Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 52 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.1.Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật

Sức sống của một nhân vật văn học không chỉ ở cá tính độc đáo mà còn ở chân dung đầy ấn tƣợng, khiến cho ngƣời đọc mỗi khi nhớ đến là có thể hình dung ra diện mạo, hình hài của nó.

Ma Văn Kháng là nhà văn có cách miêu tả chân dung nhân vật rất độc đáo. Ông thƣờng dùng lối đặc tả thật ngắn gọn (thƣờng chỉ vài dòng hoặc vài từ) mà nhƣ thâu tóm hết hồn cốt, thần thái nhân vật, nhƣ lộn trái con ngƣời họ ra, vạch mặt chỉ tên họ

là loại ngƣời nào. Cổ nhân có câu: Họa hổ họa bì nan họa cốt / Tri nhân, tri diện,

bất tri tâm (Vẽ hổ chỉ vẽ đƣợc da, khó vẽ đƣợc xƣơng / Biết ngƣời, chỉ biết mặt,

không thể biết lòng). Chính vì cái khó đó mà nhà văn Ma Văn Kháng luôn phải tìm cách lột tả bên trong thông qua hình thức bên ngoài, phải làm sao trông mặt mà bắt hình dong và giúp cho bạn đọc cùng quan sát và cảm nhận đƣợc nhân vật.

Trong hai cuốn tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời Chuyện của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoàn cảnh, sự chênh lệch giàu nghèo, những tình cảm đáng yêu, đáng ghét, sự khinh thị, sự ẩn giấu của những yếu tố tính cách trong những đƣờng nét bề ngoài của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em.

Duy là một cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh rất tội nghiệp. Bố đi bộ đội bao năm không có tin tức gì. Mẹ ở nhà chờ đợi mỏi mòn trong sự bán tín bán nghi về sự còn mất của bố và một phần là do sự tấn công táo bạo của ngƣời đàn ông lắm tiền nên đã bỏ bà và Duy đi theo ngƣời đàn ông đó. Duy sống trong tình thƣơng và sự bao bọc của bà. Đời sống của hai bà cháu trông cậy hết vào đồng lƣơng hƣu ít ỏi của bà, với ít tiền giử tiết kiệm và tiền bán mấy luống rau. Sự khó khăn trong đời sống, tâm trạng mặc cảm, cô đơn của Duy thể hiện rất rõ qua khuôn mặt và cách ăn mặc của cậu bé trong những ngày đầu tiên đến trƣờng: “Một cái áo len cổ lọ nâu bạc. Ngực áo, một chiếc khăn tay trắng xỉn gài kim băng để lau mũi. Một cái quần xanh loang lổ. Một đôi dép cao su đen sì. Một khuôn mặt buồn buồn, lầm lì” [24, tr. 63].

Hoàn cảnh nghèo khổ và sự lạc lõng, tủi thân của Duy càng đƣợc thể hiện một cách sâu sắc hơn khi tác giả đặt cậu trong mối quan hệ, so sánh với các bạn bè ở lớp cũng nhƣ ở khu tập thể.

