ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY HO ẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch phân bổ và đề xuất biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

5. N ỘI DUNG LUẬN VĂN

2.3. ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY HO ẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Dựa trên các đánh giá về tài nguyên nước, hiện trạng kinh tế xã hội, định hướng phát triển các ngành và tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh, sự phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh có những vấn đề sau:

2.3.1. Lượng mưa và tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và thời gian

- Phân bố nguồn nước mưa: Lượng nước mưa đến lưu vực biến đổi rất mạnh theo không gian, lượng mưa lớn nhất tập trung tại khu vực tâm mưa Ba Chẽ (khu vực giáp với tỉnh Quảng Ninh) do ảnh hưởng của địa hình. Biểu thị qua bản đồ đẳng trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm XR0Rcủa toàn tỉnh.

- Phân bố nguồn nước mặt: Bắc Giang có mạng lưới sông, suối khá dày, tuy nhiên nguồn nước đến chủ yếu tập trung ở khu vực dòng chính của 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Lục Nam và sông Thương, có lưu lượng dòng chảy ổn định. Các sông, suối ở các vùng có địa hình dốc, hoặc chiều dài ngắn thường cho dòng chảy không ổn định (dòng chảy nhỏ hoặc không có dòng chảy vào mùa kiệt).

- Lượng nước phân bố không đều theo thời gian:

+ Lượng mưa bình quân năm trên địa bàn tỉnh trong khoảng 1.100mm đến 1.700mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng mùa mưa, chiếm 75-85% lượng mưa cả năm.

+ Dòng chảy mùa kiệt thường từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chiếm 20%-25% tổng lượng dòng chảy năm do chế độ mưa phân bố trong năm không đều. Lưu lượng kiệt nhất thì có thể xảy ra vào bất kỳ tháng nào trong mùa khô. Môduyn dòng chảy kiệt nhỏ nhất trên toàn lưu vực ở mức dưới 1l/s.kmP2P các điểm đo trong lưu vực tới cao nhất là Thác Riềng trên sông Cầu đạt xấp xỉ 3l/s.kmP2Pđiều này chứng tỏ có năm cực kỳ khan hiếm nguồn nước

56

trong mùa kiệt đó là những năm không mưa kéo dài nhiều ngày liên tục trong các tháng mùa kiệt và hạn hán đã xảy ra rất nghiêm trọng. Do vậy, khả năng khai thác nguồn nước mặt nếu đánh giá theo thời gian trong năm thì mùa mưa thừa nước và mùa khô thường xuất hiện tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực.

2.3.2. Vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt

Trong các ngành sử dụng nước, sử dụng nước cho nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Nước mưa là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong năm từ tháng 4 – 10 hầu như không cần phải sử dụng đến hệ thống cấp nước tưới thủy lợi. Tuy nhiên giữa mùa khô lượng mưa không đáng kể việc cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp hầu như trông chờ vào nguồn nước mặt từ hệ thống sông suối, ao, hồ và các công trình thủy lợi. Một số khu vực thiếu nguồn nước mặt vào các tháng mùa khô nhân dân địa phương phải sử dụng nước giếng khoan để tưới cho cây ăn quả và rau màu như: Lục Ngạn, Yên Thế..

2.3.3. Chuyển nước giữa các vùng thông qua hệ thống thủy lợi

Trên địa bàn tỉnh có hồ chứa lớn là hồ Cấm Sơn khai thác nguồn nước sông Hóa với các thông số chính: Flv = 378,4 km2, W = 248 triệu m3, Hbt = 66,5 m, Whi = 227,5 triệu m3, Hc = 57 m tương ứng Wc = 20,5 triệu m3.

Hiện tại hồ Cấm Sơn chỉ làm nhiệm vụ tưới thuần túy cung cấp nước tưới cho hạ lưu sông Thương và chuyển nước sang sông Lục Nam qua hệ thống kênh tưới.

Hệ thống thủy lợi Thác Huống khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Cầu để cung cấp nước tưới cho khu vực hạ lưu sông Cầu và chuyển nước sang cho khu vực sông Thương để cung cấp nước tưới qua hệ thống kênh mương. Với việc khai thác nước và chuyển nước chéo nhau giữa các

57

khu vực thì đây là nội dung quan trọng cần phải xem xét trong việc phân bổ nguồn nước trên địa bản tỉnh.

