Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 83 - 107)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.1.Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha

Bƣớc vào thời kì đổi mới, khi cuộc sống thật bộn bề, Ma Văn Kháng đã có nhiều trăn trở, suy tƣ. Điều trăn trở nhất của ông là làm sao mà miêu tả cho đƣợc dòng chảy trong trẻo giữa cuộc sống trong - đục hôm nay. Chính Ma Văn Kháng đã từng tâm sự: “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhƣờng và lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống”. Ta thấy, Ma Văn Kháng là nhà văn luôn trân trọng và hƣớng con ngƣời tới cái chân - thiện - mỹ, tới cội nguồn văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc. Có lẽ vì bắt nguồn từ cái đẹp nên nhà văn đã đem đến cho độc giả những tác phẩm mang tính hƣớng thiện, những giá trị đích thực của văn

chƣơng bằng giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha.

Ở tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, tác giả trần thuật theo ngôi thứ nhất để nhân

vật tự mình cảm nhận, tự mình bày tỏ một cách chân thành và cảm động những nỗi lòng sâu kín của mình qua sự trải nghiệm từ chính cuộc đời. Nhân vật trực tiếp bày tỏ những cảm xúc tƣơi xanh đƣợc tuôn trào từ chính trái tim đó lại là Duy. Cậu bé rất đa cảm, đang ở độ tuổi mới lớn, có những cảm nhận, những rung cảm rất tinh tế, giản dị và thánh thiện về cái đẹp trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Nhƣng nét nổi bật nhất vẫn là lời cảm tạ tha thiết của cậu bé Duy với bà nội. Lời biết ơn đó cứ ngân lên tha thiết nhƣ điệp khúc bất tận của tình yêu thƣơng, sự kính trọng. Những lời ghi ơn tạc dạ đó xuất phát từ trái tim, từ những tình cảm sâu sắc nhất của cậu bé gửi đến bà nên nó có một sức lay động đặc biệt. Ngƣời đọc cảm nhận thấy từng sợi dây tâm hồn của cậu bé đang run lên thổn thức những cung bậc trữ tình sâu lắng, thiết tha đƣợc chƣng cất từ đáy lòng của một ngƣời cháu đƣợc bà chăm chút cƣu mang từ tấm bé.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cảm nhận sâu sắc lòng hiếu thảo của bé Duy đối với ngƣời bà trong những ngày tháng sống côi cút. Và cũng bằng giọng điệu này, chúng ta thấy toát lên trƣớc hết từ chính tấm lòng biết ơn sâu nặng của ngƣời cháu đối với bà. Tấm lòng ấy đƣợc giãi bày qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh và những câu văn hài hòa cân bằng dòng cảm xúc tƣơi nguyên. Nhà văn đã huy động lƣợng ngôn từ giàu tính biểu cảm và những minh chứng cụ thể, sống động, thuyết phục về sự hi sinh vô bờ bến của bà để tạo ra những dòng văn thấm đẫm tình ngƣời. Đặc biệt là đoạn văn: “Ơn bà mãi mãi cháu để hai vai…bà đã che chở cƣu mang chúng cháu bằng tình thƣơng yêu…[24, tr. 288 - 289]. Ma Văn Kháng đã liên tiếp đƣa ra những định nghĩa về bà với những mĩ từ tuyệt diệu nhất. Cái đẹp trong cách định nghĩa đƣợc thăng hoa dần dần. Ban đầu, định nghĩa về bà đƣợc gắn với những đặc điểm chỉ tính cách nổi trội: “là sự nhẫn nhịn”, “là lòng hỉ xả”, “là tuyết sạch giá trong”, “là tình thƣơng”, “là lẽ phải”, “là sự cứng cỏi, kiên trinh”...Tiếp đến, định nghĩa về bà càng trở nên khái quát, huyền ảo, diệu kỳ hơn. Bà bây giờ đƣợc gắn với một thế giới ao ƣớc của muôn đứa trẻ trên đời: “là cổ tích” với bao nhân vật đi vào huyền thoại của tấm lòng cứu nhân độ thế: “là mụ đỡ nâng”, “là Phật bà”, “là cô tiên giáng trần”... Giọng văn càng lúc càng đắm say trong những suy tƣ dạt dào của Duy về ngƣời bà. Điệp từ “bà là” nhƣ lời khẳng định về nỗi nhớ khôn nguôi của ngƣời cháu hƣớng về ngƣời bà đã đi xa nhƣng mãi mãi gắn bó với cậu bé từ huyết mạch, từ cội nguồn thiêng liêng của những giá trị đạo đức truyền thống và những giá trị văn hoá của muôn đời nay.

