8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật
“Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học đƣợc gọi
là loại hình tƣợng nghệ thuật ngôn từ” [13, tr. 215]. “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất
của văn học” (Gorki). Bằng ngôn ngữ, nhà văn dẫn dắt ngƣời đọc vào thế giới nghệ
thuật của tác phẩm. Qua ngôn ngữ, ngƣời đọc nhận ra và phân biệt đƣợc nhà văn này với nhà văn khác, phong cách này với phong cách khác. Thực tế cho thấy, nhà văn có thể đặt ra trong tác phẩm của mình những vấn đề quan trọng, cốt lõi của đời sống, nhƣng nếu ngôn ngữ trong toàn bộ tác phẩm không tạo đƣợc cho độc giả sự xúc động, sự cuốn hút thì tác phẩm cũng dễ đi vào quên lãng. Trái lại, có những tác phẩm nội dung có thể không có gì quá đặc sắc mà cứ làm cho độc giả say mê thì đó chính là do yếu tố ngôn ngữ tạo thành. Nói theo cách nói của Ma Văn Kháng: “Văn chƣơng, chỉ với những con chữ đơn giản mà đạt tới hiệu quả chân lý không một phƣơng tiện nào so sánh đƣợc, thế đó, chính là cái thiêng liêng, bí ẩn nọ mà ngƣời đọc hút hồn. Và đó là căn nguyên của sự tồn tại thứ nghệ thuật ngôn ngữ siêu đẳng này. Là niềm phúc lộc, là ân thƣởng cho những nhọc nhằn khốn khổ của cái nghề lạ lùng này” [29, tr.201].
Để có một thứ ngôn ngữ riêng làm nên phong cách của tác giả, với Ma Văn Kháng đó là một công việc rất kì thú và cũng rất quan trọng trong việc để lại dấu ấn của mình trong trái tim độc giả. Chính nhà văn đã từng bộc bạch: Đọc một trang sách, nghe một ngƣời nói chuyện, sức hấp dẫn với mình ngay lúc đó chƣa hẳn đã là nội dung đâu, mà trƣớc hết, có khi lại là ngôn ngữ. Thấy có cách diễn đạt, kiểu câu, từ ngữ lạ, hay, chính xác, nghĩa là đi tới tận cùng của ý tứ, là mình ghi chép, găm vào trí nhớ liền… Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống ngôn ngữ mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, Ma Văn Kháng đã cố gắng tạo lập cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mình cách sử dụng ngôn ngữ rất riêng trong tất cả các tác phẩm văn học nói chung
và truyện viết về thiếu nhi qua hai tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý
nói riêng. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách “50 truyện ngắn chọn lọc của Ma Văn
Kháng”, GS. Phong Lê cho rằng: “dẫu là quen hoặc lạ, chữ nghĩa khi đã qua tay Ma
Văn Kháng cứ ánh chói lên cái nội lực bên trong của nó”.
Cái “nội lực bên trong” trong ngôn ngữ của Ma Văn Kháng đƣợc tạo nên đặc sắc nhất là từ hệ thống ngôn ngữ dung dị, đời thƣờng đậm đặc chất liệu dân gian và
mang đậm phong vị miền núi;ngôn ngữ giàu chất thơ, chất biểu cảm.