2.3.4. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực lớn đến nguồn nước Tốc độ phát triển công nghiệp trên đia bàn tỉnh kéo theo sẽ hình thành các khu dân cư tập trung và phát triển hệ thống các đô thị trong tương lai sẽ là những áp lực lớn đối với nguồn nước trên địa bàn tỉnh, nhu cầu sử dụng nước tại một số khu vực sẽ tăng lên đáng kể...

Theo Quy hoạch công nghiệp tỉnh Bắc Giang thì đến năm 2020 có 11 KCN với tổng diện tích khoảng 2.509,7ha và khoảng 60 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.341ha, trong đó tập trung chủ yếu tại một số khu vực của thành phố Bắc G iang; huyện Việt Yên ; huyện Yên Dũng ; huyện Lạng huyện Tân Yên và một số khu vực của huyện Việt Yên, Hiệp Hòa. Bên cạnh đó đến năm 2020 Bắc Giang sẽ hình thành nhiều hệ thống đô thị như chùm đô thị trung tâm được phát triển dọc theo quốc lộ 1A, dọc quốc lộ 37, quốc lộ 31 trong đó có thành phố Bắc Giang, khu công nghiệp Đình Trám- Bích Động, các thị trấn; hệ thống đô thị phía đông và phía Tây cũng sẽ phát triển mạnh.

Điều này sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các hộ sử dụng nước, việc phân bổ nguồn nước cần được xem xét hợp lý và hài hòa với các mục đích sử dụng.

2.3.5. Sự suy giảm tài nguyên nước ngày càng gia tăng

Sự suy giảm nguồn nước đang diễn ra nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước nghèo và các nước đang phát triển như Việt Nam. Nguyên nhân của sự suy kiệt này do hai yếu tố gây nên: nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng và lượng nước đến trong thời kỳ kiệt có xu hướng giảm.

Phát triển KTXH, gia tăng dân số làm cho nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng nước theo đầu người ở các đô thị cũng sẽ tăng cả về số lượng lẫn chất lượng; dẫn đến chỉ số lượng nước đảm bảo trên đầu

58

người giảm liên tục theo thời gian.

Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng trực tiếp và ngày càng lớn đến sự an toàn về nguồn nước. Những năm có El-Nino, lượng mưa và lượng dòng chảy trong sông đặc biệt là trong mùa cạn thường bị giảm mạnh.

2.3.6. Công trình hạ tầng cơ sở, hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước xuống cấp.

Trên địa bàn tỉnh các công trình phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt đã được xây dựng từ lâu. Hiên nay các công trình này đã cũ và việc nâng cấp, việc sửa chữa, xây mới chỉ mang tính chắp vá, bên cạnh đó công tác quản lý khai thác của các công ty thủy nông, công ty cấp nước còn hạn chế.

Điều này làm cho các công trình hoạt động không hết công suất, tình trạng sử dụng nước lãng phí, làm cho việc cấp nước không được như thiết kế.

2.3.7. Phương thức khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hiệu quả Hiện nay, vấn đề khai thác hợp lý tài nguyên nước đã được quan tâm, tuy nhiên nước vẫn chưa được coi là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế. Vì vậy dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí, sử dụng không hợp lý và kém hiệu quả. Ví dụ cụ thể như trong sản xuất nông nghiệp, phương thức tưới tràn vẫn mang tính phổ biến.

Tóm lại, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và thời gian, nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, phương thức khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý, sự suy giảm nguồn nước bắt đầu diễn ra, hệ thống công trình xuống cấp… Các vấn đề này là những nội dung cần được giải quyết trong quy hoạch phân bổ tài nguyên nước. Vì vậy việc xây dựng phân bổ tài nguyên nước trong chương 3 sẽ phải tiến hành xây dựng các kịch bản phân bổ để đáp ứng các yêu cầu về quản lý, nhằm đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên nước.

59

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BẮC GIANG

Trong chương 1 và chương 2 của luận văn đã tiến hành phân tích để lựa chọn ra các công cụ tính toán phân bổ tài nguyên nước, các tồn tại trong phân bổ tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang. Trong chương 3, luận văn tiến hành xây dựng phân bổ tài nguyên nước sử dụng các công cụ đã lựa chọn.

3.1. TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch phân bổ và đề xuất biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tỉnh bắc giang (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)