Tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch phân bổ và đề xuất biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tỉnh bắc giang (Trang 51 - 54)

3 Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoà

2.2.2. Tài nguyên nước mặt

2.2.2.1. Đặc điểm sông suối

Theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về danh mục sông liên tỉnh và sông Nội tỉnh cho thấy tỉnh Bắc Giang có 7 sông suối liên tỉnh (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đinh Đèn,...) và 48 sông nội tỉnh và được phân bố ở 3 hệ thống sông chủ yếu sau.

- Sông Cầu: Bắt nguồn từ dãy núi cao khoảng 1000m ở tỉnh Bắc Cạn chảy qua ranh giới Bắc Giang, Hà Nội và Bắc Ninh, đến Phả Lại nhập với sông Thái Bình. Sông có chiều dài 290km, chảy qua tỉnh Bắc Giang 106km, với diện tích lưu vực khoảng 6000km2.

- Sông Thương: Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi có cao độ từ 500÷700m của huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, chảy xuyên qua tỉnh Bắc Giang đến gần Phả Lại nhập với sông Cầu. Sông có chiều dài 157km, diện tích lưu vực là 3.600km2.

43

Đình Lập tỉnh Lạng Sơn với chiều dài 175km. Sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và nhập với sông Thương tại ngã ba Nhón tại khu vực ranh giới huyện Yên Dũng và Lục Nam.

- Đặc điểm ao, hồ tự nhiên: Ngoài sông suối, Bắc Giang còn 489 hồ chứa và đập dâng (hồ chứa 344 công trình và đập dâng 145 công trình). Có một số hồ lớn như hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30km, nơi rộng nhất 7km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông trên 20 tuổi.

2.2.2.2. Tài nguyên nước mưa

Trên cơ sở các kết quả quan trắc lượng mưa tại 38 trạm khí tượng và đo mưa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và vùng phụ cận cho thấy:

Lượng mưa phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thuộc loại trung bình nhưng không đồng đều theo không gian, biến đổi từ 1.100 mm đến 1.700 mm. Toàn tỉnh có lượng mưa trung bình nhiều năm (X0) vào khoảng 1.400 mm/năm và tổng lượng nước mưa trên toàn tỉnh là 5,34 tỷ m3 mỗi năm. Với tổng lượng nước mưa trên thì bình quân là 1,39 triệu m3/km2.năm. Lượng nước mưa đến lưu vực biến đổi rất mạnh theo không gian, lượng mưa lớn nhất tập trung tại khu vực tâm mưa Ba Chẽ (khu vực giáp với tỉnh Quảng Ninh) do ảnh hưởng của địa hình.

Lượng mưa tại Bắc Giang phân bố không đều theo thời gian. Qua thống kê thấy rằng lượng mưa trong tỉnh phân bố không đều và được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V - IX, tuy nhiên cũng có năm mưa sớm hoặc mưa muộn. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80 - 85% tổng lượng mưa năm, riêng 2 tháng VII và VIII lượng mưa chiếm tới 55 - 70%. Mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau, chiếm

44

khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa năm. Trong mùa này thường là mưa phùn, lượng mưa nhỏ, tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường rơi vào tháng I - II.

Bảng 2.9: Bảng lượng mưa tháng và năm tại các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và khu vực lân cận giai đoạn (1996-2011)

TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 1 Lục Ngạn 23,8 22,1 47,2 89,3 180,2 217,0 233,9 215,0 169,3 49,9 49,0 22,0 1318,7 2 Hữu Lũng 27,3 22,0 63,7 102,7 174,7 234,3 270,0 262,2 161,5 67,8 37,2 21,8 1445,0 3 Hiệp Hòa 26,6 23,4 64,7 77,6 187,6 274,7 258,9 266,6 154,1 104,5 54,6 27,7 1521,1 4 Đình Lập 26,8 21,9 50,4 78,2 168,1 232,5 294,4 271,2 225,4 76,4 61,4 17,9 1524,5 5 Bắc Giang 23,0 23,4 64,5 85,3 200,6 242,3 239,5 277,2 163,1 83,7 56,9 22,6 1482,1 6 Phổ Yên 18,7 15,6 61,8 76,8 194,7 281,6 280,4 267,1 147,2 94,9 41,9 20,6 1501,3 7 Phú Bình 21,6 17,2 65,6 91,0 222,5 272,4 288,5 251,1 153,1 87,8 50,8 23,0 1544,7 8 Bằng Mặc 37,2 24,2 73,2 93,0 199,0 246,3 258,7 241,7 127,1 59,9 41,3 28,1 1429,5 9 Cấm Sơn 18,0 12,9 49,9 86,7 170,2 204,3 231,2 196,5 138,7 42,1 32,8 12,6 1195,9 10 Chi Lăng 27,8 16,4 60,3 80,1 174,7 221,4 284,5 218,5 127,1 47,3 38,1 20,0 1316,4 11 Bảo Sơn 13,3 7,2 26,4 35,5 128,2 168,9 197,1 193,8 109,7 45,7 28,5 16,3 970,5 12 Khuân Thần 19,6 17,5 47,8 82,1 155,6 214,0 240,6 200,3 151,6 40,9 37,7 19,8 1227,6 13 Tân Sơn 7,9 11,0 39,8 70,7 120,4 210,0 255,8 220,0 107,5 44,9 24,3 12,3 1124,6 14 Tân Yên 14,1 13,8 45,5 76,3 171,3 241,8 203,8 255,4 128,0 69,8 46,4 16,3 1282,4 15 Việt Yên 20,3 22,0 56,5 70,1 200,8 249,5 242,2 303,4 135,5 93,3 71,1 35,5 1500,2 16 Yên Thế 18,0 14,4 59,9 77,4 189,3 260,8 263,3 238,4 147,8 78,7 51,0 21,0 1419,8 17 Quế Võ 17,6 16,2 45,3 46,8 160,0 236,2 238,9 231,9 150,7 94,0 52,6 13,9 1304,0 18 Yên Phong 14,1 16,9 45,4 64,1 141,0 267,5 263,8 251,2 146,2 109,6 53,1 21,4 1394,3 19 Ba Chẽ 22,9 18,8 53,1 96,6 196,3 302,4 430,6 330,2 229,2 88,9 30,9 18,2 1818,1 20 Bến Tắm 19,6 17,5 49,7 82,3 197,0 289,7 320,1 349,0 200,4 69,7 46,1 13,7 1655,0 21 Phả Lại 14,0 19,3 53,4 64,1 173,0 269,0 251,5 236,8 171,3 79,4 51,1 18,7 1401,5 22 Bắc Ninh 20,5 27,2 42,2 58,4 202,3 267,6 275,7 278,9 158,3 95,6 54,6 15,6 1496,9 23 Sơn Động 26,0 22,9 51,4 94,1 197,9 266,1 324,1 292,8 201,4 72,3 52,9 19,5 1621,3 24 Chí Linh 21,2 17,7 51,9 67,5 176,1 261,3 256,0 279,5 190,2 79,7 52,1 19,5 1472,5 25 Cẩm Đàn 16,6 12,9 40,6 85,4 173,1 226,0 237,2 254,6 205,5 58,6 39,7 11,0 1361,1

45 TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng quy hoạch phân bổ và đề xuất biện pháp bảo vệ tài nguyên nước tỉnh bắc giang (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)