Đối lập với bộ quần áo quê mùa, lỗi mốt của Duy là cách ăn mặc rất đẹp đẽ, rất mốt của các bạn con nhà giàu có trong lớp. Văn Giang đƣợc mẹ chở tới lớp học bằng chiếc xe Mi - ni Nhật mới tinh với cách ăn mặc đi đứng, chào hỏi tỏ vẻ rất kiểu cách, ra dáng là con nhà giàu có điều kiện, hiểu biết và sành điệu hơn các bạn: “Quần bò. Dép da màu da cam. Bít tất trắng. Áo cổ bẻ lính thủy. Mũ cũng mũ lính thủy. Nó dậm chân đánh bép và phắp một cái đƣa tay lên vành mũ: Dờ - đrát - xtơ - vui - i - chê cô giáo!” [24, tr. 59]. Còn Kim Phú thì đƣợc bố đèo đến trƣờng học bằng xe máy Pơ - giô với dáng hình loắt choắt nhƣng điệu bộ có vẻ ra oai, tỏ ra mình là đàn anh: “Choắt ngƣời, đen sạm, mắt trắng dã, nhƣng nó vẻ đàn anh lắm. Tay cầm khẩu côn, lƣng đeo kiếm, tất nhiên là bằng nhựa cả …nó cắm cúi bƣớc, mũi đánh hơi khìn khịt, rồi ngẩng lên vẫy thằng Văn Giang lại, lên giọng chỉ huy: Hứ, quân ta không có ai canh gác ở đây, hả đồng chí đại úy Văn Giang!” [24, tr. 61]. Không chỉ có Văn Giang và Kim Phú, dƣới góc nhìn của Duy, ở trong lớp mình có “nhiều đứa mặt mũi xinh xắn, hồng hào, ăn mặc rất đẹp. Áo quần thì toàn len, dạ, mút, lông thú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chẳng đứa nào đi dép cao su đen” và nhà các bạn đều có điều kiện, khi đi học còn mang theo cả đồ chơi nữa. “Trừ tôi, còn đứa nào cũng có đồ chơi mang theo. Ô - tô - gỗ. Ô - tô - nhựa. Búp bê. Súng tự động. Cần cẩu. Gấu Mi - sa. Xoàng cũng là bộ đồ xếp hình nhiều màu [24, tr. 61]. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhƣng ngay từ buổi đầu tiên đến lớp, Duy đã nhận ra đƣợc sự thiệt thòi về điều kiện vật chất của mình so với các bạn cùng trang lứa.

Sự cách biệt về điều kiện sống không chỉ đƣợc thể hiện qua cách ăn mặc của Duy với các bạn trong lớp mà còn đƣợc khẳng định rõ hơn qua vẻ bề ngoài của Duy và các em nhỏ ở khu tập thể, đặc biệt là hai đứa con nhà cô Đại Bàng. Vàng Anh và Vành Khuyên tuy còn nhỏ nhƣng tỏ ra rất chau chuốt, điệu đà và giàu có: “Con Vàng Anh mặc váy vàng, còn Vành Khuyên mặc váy xanh. Tóc hai đứa đều cắt ngắn. Mũi cao giống mẹ. Mắt to, sáng” [24, tr. 49]. “Hai chị em nó, mỗi đứa có dấn vốn riêng. Tay mỗi đứa đeo hai ba cái nhẫn mặt ngọc” [24, tr. 145]. Rõ ràng, những đƣờng nét biểu hiện bên ngoài đã chứng tỏ hai chị em Vàng Anh là những đứa con trong gia đình khá giả, có điều kiện, có sự chăm sóc chu đáo.

Nhƣ vậy, qua những nét đặc tả về ngoại hình, cách ăn mặc, đi đứng của Duy với các bạn trong lớp và trong khu tập thể, ngƣời đọc đã nhận ra đƣợc sự khác biệt quá lớn về điều kiện sống giữa Duy và bạn bè. Đồng thời, độc giả cũng phần nào hiểu đƣợc thái độ tự ti, mặc cảm, chơ vơ của Duy giữa một tập thể đông vui nhƣng có một khoảng cách xa vời vợi với cậu bé. Từ đây, mỗi bạn đọc sẽ hồi hộp chờ đợi sự trƣởng thành và phát triển nhân cách của Duy vốn là một cậu bé rất đa sầu đa cảm này giữa một môi trƣờng sống mà cậu ý thức đƣợc rõ về mình, về hoàn cảnh gia đình mình và về mọi ngƣời.

