Nhóm giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ

Để tránh trùng lắp đối tượng kiểm tra trong cùng một niên độ, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên khi lập kế hoạch kiểm tra phải tuân thủ nguyên tắc không đưa vào kế hoạch những đơn vị đã có kế hoạch kiểm tra của cấp trên như: Cơ quan Thanh tra nhà nước, cơ quan Kiểm toán nhà nước, cần đưa vào kế hoạch kiểm tra các trường hợp sau: ĐTNT phải kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên; ĐTNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, được phát hiện từ bên thứ ba; ĐTNT mới thành lập nhưng có biểu hiện kinh doanh bất thường, có dấu hiệu của đơn vị chỉ thành lập để kinh doanh hóa đơn; ĐTNT có thực hiện giao dịch liên kết; có nhiều chi nhánh trực thuộc; ĐTNT hoạt động kinh doanh lỗ; hoàn thuế GTGT lớn, nhiều kỳ; ĐTNT nhiều năm chưa được kiểm tra để tránh trường hợp hết thời hiệu truy thu, truy hoàn theo quy định; ĐTNT có doanh thu và số thu lớn ảnh hưởng trọng yếu đến dự toán thu của từng đơn vị; ĐTNT có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng hoặc có số thu nộp ngân sách lớn bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực như: xi măng, sắt thép, điện tử, bưu chính viễn thông,...

- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Phòng Kiểm tra tại Cục thuế sẽ căn cứ vào Bảng phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro và phân loại ĐTNT của Phòng kê khai- Kế toán thuế và tin học chuyển đến để lập danh sách kiểm tra; Công tác xây dựng kế hoạch phải sát với điều kiện thực tế; nguồn nhân lực và định hướng chương trình công tác của ngành. Tránh trường hợp xây dựng kế hoạch nhiều, thực hiện lại đạt tỉ lệ thấp, dẫn đến bỏ sót đối tượng kiểm tra hoặc phải chuyển đối tượng kiểm tra sang kế hoạch năm sau Để đảm bảo yêu cầu minh bạch trong công tác lập kế hoạch kiểm tra, đối tượng được đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm phải là những đối tượng có điểm rủi ro cao nhất tính từ trên xuống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thường xuyên đổi mới và nâng cao biện pháp nghiệp vụ khi tiến hành kiểm tra thuế. Việc kiểm tra người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế là một cách làm hiệu quả, làm giảm chi phí của ngành thuế cũng như doanh nghiệp, cần có thay đổi trong suy nghĩ, nhận thức đối với người làm công tác kiểm tra thuế.

