Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong hai tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 73 - 107)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong hai tiểu thuyết

3.1.2.1. Ngôn ngữ dung dị, đời thƣờng đậm đặc chất liệu dân gian và mang đậm phong vị miền núi

Đọc các tác phẩm của Ma Văn Kháng nói chung và truyện viết thiếu nhi nói riêng, ngƣời đọc đều có một cảm nhận chung là ông sở hữu một kho ngôn ngữ thật phong phú - kho ngôn ngữ của muôn mặt đời thƣờng đậm đặc chất liệu dân gian và mang đậm phong vị miền núi. Đó là công phu, đồng thời cũng là tài năng gom góp một đời sống và viết hết mình mà trƣớc tiên là sống sao cho thật ý nghĩa của tác giả. Ma Văn Kháng đã lăn lội vào cuộc sống đa dạng, phức tạp, đã trải mình vào cuộc sống của ngƣời dân miên núi để học lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ. Sau đó, vận dụng linh hoạt những thứ ngôn ngữ đó vào tác phẩm của mình sao cho thật ấn tƣợng để có thể chuyển tải nội dung một cách sâu sắc, hấp dẫn nhất và hàm súc nhất.

Trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đờiChuyện của Lý, Ma Văn Kháng

đã sử dụng rất nhiều chất liệu dân gian và chất liệu mang đậm phong vị miền núi. Trƣớc hết là chất liệu dân gian với hệ thống ca dao, tục ngữ, thành ngữ…nhƣ một sự lắp ghép nhuần nhuyễn vào cấu trúc tác phẩm. Đặc biệt, sự gia tăng chất liệu dân gian đó lại đƣợc ông sử dụng đúng chỗ, đúng cách, đúng ngƣời nên nó phát huy hiệu quả ở mức cao nhất. Trong mỗi hoàn cảnh, với mỗi con ngƣời cụ thể thì những chất liệu ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân gian đó lại đƣợc vận dụng với những mục đích giao tiếp khác nhau.

Ở tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, để khắc họa nỗi buồn đau, xót xa trƣớc sự ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thơ lục bát bất hủ trong Truyện Kiều: “Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang… Thôi thôi

thiếp đã phụ chàng từ đây” [24, tr. 29]. Để nói về khổ đau, bất hạnh của kiếp ngƣời

thợ thuyền trong chế độ cũ, tác giả sử dụng những câu ca dao có tính biểu cảm cao:

“Bốn giờ cắp nón đi ra - Mặt chó không biết, mặt gà cũng không” hoặc “Trăng kia

còn có đêm rằm - Thấu chăng kiếp thợ tối tăm một đời” [24, tr. 54]. Để khẳng định

sự trỗi dậy mạnh mẽ của những con ngƣời bị coi là yếu đuối, là thế yếu trong xã hội,

Ma Văn Kháng vận dụng những câu ca dao với ý tứ độc đáo: “Chim chích mà ghẹo

bồ nông - Đến khi nó mổ lại lạy ông tôi chừa” [24, tr. 51]. Để lật tẩy những con

ngƣời đạo đức giả, đối lập với những biểu hiện bên ngoài và tâm địa bên trong, tác

giả dẫn giải câu ca dao: “Vào thì bẩm bẩm thưa thưa - Ra thì văng tục có chừa ai

đâu”. Để nói về tầm vóc của một con ngƣời có tài trí, nhà văn vận dụng một câu

trong Truyện Kiều: “Một tay gây dựng cơ đồ - Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung

hoành”. Để chê bai những ngƣời đàn bà to béo, mặt nhỏ nhƣng lại xấu xa, lăng

nhăng, nhà văn nói: “Những người mặt nhỏ như niêu - Cái răng trắng ớn, chồng yêu

cỡn cờ” hoặc “Thôi tôi chẳng lấy ông đâu - Ông đừng cạo mặt, cạo râu tốn

tiền”…[24, tr.146]. Ma Văn Kháng sử dụng thứ ngôn ngữ ấy rất tài tình, luôn chiếm

đƣợc cảm tình và sự mến mộ của độc giả.