Đúng nhƣ nhà tâm lý học Nguyễn Thị Ánh Tuyết nhận định khi tìm hiểu tâm lý trẻ em là: “Có lẽ trên thế gian này có bao nhiêu ngƣời thì có bấy nhiêu cá tính. Trẻ em cũng vậy, mỗi em bé là một con ngƣời riêng biệt. Mỗi em bé sẽ lớn lên thành ngƣời theo một con ngƣời riêng và sống một cuộc đời riêng của mình với những đặc điểm mà chỉ riêng mình mới có” [49, tr. 69]. Cái riêng biệt đầu tiên thể hiện nguyên sơ ở những biểu hiện bên ngoài qua nét mặt, dáng hình, lời nói, cử chỉ, cách ăn mặc, trang sức... Những yếu tố bên ngoài là xuất phát điểm để đánh giá cái bên trong của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mỗi con ngƣời. Chẳng hạn, qua lời chào cô Thìn có vẻ rất sang trọng bằng tiếng Nga của Văn Giang thì ta có thể đánh giá đƣợc đây là một đứa trẻ có tính cách khoe mẽ, mồm miệng đỡ chân tay. Hoặc qua dáng hình, cách đi đứng và những cử chỉ bên ngoài của Kim Phú đã lột tả tính cách hùng hổ, ƣa bạo lực, thích đƣợc xƣng hùng xƣng bá ngay từ nhỏ của cậu bé này. Tính cách này đƣợc hình thành do môi trƣờng sống, do cách giáo dục và sẽ ngày càng đƣợc khẳng định đậm nét qua các mối quan hệ trong suốt quá trình sống, học tập và làm việc sau này.

Trong tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời, tác giả đặc tả

những nét dáng bề ngoài không chỉ có mục đích là lột tả một phần tính cách, hoàn cảnh gia đình mà Ma Văn Kháng còn muốn khắc họa thế giới nội tâm, sức sống tiềm tàng bên trong của mỗi đứa trẻ. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ đối với trƣờng hợp bé Thảm.

Thảm là con mẹ Quỳnh, sinh ra trong hoàn cảnh xã hội còn mang nặng thành kiến với ngƣời mẹ có con ngoài giá thú. Thảm là em bé đã phải gánh chịu nỗi bất hạnh ngay từ thuở lọt lòng. Xa mẹ, bố lại là ngƣời đàn ông phản bội không có trách nhiệm với giọt máu của mình, sự sống của em hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay màu nhiệm và tình yêu thƣơng cao cả của bà. Ba năm đầu của cuộc sống là những ngày hờn khóc thảm thiết và đau ốm liên miên của Thảm. Mọi chứng bệnh đều lợi dụng vào cái thân hình bé bỏng, yếu ớt do thiếu nguồn sữa mẹ để hành hạ nhƣ muốn quyết tâm hạ gục em. Em trở nên nhỏ nhoi và vô cùng yếu ớt trƣớc sự tấn công liên tiếp của bệnh tật. “Trông em nằm thiêm thiếp, mắt lờ ngờ, môi he hé khô nẻ, tái nhợt” [24, tr.156]. Sau trận sốt xuất huyết, em chỉ còn là những lóng xƣơng bọc lớp da sạm. “Em nằm xẹp nhƣ một giải khoai héo. Đôi môi ho hó, bợt bạt, không buồn động đậy. Em thở khò khè. Trên vầng trán nhỏ của em, gân xanh nổi chằng chẵng. Tim em đập rất khẽ. Có lúc tôi đặt tay lên tƣởng tim nó đã ngừng” [24, tr.159]. Sự sống trong em rất mỏng manh, có thể nói là ngàn cân treo sợi tóc với những dấu hiệu bất thƣờng của em: “Hai mắt em đang mơ mơ bỗng mở to. Một ánh nhìn già dặn, ái ngại và tiếc nuối thế nào vừa đọng trên mặt tôi. Rồi sau khi lắng cái nhìn đó trong một giây đồng hồ, em khép từ từ mi mắt lại” [24, tr.161]. Nhận thấy ánh nhìn ám ảnh đó, Duy hoảng hốt cảm giác nhƣ đó là “một bông hoa đang cụp cánh lụi tàn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhất là sờ vào tay em, Duy càng kinh hãi hơn khi thấy “tay em lạnh toát”.