Căn cứ danh sách kiểm tra tại trụ sở NNT đã được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt, Đoàn kiểm tra được phân công tiến hành các bước thông báo yêu cầu Doanh nghiệp giải trình, bổ sung các vấn đề nghi vấn trong hồ sơ khai thuế trước khi kiểm tra tại trụ sở NNT theo quy định. Trong quá trình Kiểm tra tại trụ sở NNT, phải đảm bảo tính thống nhất về các nội dung kiểm tra. Cụ thể: Các nghi vấn về số thuế kê khai thể hiện qua kết quả phân tích rủi ro (điểm số rủi ro của từng chỉ tiêu phân tích) phải được nêu trong nội dung thông báo yêu cầu Doanh nghiệp giải trình, bổ sung; Các nghi vấn về số thuế kê khai sau khi Doanh nghiệp giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được thì phải được đưa vào nội dung của Quyết định kiểm tra; Biên bản xác lập số liệu kiểm tra, Biên bản kiểm tra, Quyết định xử lý, xử phạt qua kết quả kiểm tra, phải phù hợp với các nội dung kiểm tra được ghi nhận trong Quyết định kiểm tra.Trước khi ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT, nếu trong kỳ kiểm tra Doanh nghiệp có lập hồ sơ và đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì trong Quyết định kiểm tra phải có nội dung kiểm tra sau hoàn các kỳ hoàn thuế trong giai đoạn nêu trên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế: Kiến thức, kỹ năng của công chức là nhân tố quyết định hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Công chức làm công tác kiểm tra thuế rất nặng nề, phức tạp, nhiều cám dỗ; hiệu quả công tác kiểm tra thuế phụ thuộc nhiều vào ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn của công chức. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, công chức làm công tác kiểm tra thuế phải có những kiến thức, kỹ năng cần thiết, cần làm tốt các công tác sau: Trước tiên cần làm tốt công tác nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho công chức thuế làm công tác kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tra thuế để từ đó họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vững vàng trước mọi cám dỗ, thực hiện tốt những điều cần xây và những điều cần chống theo tiêu chuẩn của ngành. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, tập trung bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu như: hệ thống chính sách, pháp luật về thuế, hóa đơn; chế độ kế toán; kiến thức tin học; chính sách pháp luật một số lĩnh vực có liên quan. Duy trì tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho công chức kiểm tra ít nhất một năm hai lần. Bên cạch đó cũng cần đào tạo cả về kỹ năng giao tiếp với NNT đây cũng là một kỹ năng rất quan trọng vì: trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, công chức kiểm tra thuế thường xuyên giao tiếp với NNT. Trong giao tiếp phải luôn tự trọng bản thân và tôn trọng, ân cần, lắng nghe, chia sẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho NNT; xây dựng hình ảnh người công chức thuế gần gũi, thân thiện, tạo tâm lý thoải mái cho NNT khi làm việc trực tiếp với công chức thuế.

Hoạt động kiểm tra thuế chỉ thực sự hiệu quả khi các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Vì vậy, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên cần tổ chức tốt công tác theo dõi, đôn đốc đối tượng kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định xử lý sau kiểm tra thuế. Những trường hợp cố tình không thực hiện quyết định xử lý, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với lợi thế về nguồn thu khi số lượng các doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tăng nhanh, công tác quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên phải đối diện với thách thức rất lớn, bởi loại hình, ngành nghề, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đa dạng và phức tạp; Càng khó khăn hơn khi lực lượng cán bộ thực hiện công tác kiểm còn mỏng. Đối trọng với áp lực của nhiệm vụ chống thất thu với yêu cầu ngày càng cao, thì giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn là nhiệm vụ quan trọng và là tất yếu khách quan để xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực và hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập chung thống nhất.

Công tác kiểm tra thuế hiệu quả sẽ đảm bảo được tính khách quan, tính công khai, minh bạch; sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp; sẽ phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh tạo sức lan toả, nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, góp phần chống thất thu NSNN; Qua đó các kẽ hở trong cơ chế, chính sách được phát hiện để kiến nghị sửa đổi bổ sung, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

Là một cán bộ công chức ngành thuế và là người đã, đang làm công tác kiểm tra thuế ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, tác giả nghĩ rằng để hoàn thiện công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn cần phải nắm vững về mặt lý luận và phải hiểu sâu sắc thức tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT thì mới có thể vận dụng một cách khoa học và nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, đưa ra được những giải pháp có tính chất thiết thực nhất nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn. Điều này đòi hỏi cán bộ làm việc trong lĩnh vực kiểm tra thuế khu vực nông thôn không những phải giỏi về công tác chuyên môn mà còn phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo Tổng kết công tác thuế (năm 2010, 2011, 2012).

2. Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo công tác Tổ chức cán bộ (năm 2010, 2011, 2012).

3. Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra thuế (năm 2010, 2011, 2012).

4. Các luật thuế: Luật thuế GTGT, luật thuế TNDN, luật thuế TNCN. 5. Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6. Tài liệu tập huấn về chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2010, Tổng cục thuế biên soạn tháng 3 năm 2005.

7. Tổng cục thuế năm (2008), Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 về việc ban hành qui trình kiểm tra thuế.

8. Tổng cục thuế: www.gdt.gov.vn

9. Tạp chí kế toán: www.tapchiketoan,com.

10. Từ điển pháp luật Anh - Việt. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1994, tr.203 11. Tài liệu Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2007-2012.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)