Bên cạnh tình yêu thƣơng, kính trọng bà, trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời

còn có khá nhiều đoạn văn thể hiện niềm hạnh phúc ngập tràn của Duy trƣớc sự lớn khôn và mạnh mẽ của em Thảm đã phải trải qua những tình cảm éo le trong cuộc đời. Tiêu biểu là đoạn văn thể hiện niềm vui sƣớng, sự xúc động rƣng rƣng của Duy khi đƣợc đón nhận nụ cƣời tƣơi rói và những câu chuyện hồn nhiên của Thảm sau một ngày phấp phỏng đón chờ em gái đi học về: “Ôi, cái Thảm, em gái tôi! Nó đã đi học!… nó là mầm non tƣơi xanh, hồn nhiên mạnh mẽ nhƣ chính sức sống của tự nhiên. Trƣờng học đã mở mang trí khôn cho nó. Các cô giáo vun xới những tình cảm đạo đức, nếp sống tốt đẹp mà bà tôi từ lúc bế ẵm đã gieo hạt vào tâm hồn nó. Chẳng ngày nào là nó không có chuyện kể về lớp học, cô giáo, bạn bè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nó. Rõ ràng là nó sống dồi dào, phong phú hơn tôi hồi đó” [24, tr. 269]. Cảm xúc của nhân vật thực sự bung nở trào ra hòa nhập vào từng câu chữ tạo ấn tƣợng đẹp trong lòng ngƣời đọc.

Còn trong Chuyện của Lý, bên cạnh những câu chuyện rất buồn với bao nỗi ngặt

nghéo về nhân tình thế thái mà những nhân vật nhƣ mẹ Lý, bố Khánh, bố dƣợng Dƣơng và Lý đã phải trải qua, còn có không ít những trang văn khắc họa cảm động về tình cảm gắn bó khăng khít giữa Lý với những ngƣời đã bao bọc và cƣu mang Lý nhƣ bà Pham, ông Thòn, bố dƣợng Dƣơng… Nhƣng rạng rỡ nhất vẫn là mẹ Nhu. Chính những tình cảm tƣơi mát và cảm động của Lý đối với mẹ Nhu đã làm dịu mát, đã làm tan biến đi, đã làm lành những vết thƣơng nhức nhối trong cuộc sống đa tạp đa sắc mà con ngƣời đã phải gồng mình lên để chống chọi, vƣợt qua. Bởi vậy, khi đọc tác phẩm ngƣời đọc không bị rơi vào cảm giác quá đột ngột về hiện thực, quá bi quan về cuộc sống bởi Ma Văn Kháng biết cách điều hòa tâm hồn họ, biết cách làm cho họ nhận ra những mặt hạn chế của hiện thực nhƣng cũng luôn thấy những ánh sáng lấp lánh của cuộc sống để tin tƣởng, để hi vọng. Với việc tìm ra và làm nổi bật những hạt ngọc tâm hồn, những vẻ đẹp vĩnh cửu luôn ẩn giấu trong cuộc sống phồn

tạp đã tạo nên chất trữ tình đặc sắc trong tác phẩm Chuyện của Lý.

Ngƣời mà gắn bó hết lòng, luôn quan tâm và theo dõi từng bƣớc đi của Lý chính là me Nhu. Trong suy nghĩ của Lý hiện lên rất rõ: “Mẹ ơi, con nghĩ trên đời này chẳng ai bằng mẹ đâu. Mẹ vừa xinh vừa tốt vừa giỏi vừa khéo” [28, tr. 157]. Lý là đứa trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi so với những đứa trẻ khác. Nhƣng Lý lại đƣợc mẹ ấp ủ, yêu thƣơng nên tình cảm của Lý dành cho mẹ, trƣớc hết là qua bài văn em tả về mẹ có những đoạn văn chứa đựng biết bao nhiêu cảm xúc tốt đẹp về ngƣời mẹ kính yêu của mình: “Mẹ em không những là một cô giáo giỏi giang… mẹ em còn là ngƣời tốt nhất trên thế gian này. Nấu cơm dẻo canh ngọt cho mọi ngƣời là niềm vui trong lao động của mẹ em” [28, tr. 164]. Lý là đứa trẻ rất ngoan, biết thƣơng mẹ vất vả vì “sự đọa đầy khốn khổ”, “sự đối xử bất công bằng đối với mẹ”. Lý biết động viên, an ủi mẹ trong những ngày bố Khánh ở ngoài chiến trƣờng: “Mẹ ơi, có phải trƣớc khi ra trận, bố dặn là mẹ phải đẻ ra con để con giúp mẹ, để mẹ vui phải không? [28, tr. 128]. Câu hỏi của Lý làm cho mẹ Nhu quá xúc động, “suýt nữa khóc òa lên”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vì lòng hiếu thảo của con, vì nỗi niềm nhớ mong da diết của mẹ Nhu đối với bố Khánh: “Thƣơng nhớ anh cũng không biết bao giờ nguôi’’ [28, tr. 126]. Đặc biệt cụm từ: “anh thƣơng yêu”, “anh yêu quý”, “anh vô vàn yêu thƣơng của em”…đã đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm, nó nhƣ chất chứa một tình yêu thƣơng vô bờ của mẹ Nhu với bố Khánh: “Em yêu con, yêu anh… dù khó khăn trắc trở thế nào, em cũng chịu đựng và vƣợt qua đƣợc. Em không gục ngã đâu! Em và con mong đợi anh trở về sum họp từng phút từng giây” [28, tr. 138]. Cuối cùng sự chờ đợi của mẹ Nhu và Lý về bố Khánh cũng chỉ là vô vọng. Bố Khánh đã hi sinh trên chiến trƣờng vì dân tộc, vì đất nƣớc, vì mọi ngƣời và vì mẹ Nhu và Lý. Lý biết mặt bố Khánh là do bác Trần Hậu đã tặng Lý tấm ảnh của bố Khánh, chụp từ hồi làm chứng minh thƣ với bác. Nhìn vào tấm ảnh của bố Khánh, Lý luôn day dứt và ám ảnh. Trong giấc ngủ chiêm bao, Lý đã đƣợc gặp bố Khánh và nói chuyện rất ân