Đã có những tháng ngày bà và anh Duy phải dùng hết mọi sức lực, mọi trí tuệ, mọi phƣơng thức để giành giật sự sống cho em. Đã có những tháng ngày bản thân em Thảm phải đấu tranh không mệt mỏi với sự hành hạ quái ác của bệnh tật. Và đã có những tháng ngày Duy phải sống trong cảm giác hoảng sợ, u ám khi nhìn thấy hình hài nhỏ nhoi của em có lúc nhƣ đang lịm dần đi trong cơn sốt mê man. Thế nhƣng, cuối cùng sự sống của Thảm cũng đã chiến thắng. Em đã sống nhờ cái nội lực tiềm tàng, nhờ cái nghị lực chống trả phi thƣờng của bản thân.

Chúng ta thấy, Thảm không những không bị gục ngã trƣớc bệnh tật mà còn có một sức mạnh hồi sinh quật khởi. Sự sống đƣợc hồi sinh bắt đầu từ một buổi sớm trong mát, tiết thu mới lập, cuộc sống của em nhƣ sang trang mới, với tiếng reo lanh lảnh nhƣ tiếng nhạc của bà khi nhìn thấy hình ảnh rực rỡ nhƣ thiên thần: “Em vừa dậy. Em ngáp một hơi, đƣa nắm tay xinh xinh dụi mắt, rồi ngơ ngác nhìn ra khung cửa tràn một màu xanh dịu dàng” [24, tr.169]. Cái động tác “đƣa nắm tay xinh xinh dụi mắt” đã đánh dấu thời kì lớn nhanh nhìn thấy từng ngày của Thảm. Nhìn dáng hình em bây giờ không ai có thể ngờ rằng em đã từng có những tháng ngày còm nhom nhƣ con mèo ốm, thở chẳng ra hơi, suốt ngày nằm ập trên vai bà, ruồi đậu mép không buồn đuổi. Nhƣng giờ Thảm đã khác, Thảm đã bƣớc vào tuổi thứ ba của cuộc đời. Càng lớn Thảm càng trắng hồng, mũm mĩm: “Nó mập mạp, nhƣng chắc lẳn và không lùn. Chân Tay nó cân đối, những ngón tay búp măng rất xinh. Tóc nó cắt ngắn, đen tuyền, dày, nhƣ cái mũ len khuôn lấy gƣơng mặt tròn căng có đôi mắt đen lay láy và cái mũi dọc dừa rất cao sang. Răng nó đều, trắng tinh nhƣ đƣờng, trong khi bọn trẻ con cùng tuổi đều sún cả" [24, tr. 180 - 181].

