 75 81 82 TB 79 83.3 83.8 86 84.5 82 82 85.3 83 79.3 75.8 76.3 81.5 Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Giang
c. Mưa
Tổng lượng mưa trung bình toàn vùng 1.526,7mm, Tổng lượng mưa trung bình các tháng mùa mưa 1244.85mm, tổng lượng mưa trung bình các tháng mùa khô 239,4mm.
35
d. Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm trên toàn tỉnh đạt 1073,2mm, cao nhất (năm 2009) đạt 1108,7mm, thấp nhất (năm 2006) đạt 990,5mm. Lượng bốc hơi biến đổi theo tháng, từ cao nhất 132mm (tháng 7) đến thấp nhất 7,9mm (tháng 2). Theo không gian, lượng bốc hơi cũng giảm dần từ vùng đồng bằng chuyển sang miền núi cao.
Bảng 2.3: Lượng bốc hơi trung bình tháng Trạm Bắc Giang (giai đoạn 2004-2009) (mm)
Năm Tháng
Tổng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2004 62,1 67,5 65,3 78,9 112,0 122,0 111,0 83,4 76,6 129,5 98,8 74,3 1.081,4 2003 64,1 77,0 65,0 68,0 122,0 102,0 123,1 85,4 76,0 91,5 93,8 64,3 1.032,2 2004 63,5 67,8 75,3 69,9 104,0 112,3 132,1 82,4 76,3 119,5 98,5 81,3 1.082,9 2005 63,5 67,2 65,3 67,9 112,0 111,5 111,5 85,4 77,7 99,4 96,8 87,4 1.045,6 2006 61,8 7,9 68,3 88,9 92,0 113,1 131,7 86,0 78,7 99,8 98,0 64,3 990,5 2007 65,5 67,0 65,3 68,0 111,0 114,2 124,0 87,7 76,2 109,5 99,8 84,0 1.072,2 2008 64,0 67,1 65,2 69,9 105,0 111,8 122,0 87,1 76,0 99,1 98,1 85,3 1.050,6 2009 64,2 67,3 66,1 75,9 112,0 121,2 128,0 87,5 76,1 121,3 108,8 80,3 1.108,7 TB 65,8 67,2 66,7 70,9 121,1 111,8 112,1 82,7 89,0 100,8 99,6 85,5 1.073,2
Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia e. Gió
Hướng gió chủ đạo trong năm được phân chia theo 2 mùa: mùa Hè theo hướng Đông - Nam, từ tháng 4-10, tốc độ gió trung bình 2m/s; mùa Đông theo hướng Đông - Bắc, từ tháng 11- 3 năm sau, tốc độ gió trung bình 1,9m/s.
Tốc độ gió lớn nhất đạt 28m/s, được tạo ra bởi các trận bão xa.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số
Năm 2010 dân số toàn tỉnh có 1.565.656 người (số dân đô thị khoảng 150.861 người, nông thôn khoảng 1.414.795 người), trong đó có 27 dân tộc,
36
chủ yếu là dân tộc Kinh. Tỷ lệ tăng dân số của tỉnh ở mức trung bình 1,01%.
Bảng 2.4: Tổng hợp dân số trên toàn tỉnh Bắc Giang
TT Huyện/Thành phố Dân số năm 2010 (người)
Tổng Đô thị Nông thôn
Tổng cộng 1.565.656 150.861 1.414.795
1 Thành phố Bắc Giang 147.072 69.676 77.396
2 Lục Ngạn 213.358 5.356 208.002
3 Lục Nam 186.265 8.371 177.894
4 Sơn Động 200.338 11.157 189.181
5 Yên Thế 207.388 6.886 200.502
6 Hiệp Hòa 69.112 8.042 61.070
7 Lạng Giang 159.018 8.138 150.880
8 Tân Yên 160.110 15.085 145.025
9 Việt Yên 127.885 11.125 116.760
10 Yên Dũng 95.110 7.025 88.085
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang,
2.1.2.2. Nông nghiệp
Bắc Giang là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của tỉnh. Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 384.157,63ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 272.913,31ha.
