Đời sống thiếu nhi trong các mối quan hệ xã hội khác

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 30 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.3.Đời sống thiếu nhi trong các mối quan hệ xã hội khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quan hệ xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất của cộng đồng ngƣời. Cho nên nói đến quan hệ xã hội, trƣớc hết phải kể đến quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong sản xuất. Càng về sau, lao động và giao tiếp càng mở rộng. Đây là cơ sở để hình thành các mối quan hệ xã hội khác nhƣ quan hệ chính trị, quan hệ giai cấp, quan hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, quan hệ giữa các cá nhân… Nhƣng ở

trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đờiChuyện của Lý của

Ma Văn Kháng, đời sống thiếu nhi hiện lên rõ nhất là trong mối quan hệ với lãnh đạo địa phƣơng, đây là mối quan hệ quyết định ý nghĩa sống còn đối với số phận trẻ thơ. Bởi vì, những ngƣời lãnh đạo là những ngƣời phải luôn quan tâm sát sao đến dân, ý thức vì dân và phục vụ dân, đặc biệt là những trẻ thơ nghèo khổ, bơ vơ, không nơi nƣơng tựa… Qua hai tiểu thuyết nói trên, Ma Văn Kháng nhìn rõ chân dung của những nhà cầm quyền một thời, họ không vì dân mà họ còn lợi dụng chức quyền để bóc lột và chèn ép ngƣời dân vô tội. Mục đích duy nhất của những nhà cầm quyền

trong Côi cút giữa cảnh đời là làm sao vơ vét đƣợc càng nhiều tiền của cho bản thân

mình càng tốt cho dù phải dùng thủ đoạn gì chăng nữa. Không những thế, ở trong

các sáng tác của mình, đặc biệt là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đờiChuyện của

, Ma Văn Kháng có lẽ là nhà văn đầu tiên viết về những cảm xúc hả hê, sung

sƣớng, khoái hoạt nhất về lòng ái dục của con ngƣời. Theo ông, con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên luôn biết hƣớng đến và theo đuổi những trạng thái sung sƣớng, vui vẻ và cố gắng tránh xa, vƣợt lên mọi đau khổ, nhọc nhằn của cuộc sống. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực vẫn bị coi là “vùng cấm kỵ” nhƣng Ma Văn Kháng đã mạnh dạn và thành công khi đƣa vấn đề này vào trong sáng tác của mình với một tần số

lớn ở trong tiểu thuyết Chuyện của Lý. Ông thể hiện chúng một cách tự nhiên không

lộ liễu, sống sƣợng mà phản ánh một cách chân thực những trạng thái, cảnh huống khác nhau của tâm lý thực, xuất phát từ đáy sâu bản thể, từ nhu cầu tự nhiên của con ngƣời. Ma Văn Kháng là nhà văn hiểu và ý thức sâu sắc, triệt để, toàn diện vấn đề này. Ông đã phát hiện trong bản năng đời sống tình dục của con ngƣời thể hiện rõ hai mặt của cuộc sống. Đối với những con ngƣời có văn hóa, tình dục nhƣ một vẻ đẹp thể hiện mặt văn hoá, đạo đức xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cuộc sống, sự thô tục tham lam, nhếch nhác, dâm ô của những kẻ vô đạo đức, thiếu văn hoá xoay quanh vấn đề dục vọng cá nhân của con ngƣời. Tiêu biểu nhất là Bí

thƣ Văn Quyền trong tiểu thuyết Chuyện của Lý, một tên vô lại súc sinh gian xảo,

ham mê tửu sắc, trù dập ngƣời hiền, gây bao tội ác cho mẹ con Lý và những ngƣời dân vô tội. Kẻ có “nửa tá nhân tình ở khắp nơi” mà lai lịch của gia đình ông cũng không kém: “Văn Quyền là con cả trong một gia đình có hai anh em bố là tƣớng cƣớp, mẹ là chủ nhà chứa. Khám nhà, lôi ra từ trong két sắt của y cùng một xập ảnh đàn bà lõa thể…” [28, tr. 241]. Kẻ đội lốt mặt quỷ trong cơn phóng dục đã coi thƣờng bé Lý khi đang có mặt trong căn buồng cùng mẹ Lý. Ông làm Bí thƣ nhƣng thực chất chỉ là một tên côn đồ dâm đãng để cho bé Lý phải cầm gậy cầm dao xua đuổi.

Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề này nhà văn không ngợi ca hay khích lệ mà muốn nhìn nhận nó nhƣ bản chất thực đang tồn tại trong cõi đời này, qua đó ngƣời đọc nhìn nhận thấy mặt tự nhiên của con ngƣời và nhu cầu cần đƣợc thoả mãn của cuộc sống đời thƣờng. Đó là những quan niệm đúng, biểu hiện tốt đẹp, lành mạnh mà Ma Văn Kháng đã đi sâu khám phá, thể hiện đời sống bản năng này của con ngƣời. Chính cái nhìn đa chiều, sâu sắc, về mọi phƣơng diện của con ngƣời khiến vấn đề tình dục đƣợc quan tâm đúng đắn, tự nhiên. Nó không hề gây cảm giác phản thẩm mỹ, phản giáo dục mà còn thấm đẫm tính nhân văn trong cái nhìn mang chiều sâu nhân bản về con ngƣời của nhà văn. Phát hiện đời sống tình dục ở nhiều cung bậc, Ma Văn Kháng tỏ thái độ phê phán kịch liệt với những hiện tƣợng dâm ô, đồi bại đối với trẻ em và trƣớc mặt trẻ em, lứa tuổi thƣờng bắt chƣớc nhiều cái dở, cái xấu của ngƣời lớn. Nhiều lần bắt chƣớc cái dở, sẽ hình thành nếp xấu, khó sửa chữa. Sự bắt chƣớc thiếu chọn lọc của trẻ em càng dễ xảy ra trong bối cảnh xã hội hiện nay có nhiều thứ mới lạ do du nhập. Vì thế, rất cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội để giáo dục các em.

Ma Văn Kháng là nhà văn dám phơi bày mặt trái của tình dục, ông nghiêm khắc lên án những kẻ chà đạp lên đạo lý truyền thống. Đối với những con ngƣời nhƣ lão Hứng, Bí thƣ Văn Quyền, dục vọng là khoái thú bất tận, dục vọng đã biến chúng trở thành những con quỷ dâm đãng đội lốt ngƣời. Tình dục vốn thiên về yếu tố bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng, là một nhu cầu sinh lý nhƣng cũng là một mặt của tình yêu đôi lứa, đời sống vợ chồng. Nó phải đƣợc xuất phát trên cơ sở của tình yêu chân chính, bình đẳng tôn trọng giữa con ngƣời với con ngƣời. Khi đó, nó mới thực sự mang lại niềm hạnh phúc cho con ngƣời và mới thực sự thấm nhuần chất văn hoá.

Cái nhìn sắc sảo đã hƣớng Ma Văn Kháng vào từng ngõ ngách của đời sống hiện thực để soi rọi, phân tích lẽ đời, thói đời với tất cả các cung bậc của tình cảm và các mối quan hệ ở mọi góc cạnh, mọi phƣơng diện, nhất là thế giới nội tâm trong mỗi con ngƣời. Tiếp cận hiện thực, nghiên cứu khám phá hiện thực và con ngƣời nhiều tầng, ngòi bút của Ma Văn Kháng đã phát hiện ra vẻ đẹp của những giá trị đạo đức

truyền thống. Ở trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đờiChuyện của Lý của Ma

Văn Kháng còn có những tấm lòng nhân ái, những ngƣời tốt, những công dân lƣơng thiện luôn quan tâm đến mọi ngƣời, sẵn sàng sẻ chia và cứu giúp nhau trong những lúc khó khăn nhƣ bà nội Duy, cô Quyên, cô Đại Bàng, cụ Hồn Nhiên và các cụ tổ

hƣu trí …(Côi cút giữa cảnh đời). Cuộc đời của hai đứa trẻ côi cút tƣởng chừng sẽ

chìm vào vực sâu của sự thất vọng nếu không có bàn tay, không có tấm lòng che chở của ngƣời bà cũng nhƣ sự cƣu mang giúp đỡ của cô giáo Quyên, của cô Đại Bàng và những ngƣời dân chân chính của phƣờng Ngọc Sinh. Họ đã dang tay ra cứu giúp số phận côi cút của Duy và Thảm, trong khi chính cuộc sống của họ cũng có lúc khốn khó tƣởng chừng không qua nổi. Ma Văn Kháng đã xây dựng thành công một câu chuyện cổ tích giữa đời thƣờng, mà phép mầu nhiệm lại đƣợc xuất phát từ tấm lòng nhân ái của những con ngƣời chân chính ấy. Họ nhƣ là những vị tiên giáng trần dang cánh tay của mình cứu giúp linh hồn ngây thơ của những đứa trẻ nhƣ bé Duy, bé

Thảm. Còn ở trong tiểu thuyết Chuyện của Lý, Lý cũng là đứa trẻ không đƣợc gặp

may, nhƣng Lý cũng giống nhƣ Duy và Thảm lại đƣợc cƣu mang, chỉa sẻ của những tấm lòng nhân ái. Đó là ông Thòn, bà Pham - ngƣời Dao hiền lành, chất phác, tiêu biểu cho một nền văn hóa nhân văn cao quý. Đó là Chu Văn Dƣơng, một ngƣời bạn của bố Khánh, một con ngƣời có cá tính mạnh mẽ và giàu lòng tình yêu thƣơng, luôn động viên, an ủi Lý để Lý vƣợt qua hoàn cảnh sống tốt, học tốt.

Có thể nói rằng, những nỗ lực vì ngƣời khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kháng muốn ấp ủ tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong hành trình trở về cội nguồn, Ma Văn Kháng đã thấu tỏ nhiều tấm lòng cao đẹp tiêu biểu cho truyền thống ân nghĩa thuỷ chung của dân tộc.

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 30 - 34)