Khắc họa sự biến chuyển trong dáng vẻ bề ngoài của bé Thảm, Ma Văn Kháng đã khẳng định đƣợc sức sống mạnh mẽ, một cá tính quật cƣờng trong con ngƣời cô bé vốn chịu rất nhiều những điều éo le trong cuộc sống này. Sự hồi sinh phấp phới trong mỗi đƣờng nét dáng hình Thảm sau những trận ốm đau liên miên, phải chăng là một thông điệp hùng hồn để chứng minh cho đời hiểu rằng: "sự sống của kẻ bị vùi dập là bất diệt chăng?" [24, tr.169].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhẹn thì ngƣợc lại bà của hai em ngày càng già đi, gầy hơn, chậm chạp hơn. Đó là một điều đƣơng nhiên, bởi bà đã phải trải qua bao tháng ngày của cuộc sống gian khổ. Bà đã hi sinh vì chồng, vì con, đã phải chống chọi với biết bao điều ngang trái, bất công trong cuộc sống để che chở và nuôi dạy hai cháu nhỏ côi cút tội nghiệp. Khi Duy lên năm tuổi, lúc đấy bà nội đã ngoài sáu mƣơi, tuy gầy gò nhƣng cốt cách của bà còn dẻo dai, tinh anh và nhanh nhẹn lắm: "Mặt bà tròn trịa, mảnh dẻ nhƣ phiến lá sen. Tóc bà cuộn trong một mảnh khăn nhung thành một vành khăn nhỏ, đặt nghiêng nghiêng trên mái đầu năng chải hiện rõ một đƣờng ngôi thẳng tắp chia đều mái tóc sang hai bên. Mặc dù chân tay bà bé nhỏ, gần nhƣ chỉ là một làn da ánh mật bọc các lóng xƣơng, bà vẫn thoăn thoắt trong các công việc và dáng đi đứng vẫn rất hoạt bát, tự nhiên, mạnh mẽ. Bà đi đi lại lại nhanh nhẹn, hai ống quần có lúc bên thấp bên cao chạm nhau loạt xoạt, nói lên thói quen tất tả, muốn dứt dóng chóng vánh mọi việc của bà, hàm răng nhuộm đen đều tăm tắp luôn luôn sáng lên một ánh cƣời ấm áp, hóm hỉnh, tỏa ra một niềm tin" [24, tr.11 - 12]. Vậy mà sau đó vài năm, khi bao tai biến ập đến với gia đình, khi bà phải gánh trên vai bao gánh nặng của mọi thành viên trong gia đình thì sự già nua, khắc khổ đã in hằn đậm nét trên mái đầu, dáng đi của bà. Lúc này "bà đã sáu mƣơi tám tuổi rồi. Đã gầy bà càng gầy. Tóc bà đã bạc hết và ngày nào còn một dải rậm dày, mỗi khi gội bồ kết xong bà quay vun vút nhƣ một đuôi ngựa múa, nay đã rụng, chỉ còn một lọn tóc nhỏ, ngắn ngủn. Chân tay bà chỉ còn là những lóng xƣơng khô khỏng. Cắp rổ rau ngải từ khu đồi hoang về, bà phải nghỉ chân dọc đƣờng, chứ không đi đƣợc một mạch nhƣ trƣớc nữa" [24, tr. 179].

Khắc họa sâu sắc những thay đổi trên dáng hình của bà, Ma Văn Kháng muốn làm nổi bật đức tính tần tảo, chịu thƣơng chịu khó, suốt đời hi sinh vì sự an lành, bình yên cho những ngƣời thân trong gia đình, dòng dõi. Cuộc sống luôn là hành trình bất tận của nghĩa cử cao cả "Cho" và "Nhận". Bà đã "Cho" các cháu sức khỏe, kinh nghiệm sống, niềm tin và tình yêu thƣơng bao bọc để các cháu "Nhận" đƣợc sức mạnh nội lực thiêng liêng, sự lớn khôn và trƣởng thành. Ngày hôm nay yên ấm và hạnh phúc của các cháu đƣợc đắp đổi bằng tuổi già, sức yếu và những tháng ngày vật lộn với gian khổ, bất công không mệt mỏi của bà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu nhƣ nhân vật chính trong tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời là Duy và Thảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thì ở trong tác phẩm Chuyện của Lý, nhân vật chính lại là bé Lý. Lý là đứa trẻ đƣợc

tác giả theo dõi, miêu tả từ lúc là một ấu nhi, một sinh thể sống đơn thuần, tới khi hình thành trọn vẹn nhân cách một con ngƣời. Lý ra đời trong hoàn cảnh không đƣợc sự thừa nhận của xã hội. Nhƣng may mắn cho đời em, Lý lại đƣợc sống trong sự săn sóc, cƣu mang của ông Thòn, bà Pham. Nhất là bà Pham, bà đã yêu Lý bằng

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 52 - 62)