Bảng 2.5 : Bảng diện tích đất nông nghiệp
STT Loại đất Tổng cộng (ha)
1 Đất nông nghiệp 272.913,31
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 126.982,82
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 78.316,92
1.1.1.1 Đất trồng lúa 71.258,66
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 357,50
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 6.700,76
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 48.665,90
1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 140.192,44
37
STT Loại đất Tổng cộng (ha)
1.2.1 Rừng sản xuất 105.926,89
1.2.2 Rừng phòng hộ 20.492,17
1.2.3 Rừng đặc dụng 13.773,38
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 5.553,17
1.4 Đất làm muối -
1.5 Đất nông nghiệp khác 184,88
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang,
Chăn nuôi là thế mạnh của các tỉnh miền núi, vài năm gần đây chăn nuôi của Bắc Giang đã có bước chuyển dần theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tăng quy mô hàng hóa trong cơ cấu phát triển. Năm 2005 giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 1.456.967 triệu đồng, năm 2010 đạt giá trị 5.642.398 triệu đồng. Tổng số đàn gia súc, gia cầm trên toàn tỉnh khoảng 16,8 triệu con (trâu 83,6 triệu con, bò hơn 150 nghìn con, lợn 1,1 triệu con và gia cầm khoảng 15,4 triệu con).
Bảng 2.6: Số lượng gia súc, gia cầm phân theo huyện, thị năm 2010
TT Huyện Tổng Trâu (con) Bò (con) Lợn (con) Gia cầm (con) Tổng 16.820.994 83.660 150.985 1.162.349 15.424.000
1 Bắc Giang 152.228 108 2.229 26.891 123.000
2 Hiệp Hòa 1.654.399 4.275 6.494 136.630 1.507.000
3 Lạng Giang 1.765.155 9.101 11.206 123.848 1.621.000
4 Lục Nam 516.897 15.388 2.238 54.271 445.000
5 Lục Ngạn 4.675.700 21.670 4.902 80.128 4.569.000
6 Sơn Động 1.939.704 14.011 34.940 137.753 1.753.000
7 Tân Yên 1.705.359 5.876 23.922 181.561 1.494.000
8 Việt Yên 2.378.352 2.091 27.543 195.718 2.153.000
9 Yên Dũng 1.149.090 2.180 21.961 146.949 978.000
10 Yên Thế 884.110 8.960 15.550 78.600 781.000
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Bắc Giang,
Về lâm nghiệp giá trị sản xuất năm 2010 ngành Lâm nghiệp đạt 275,6 tỷ đồng, chiếm 2,24% tổng giá trị sản xuất ngành Nông, Lâm, Thuỷ sản năm
38
2010, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2005. Diện tích rừng có xu hướng giảm từ năm 2000-2005 và tăng dần từ 2005-2010. Năm 2000 độ che phủ của rừng là 20,6 nghìn ha, năm 2005 giảm còn 15,4 nghìn ha, đến năm 2010 tăng lên là 23,6 nghìn ha.
Về thủy sản, toàn tỉnh có gần 8.858 ha mặt nước được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi cả khoảng 8.686ha, diện tích nuôi thủy sản hỗn hợp khoảng 8ha và diện tích ươm nuôi thủy sản khoảng 164ha.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt được gần 22.178 tấn (trong đó khai thcs khoảng 4.310 tấn và nuôi trồng khoảng 17.868 tấn) (tăng 2,5% so với năm 2005), năng suất bình quân đạt 2,0 - 2,5 tấn/ha/năm.
Bảng 2.7: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Bắc Giang
TT Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
sản Đơn vị Năm 2005 Năm
2009 Năm 2010
Tổng ha 5.008 8.513 8.858
1 Diện tích nước ngọt ha
2.1 Nuôi cá ha 4.920 8.327 8.686
2.2 Nuôi tôm ha
2.3 Nuôi hỗn hợp thủy sản khác ha 16,5 8
2.4 Ươm, nuôi giống thủy sản ha 88.000 170 164
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Bắc Giang,
2.1.2.3. Công nghiệp
Công nghiệp Bắc Giang có những tiềm năng và thế mạnh phát triển, nhất là phát triển công nghiệp phân bón - hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí lắp ráp, chế tạo và công nghiệp may mặc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 9.839.290 tỷ đồng tăng gấp 4,22 lần so với năm 2005.