Ngoài các câu ca dao, lời hát ru, Ma Văn Kháng còn sử dụng với mật độ dày đặc các câu thành ngữ, tục ngữ để diễn tả nội dung câu nói một cách cô đọng, hàm súc và giàu sắc thái biểu cảm nhƣ: “Tham con đỏ, bỏ con đen”, “Ác giả thì ác báo”, “Thất điên bát đảo”, “Bắc thang mà hỏi ông giời”, “Hồn xiêu phách lạc”, “Mèo vẫn hoàn mèo”, “Bát cơm rang sàng cơm thổi”, “Mắt la mày lét”, “Ma cũ bắt nạt ma mới”, “Giàu nứt đố đổ vách”…

Bên cạnh tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, thì ở tiểu thuyết Chuyện của Lý, Ma

Văn Kháng cũng đã sử dụng một số lƣợng lớn chất liệu dân gian nhƣ các câu ca dao, câu đố, câu thành ngữ, tục ngữ …ở trong tác phẩm để khẳng định tình yêu thƣơng, sự cƣu mang, săn sóc của những tấm lòng nhân hậu đối với Lý. Chẳng hạn, để tạo sự âu yếm, ru cho trẻ ngủ ngon giấc trong lúc mẹ đi vắng hoặc bận công việc, tạo sự

cảm thông từ đứa trẻ, Ma Văn Kháng đã vận dụng bài ca dao: “Cái ngủ mày ngủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngƣời đã cƣu mang mình, đã tạo ra sản phẩm để cho mình đƣợc hƣởng thụ, Ma Văn

Kháng lại vận dụng câu đố: “Ăn sống được - Ăn chín càng ngon - Gieo trồng không

lên - Đố là cái gì? (hạt muối)” [28, tr. 269]. Để trẻ nhớ về cội nguồn, về các lễ hội, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ma Văn Kháng lại vận dụng các trò chơi truyền thống nhƣ: “Nu na nu nống; Thả

đỉa ba ba; Rồng rắn lên mây [28, tr. 270]. Để giáo dục đạo đức trẻ sống theo lẽ

phải và làm theo việc thiện, Ma Văn Kháng lại vận dụng vào kể các câu chuyện cổ

xen lẫn với lời hát ru nhƣ truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Sự tích mặt trăng mặt

trời…Vì ý nghĩa răn dạy đạo đức ở trong các câu chuyện thƣờng bộc lộ ở việc ca

tụng đức tính dũng cảm, sức mạnh thể chất, trí thông minh, tinh thần hữu nghị, đức hi sinh vì đồng loại, tinh thần trọng danh dự…Với tấm lòng trong sáng trẻ thơ, các em sẽ nhận đƣợc ở đây những bài học bổ ích về lối sống có mục đích cao đẹp. Ngoài ra, Ma Văn Kháng cũng còn sử dụng các câu thành ngữ, tục ngữ để diễn tả nội dung câu nói một cách cô đọng, hàm súc và giàu sắc thái biểu cảm nhƣ “Nghiêng nƣớc nghiêng thành”, “tác oai tác quái”, “đục nƣớc béo cò”, “thắt đáy lƣng ong”…

Đặc biệt, ở trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, chất liệu dân gian đƣợc Ma