cần: “Bố à, bây giờ con mới nhìn thấy bố trong ảnh. Nhƣng thật là từ khi đọc Nhật

của bố, con đã hình dung bố đúng nhƣ hình ảnh bố trong tấm ảnh rồi, bố ạ.

Nhƣng mà bố ơi, Nhật ký của bố con đọc đi đọc lại nhiều lần mà cũng chƣa hiểu hết,

bố ạ. Bố Khánh bảo: Không sao. Con còn trẻ. Chỗ nào không hiểu, con hỏi mẹ Nhu và bác Dƣơng” [28, tr. 258].

Đoạn văn chứa đựng biết bao suy tƣ đớn đau của Lý về bố Khánh. Mặc dù âm dƣơng cách biệt nhƣng bố Khánh vẫn hiện về trong kí ức của Lý. Bố Khánh là ngƣời đã dành cho Lý những tình thƣơng yêu vô hạn: “ Ôi Lý của bố! Niềm phúc lạc vô biên của bố…Bố chỉ có thể yêu con mãi mãi thôi” [28, tr. 220]. Đồng thời, bố

Khánh cũng là ngƣời ban phát ánh sáng nguồn nhiệt năng cho Lý. Cuốn Nhật ký của

bố Khánh để lại với mục đích là răn dạy Lý, phải sống làm sao xứng đáng với niềm kiêu hãnh của con ngƣời. Cho nên, bố Khánh chính là thần tƣợng của Lý. Với thời gian, hình ảnh về bố Khánh càng đẹp thêm và đẹp mãi trong tâm hồn Lý.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha ở đây còn đƣợc toát lên từ tấm lòng biết ơn sâu nặng của Lý đối với bố dƣợng Dƣơng, một con ngƣời có một đời sống tinh thần và hoạt động thực tiễn phong phú cùng một cá tính mạnh mẽ. Theo sự cảm nhận của Lý, tình thƣơng yêu mà bố dƣợng Dƣơng dành cho Lý cũng là vô hạn, bố không hề có mặc cảm và khoảng cách gì với Lý. Nếu nhƣ tất cả những ngƣời đàn ông trên đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

này đều sống nhƣ bố dƣợng Dƣơng thì mọi đứa bé đều hạnh phúc và có lẽ chẳng đứa bé nào lại không yêu cha: “Bố! Một tiếng gọi thiết tha vừa bật ra từ cặp môi Lý… Lý nhìn bố dƣợng, nhƣ uống từng lời của ông. Lý không biết rằng, trong cái nhìn ngƣợc chiều của bố Dƣơng với Lý, lòng ngƣời bố dƣợng đang trào dâng lên bao xúc động thiêng liêng và nếu không kìm đƣợc mình thì hai dòng lệ sẽ trào ra khỏi hai con mắt ông. Khánh yêu quý ơi! Sao cậu không còn nữa để đƣợc hƣởng cái hạnh phúc lớn lao không gì kể xiết là ngắm nhìn cái Lý, đứa con gái vô vàn quý giá của cậu và Nhu lúc này. Mới hai tháng tuổi con bé đã biết lẫy. Vừa biết đọc nó đã