39
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thực tế (tỷ đồng)
TT Hạng mục Năm
2000
Năm 2005
Năm 2009
Năm 2010
Tổng số 568.100 2.334.244 6.661.019 9.839.290
1 Kinh tế Nhà nước 369.158 999.552 1.538.027 2.042.266
a Trung ương 298.711 963.859 1.492.761 1.984.430
b Địa phương 70.447 35.693 45.266 57.836
2 Kinh tế ngoài Nhà nước 196.663 1.080.430 3.879.982 4.839.692
a Tập thể 10.907 56.349 106.649 125.306
b Tư nhân 1.312 12.637 44.636 57.873
c Cá thể 172.751 341.367 927.417 126.284
d Hỗn hợp 11.693 670.077 2.801.280 4.530.229
3 Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài
2.279 254.262 1.243.010 2.957.332
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang,
- Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp: Năm 2010, toàn tỉnh có 1849 doanh nghiệp hoạt động công nghiệp. Trong đó: có 39 doanh nghiệp nhà nước, 1794 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 16 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại 54.046 là hộ kinh doanh cá thể.
- Số lượng khu, cụm công nghiệp: trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 6 khu công nghiệp đã được phê duyệt. Trong đó có: 3 KCN đã đi vào hoạt động (Khu công nghiệp Đình Trám; Song Khê- Nội Hoàng, Quang Châu) và 03 KCN đã được phê duyệt chi tiêt (Vân Trung, Việt - Hàn, Châu Minh - Mai Đình) và 32 cụm, điểm công nghiệp khác.
2.1.2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang luôn duy trì ổn định ở mức cao so với các tỉnh trong vùng Đông Bắc, đạt bình quân cả giai đoạn 2001-2005 là 8,35%, giai đoạn 2006-2010 là 9% và năm 2010 tăng 9,3%
so với năm trước. Chỉ số tăng trưởng khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ năm 2010 tương ứng là 3,2%, 1,6% và 9,1%.
40
GDP năm 2010 của Bắc Giang đạt mức cao 6.081 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 3.439 tỷ đồng so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2010 là 8,69%.
Năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 12,05 triệu đồng/người (theo giá hiện hành) cao hơn 1,03 lần so với năm 2009.
2.1.2.5. Định hướng phát triển của một số ngành, lĩnh vực
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2020, phương hướng phát triển của một số nghành
a. Phát triển công nghiệp, xây dựng
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 21% giai đoạn 2006 - 2010, đạt 18% giai đoạn 2011 - 2015 và đạt khoảng 14,5% giai đoạn 2016 - 2020. Đưa Bắc Giang từ một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu;
Tập trung cao độ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động. Xác định khu công nghiệp, cụm công nghiệp là địa bàn kinh tế quan trọng, tập trung phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị và dịch vụ;
Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 350 - 500 triệu đô la Mỹ vào năm 2020; đưa tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 8,86% lên gần 22% vào năm 2020;
b. Phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân khoảng 4% năm giai đoạn 2006 - 2010, đạt 3,8% năm giai đoạn 2011 - 2015 và 3,5% năm giai đoạn 2016 - 2020;
Bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát triển nhóm cây, con có thế mạnh là “4 cây (cây ăn quả, cây
41
lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày), 2 con (lợn và bò)”; nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích canh tác, phấn đấu đạt khoảng 45 triệu đồng vào năm 2020. Tỷ suất hàng hóa nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 40%, giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 50%;
Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 45% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt còn chiếm khoảng 49% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 6% trong cả giai đoạn 2006 - 2020;
Lâm nghiệp: xây dựng lâm phận ổn định theo 3 loại rừng, phấn đấu đưa cơ cấu của ngành chiếm khoảng 3% trong tổng GDP vào năm 2020; dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 145.974,7 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng giữ ổn định ở mức 15.411,3 ha, rừng phòng hộ 18.803 ha và rừng sản xuất 111.760,4 ha.
Thủy sản phấn đấu đến năm 2020, khai thác 90% tổng số diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản (gần 13 nghìn ha). Áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản đạt 25 đến 30 tạ/ha theo hình thức nuôi trồng công nghiệp và bán công nghiệp. Nâng tổng sản lượng cá nuôi toàn Tỉnh đạt 25 - 30 nghìn tấn vào năm 2010 và đạt 38 - 40 nghìn tấn vào năm 2020. Đưa tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thuỷ sản đạt khoảng 15%/năm c. Phát triển các ngành dịch vụ
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 vào khoảng 9,9%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 khoảng trên 12% và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 13,6%. Tập trung phát triển các ngành thương mại dịch vụ, du lịch để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng; ưu tiên phát triển các ngành thương mại, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản và du lịch. Trong đó, hướng mạnh nền kinh tế vào hoạt động xuất khẩu với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 15 - 16%/năm giai đoạn 2006 - 2020
42
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BẮC GIANG