Văn Kháng tin cậy đặt vào ngôn ngữ của bà nội cậu bé Duy - một ngƣời phụ nữ rất bản lĩnh, cứng cỏi và linh hoạt trong giao tiếp. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những lối nói quen thuộc của dân gian đƣợc sử dụng rất nhiều, rất sắc sảo trong các tình huống giao tiếp có chất kịch tính cao, có liên quan đến sự sống còn trong cuộc sống của bà cháu Duy. Qua những tình huống đó mới thấy đƣợc tài ứng biến thần tình cứng cỏi và linh hoạt trong giao tiếp của ngƣời phụ nữ rất bản lĩnh này. Những lời nói vận dụng từ ca dao, tục ngữ, thành ngữ …của bà với hai tên lật lọng, gian ác, cấu kết với nhau là tên Hứng và lão Luông rất sâu sắc, chắc chắn nhƣ đinh đóng cột. Nghe thì nó nhẹ nhàng nhƣng thật ra nó đanh thép nhƣ phán xét của chủ tọa phiên tòa với bọn tội phạm lừa lọc. Đi vào những tình huống, những văn cảnh cụ thể mới có thể thấy hết đƣợc sự vận dụng sáng tạo và sức công phá thật mạnh mẽ của thứ ngôn ngữ lấy chất liệu từ dân gian rất độc đáo mà Ma Văn Kháng đã sử dụng rất nhiều trong truyện viết về thiếu nhi.

Ngoài những câu Kiều, câu chuyện cổ tích, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… Ma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngọng để tạo nên những đặc sắc và hài hƣớc trong ngôn ngữ: “Dấm đài”, “hang có

khồng!” [24]. “Một, không quần. Một, hai quần”; “lở lụ cƣời”…[28]. Cũng có lúc

tác giả dùng những lời “thần chú” mang dấu ấn tâm linh hay dùng trong dân gian:

“Chém đầu thằng Chích! Ních đầu thằng Chiếc! Bêu đầu ngọn tre!” [24, tr. 148].

Nếu nhƣ ở trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, chất liệu dân gian đƣợc Ma

Văn Kháng tin cậy đặt vào ngôn ngữ của bà nội bé Duy, thì ở trong tiểu thuyết

Chuyện của Lý, chất liệu mang đậm phong vị miền núi lại đƣợc Ma Văn Kháng gửi

gắm, đặt trọn niềm tin vào ông Thòn, bà Pham - ngƣời Dao hiền lành, chất phác. Vì theo nhà văn, cuộc sống miền núi và con ngƣời miền núi cho ông rất nhiều lợi thế. Nếu “không có chất liệu thì tài năng mấy cũng chịu. Cũng nhƣ thế, cách biểu hiện đậm đà màu sắc dân tộc cũng có sẵn ở trong lời kể chuyện, giao tiếp của bà con. Có thể học ở đó, bổ sung làm giàu cho văn phong của mình”. Quả nhƣ thế, nhờ sự am

hiểu sâu sắc về đời sống miền núi nên khi khám phá tiểu thuyết Chuyện của Lý của

Ma Văn Kháng, ngƣời đọc sẽ đƣợc “sống” trong môi trƣờng đậm chất miền núi bởi bao quanh ta là cả một thế giới sinh động những tên đất, tên ngƣời, những sự vật, sự việc, những sinh hoạt, những cách cảm cách nghĩ mang đặc trƣng miền núi. Phả vào ta hơi thở miền núi nồng nàn, thuần hậu mà hoang dã, đơn sơ. Này là tên những

miền đất lạ xa xôi mà ai đã đặt chân đến một lần thì không thể nào quyên nhƣ: Lao

Táo Chải, Cồ Dề Chải, Thèn Phàng, Bản Ngồ… Những địa danh Tây Bắc ghi mỗi

tên dƣới tiểu thuyết Chuyện của Lý nói riêng và tất cả các truyện ngắn của Ma Văn

Kháng nói chung trong thời kỳ đầu đã ghi dấu ấn nhà văn trẻ trong sự gắn bó hết mình với mảnh đất vùng cao này. Sau này, khi đã trở về miền xuôi, Ma Văn Kháng vẫn “không hề cắt đứt với những ngày sống đó”.