tìm đến Nhật ký của cậu. Chỉ cần nhắc lại hai chi tiết đó trong đoạn đời vô cùng

phong phú mƣời bảy năm qua của nó, cậu đã có thể hiểu nó là một con ngƣời nhƣ thế nào. Lý, cô thiếu nữ đang ngồi trƣớc mặt mình đây, cái tác phẩm hoàn chỉnh nhất, đẹp đẽ nhất của Nhu và cậu, một tổ hợp tình yêu trọn vẹn của hai cậu…” [28, tr. 418]. Những câu văn ngắn, nhịp điệu chậm chạp phù hợp với những suy tƣ sâu lắng, dạt dào trong tình cảm kính yêu, cảm phục của Lý về bố dƣợng. Đồng thời, với giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha cũng đã làm toát lên lời ngợi ca hết sức chân thành của bố dƣợng về Lý - đứa con gái của bố Khánh, mẹ Nhu cũng là con gái của mình đẹp một cách hồn hậu, trong sáng và thánh thiện.

Không chỉ viết về con ngƣời với sự cảm nhận sâu sắc ở mọi phƣơng diện, Ma Văn Kháng còn rất nhạy cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên với những hình ảnh đẹp đi vào những trang văn của ông mang một màu sắc thật đặc biệt. Khi miêu tả vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên, giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng một lần nữa lại đƣợc vang lên trong những trang văn của ông. Nó đã tạo nên những dƣ vị nhẹ nhàng, tinh tế mà lắng đọng trong tâm hồn ngƣời đọc. Đặc biệt là đoạn văn tả cây cỏ trong khu vƣờn thuốc bà Pham: “Mỗi ngày lá cây ở đây một xanh bóng thêm lên…” [28, tr. 108]. Trong con mắt của Lý, đây là khu vƣờn nhỏ, xinh xắn hiện lên với một nét đẹp quyến rũ riêng. Xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Khu vƣờn thuốc này đã cƣu mang không biết bao nhiêu ngƣời dân lƣơng thiện. Nhƣng giờ đây, khu vƣờn thuốc của bà lại tƣợng trƣng cho con ngƣời, cho tính cách của Lý. Sự trƣởng thành, lớn mạnh của cây cối đã làm cho Lý liên tƣởng đến sự trƣởng thành của con ngƣời Lý, để Lý soi vào đó lấy lại niềm tin, sức mạnh để vƣợt qua mọi khó khăn và bƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếp trên con đƣờng mà mình đã chọn.

Có thể nói rằng, giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn riêng cho tác phẩm của Ma Văn Kháng. Nó làm cho những tình tiết trong tác phẩm mềm mại đi rất nhiều, ngƣời đọc cảm thấy bớt nặng nề, căng thẳng trƣớc cuộc sống hiện thực bộn bề, đa sắc đa tạp này. Đồng thời, nó cũng góp phần không nhỏ trong việc thể hiện một cái nhìn mới của nhà văn.

Ma Văn Kháng đã thật sự tìm đƣợc “điệu hồn” chung với ngƣời đọc trong chất giọng trữ tình sâu lắng, thiết tha. Bởi lẽ, sử dụng sắc thái giọng điệu này, Ma Văn Kháng đã tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc. Và những trang văn đó đã đem đến sự xúc động chân thành cho ngƣời đọc từ chính lòng nhân ái, tình yêu thƣơng con ngƣời và niềm tin tƣởng vào cuộc đời của tác giả. Những trang văn trong trẻo đó sẽ sống mãi cùng với dòng đời và lòng ngƣời hôm nay để ngƣời đọc cảm nhận rõ vẻ đẹp của tình đời tình ngƣời mặc dù sống còn chứa đựng biết bao điều bất ổn và bất cập.

3.2.2.2. Giọng điệu suy ngẫm, triết lí sâu xa, hƣớng về nhân bản, bênh vực

quyền con ngƣời

Để có đƣợc giọng điệu suy ngẫm, triết lí đặc biệt là những vấn đề suy ngẫm, triết lí mang tính chất phổ quát, điển hình cao về cuộc sống và con ngƣời thì một yêu cầu đặt ra cho mỗi nhà văn là phải có sự từng trải, cảm quan tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc và đặc biệt họ phải có tâm hồn rộng mở, nhạy cảm để đủ sức dung hợp, chọn lọc và nâng lên thành triết lí các vấn đề trong cuộc sống thƣờng nhật.

Khảo sát các tác phẩm văn xuôi của Ma Văn Kháng nói chung và truyện viết về

thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đờiChuyện của Lý nói riêng,

giọng điệu suy ngẫm, triết lí thƣờng rất giản dị nhƣng sâu sắc và nhân hậu. Sở dĩ ông chọn sắc thái suy ngẫm, triết lí nhƣ vậy là do những triết lí trong tác phẩm của ông

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 83 - 107)