Có thể nói, sự sống động của ngôn ngữ trong văn chƣơng Ma Văn Kháng viết về

miền núi nói chung, trong đó có tiểu thuyết Chuyện của Lý đã khiến cho nhiều ngƣời

đọc sách cứ đinh ninh tác giả là ngƣời dân miền núi. Bởi vì, Ma Văn Kháng đã gửi

vào tác phẩm đó điệu hồn ngƣời vùng cao qua cách sử dụng lối phô diễn của người

miền núi. Điều này không chỉ thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật và ngay ngôn ngữ

ngƣời trần thuật cũng đầy biến hóa: lạ mà quen, quen mà lạ với lối tƣ duy giàu tính hình tƣợng, ngôn ngữ giàu chất thơ, những so sánh ví von giàu hình ảnh… Nhƣng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nó đƣợc thể hiện đậm nét nhất là qua nhân vật bà Pham. Đầu tiên phải kể đến là lời

ru, lời hát hoặc câu chuyện kể của bà đối với bé Lý: “Ôi i a mây dỏm hộ lìn dòng

(Cái ngủ mày ngủ cho ngoan) hay truyện cổ tích Ấn nhà trời [28, tr. 6, 12]. Lời ru ở

đây mang đậm nét tƣ duy ngƣời miền núi trong lỗi diễn đạt mang tính khẩu ngữ: “Ôi

i a”. Đó là lời nguyền rủa của bà Pham về con hổ què khi nó nhảy lên giƣờng Lý

nằm: “Hìa chú pết mày, hổ à!” [28, tr. 47]. Đó là lời của bà dạy bé Lý nói: “Cu đi

(bà), tào nom che (con gà), tào chu (con chó), đàm mào (con hổ), dia, kiềm (ngƣời

Dao), Phun tráng ôông! (Cháu yêu ông)… [28, tr. 85]. Sau khi Lý biết nói, Lý

không chỉ nói tiếng kinh mà còn nói cả tiếng Dao rất giỏi. Lý cất tiếng nói rất to hỏi

một bà đang địu thóc: “Cu nhía nải hái khấu diềm nhé? (Bà địu thế có khó nhọc

không ạ?) [28, tr. 98]. Đúng là ngôn ngữ nào, sắc thái ấy. Ngoài lời ru, lời hát, câu chuyện cổ tích, từ ngữ Dao thông tục....thì cái cảnh mẹ Nhu đi đón con đi thi học sinh giỏi về ốm, thời gian cũng đƣợc đo bằng cảnh sắc Dao, chuyện bà Pham bắt mạch cho Dƣơng…cũng đều gắn với yếu tố văn hóa Dao. Tuy nhiên, ở miền núi vùng cao này còn hiện lên rõ nét qua: Cảnh mùa xuân, cảnh múa sƣ tử, khu vƣờn thuốc của bà Pham, cảnh đi kiếm củi của mẹ con Lý, cảnh Lý đi thi về hay cái chết của ông Thòn trong mối quan hệ với con mèo Nhung, con Mực, cảnh rừng già có con hổ, chó sói, cọp què…Mặc dù sử dụng hệ thống từ ngữ và lối phô diễn mang đặc trƣng cách cảm, cách nghĩ của ngƣời dân tộc miền núi, nhƣng Ma Văn Kháng không hề lạm dụng. Nhà văn biết cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miền núi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng truyện, từng nhân vật. Có thể khẳng định: “Sử dụng ngôn ngữ và cách viết sao cho có đƣợc màu sắc bản địa mà vẫn không xa cách với lối diễn đạt hiện tại” là một ƣu điểm lớn của Ma Văn Kháng.

Nhƣ vậy, với cách sử dụng ngôn ngữ bình dị, đời thƣờng đậm chất liệu dân gian

và mang đậm phong vị miền núi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và

Chuyện của Lý. Ta thấy, Ma Văn Kháng đã tạo nên sức hút đặc biệt với một nét

riêng độc đáo trong những trang văn viết về thiếu nhi của mình. Đồng thời, cùng với việc sử dụng ngôn ngữ lạ, độc đáo làm cho các em khi đọc những câu chuyện của mình, các em vừa thấy cảm động về nội dung và tình tiết của câu chuyện, vừa cảm thấy rất thú vị khi học đƣợc rất nhiều lời hay ý đẹp từ những câu chuyện cổ tích, câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ca dao, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ dân tộc Dao…mà tác giả đã đƣa vào tác phẩm,

làm cho tác phẩm của mình luôn ngân vang và luôn sống mãi trong lòng độc giả.

3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ, chất biểu cảm

Bên cạnh ngôn ngữ dung dị, đời thƣờng đậm đặc chất liệu dân gian và mang

đậm phong vị miền núi. Sức hấp dẫn của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút

giữa cảnh đờiChuyện của Lý còn là ở chất mƣợt mà, tha thiết đƣợc tạo từ hệ

thống ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Không chỉ đƣa độc giả đến với những cảnh

đời và tình ngƣời xúc động mà với cảm quan tinh tế của ngƣời nghệ sĩ, với bút pháp miêu tả theo kiểu chấm phá tài hoa, Ma Văn kháng còn đƣa ngƣời đọc xích lại gần hơn với thiên nhiên cây cỏ, với những biến chuyển kì diệu của đất trời qua những trang văn dạt dào xúc cảm.

Nghĩa trang Yên Kỳ vào một buổi sớm đầu xuân heo heo lạnh đƣợc nhà văn miêu tả bằng những chi tiết rất ấn tƣợng qua những lớp ngôn từ giàu sức gợi tả. Từ mặt đất đến chân mây đâu đâu cũng mang một màu sắc hƣ ảo, xa xăm nhƣ một cõi hƣ vô, thoát tục: “Mặt đất lấm chấm những búp tơ cỏ nõn ánh vàng. Trần mây lồng lộng, thanh khiết nhƣ có ai vừa quét dọn, lƣu lại vài nét mây phất nhẹ nhƣ dấu chổi lúa mềm mại ngoài sân sớm” [24, tr. 85]. Đoạn văn chỉ gồm có hai câu nhƣng cả một không gian mênh mông, linh thiêng của khu nghĩa trang đƣợc hiện lên qua các đƣờng nét cỏ cây, mây trời và một loạt các từ láy giàu sức gợi hình, gợi cảm: “lấm chấm”, “nõn nà”, “mềm mại”, “lồng lộng”.

Theo Ma Văn Kháng, khi nhà văn sử dụng ngôn ngữ một cách đắc hiệu thì lúc đó ngôn ngữ lên men, nó tỏa hƣơng, nó rủ rê, dẫn dắt, nó quyến rũ ta là cái hồn của câu chuyện. Thật vậy, đọc những đoạn văn tả về thiên nhiên giàu chất thơ, chất biểu cảm trong tác phẩm của Ma Văn Kháng nói chung và trong hai tiểu thuyết viết về

thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý nói riêng, ngƣời đọc hoàn toàn bị

ngôn ngữ mê hoặc dẫn dắt nhƣ đang rơi vào trạng thái thôi miên, nhƣ đang thăng hoa cùng trí tƣởng tƣợng bởi cách dùng ngôn ngữ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển của nhà văn.

Nhƣng cũng có lúc nhà văn lại đƣa ngƣời đọc đến với những hƣơng vị, âm thanh, hình ảnh thân quen và ấm áp trên mặt đất vào một buổi chiều tối mùa hè trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khung cảnh nên thơ: “Hƣơng ngải về chiều càng nồng. Muỗi bay tụ từng đám trên mảnh trời chiều đang ngả màu hoa cà. Mấy con dơi vẽ những đƣờng nét rối rít”,

Một phần của tài liệu Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng (Trang 73 - 107)