Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm

* Hiệu quả công tác kiểm tra thuế

Trong lĩnh vực thuế, hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế không chỉ xét đơn thuần theo giá trị bằng tiền. Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế là hiệu quả thực hiện các chính sách thuế, phát huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất và đời sống xã hội, phục vụ công tác quản lý các ĐTNT trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế trên cơ sở công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả là tối đa với chi phí quản lý ở mức tối thiểu. Hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế phải được xem xét trên các góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.

Hiệu quả kinh tế: Khai thác đầy đủ kịp thời các khoản thu Luật định về thuế vào NSNN.

Hiệu quả xã hội: Công tác kiểm tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.

Hiệu quả chính trị: Là hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Để đánh giá được hiệu quả của công tác kiểm tra thuế cần phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá. Chúng ta sẽ cùng xem xét hệ thống các tiêu chí đó trong mục tiếp theo.

* Tiêu chuẩn đánh giá

Các tiêu chí định lượng: Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:

+ Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm...

+ Tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/Tổng số đối tượng kiểm tra bình quân/kiểm tra viên hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra...

+ Hiệu quả trực tiếp của kiểm tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu đã nộp NSNN; Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản kiểm tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng kiểm tra; Tỷ lệ trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/tổng số thuế truy thu....

Các chỉ tiêu định tính: Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động kiểm tra mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm).

+ Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các ĐTNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin của ĐTNT vào hoạt động kiểm tra. Có thể đánh giá qua chỉ tiêu: Tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý...

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại ĐTNT và từng nội dung kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG KIỂM TRA THUẾ KHU VỰC NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nông thôn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội và Bắc Giang. Diện tích đất tự nhiên 353.435,2 ha, dân số 1.131.278 người (năm 2010), chiếm 1,07% diện tích và 1,33% dân số của cả nước. Dân số khu vực nông thôn là 837.721người, chiếm 74,05%. Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với 180 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

* Điều kiện địa hình

Thái Nguyên có độ cao trung bình khoảng 200 - 300 m so với mặt biển, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592 m. Địa hình của Thái Nguyên được chia thành 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc từ 25-35 độ. Điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi đàn gia súc.

+ Vùng đồi cao, núi thấp: Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, vùng đồi cao núi thấp của Thái Nguyên bao gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, với độ dốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ 15-25 độ. Địa hình phù hợp với phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đàn gia súc.

+ Vùng đất thấp: Đây là vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam, có địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Độ cao trung bình từ 30-50m, có độ dốc <10 độ. Địa hình phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, đậu đỗ và các loại rau.

Sự đa dạng về địa hình tạo điều kiện cho Thái Nguyên có thể phát triển một nền kinh tế đa ngành bao gồm các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến, dịch vụ và đặc biệt là nông nghiệp. Với trữ lượng tài nguyên lớn như sắt, vonfram, titan, than, … là tiền đề quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến. Thái Nguyên cũng có tiềm năng du lịch lớn với các khu du lịch như Hồ Núi Cốc, khu du lịch Hang Phượng Hoàng, hay khu du lịch ATK. Trong những năm gần đây các khu du lịch này đã thu hút một lượng khách lớn từ các tỉnh trong cả nước cũng như khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh tiềm năng cho phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và dịch vụ, lĩnh vực nông nghiệp cũng là một trong những ngành có vị trí và vai trò quan trọng cả trong hiện tại và tương lai. Với 23% diện tích đất nông nghiệp, cùng với điều kiện đất đai và khí hậu ôn đới, rất thích hợp cho phát triển các loại cây lương thực và cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè.

* Tài nguyên đất

Xét về cơ cấu đất sử dụng đất năm 2010 đất nông lâm nghiệp của Thái Nguyên chiếm tới 83,44%, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất đồi núi). Mặc dù hơn 80% đất đai dùng cho sản xuất nông lâm, nhưng diện tích đất đai màu mỡ có thể phát triển nông nghiệp của tỉnh là không nhiều, chỉ chiếm khoảng 31%. Diện tích đất này được dùng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng cây ngắn ngày (lúa, ngô, rau đậu...), cây công nghiệp dài ngày (chè), một số loại cây ăn quả (vải,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

na, ổi...) và một số loại cây lâm nghiệp làm nguyên liệu giấy (bồ đề, bạch đàn, keo..). Xét về mặt tiềm năng đất đai, Thái Nguyên có tiềm năng thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng đồng bằng và điều này đã có những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như mức sống của người dân và vì vậy nghèo đói vẫn là một vấn đề cấp bách cần được quan tâm giải quyết.

* Tình hình dân số và lao động

Năm 2010 tỉnh Thái Nguyên có 1.131.278 người, xếp thứ 15 về dân số trong 63 tỉnh thành cả nước. Ngoài người Kinh, các nhóm đồng bào dân tộc ít người bao gồm chủ yếu là người Dao, Tày, Nùng. Dân cư phân bố rải rác, và có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng.

Sự phân bố dân cư tỉnh Thái Nguyên không đồng đều và có mức độ chênh lệch khá lớn về mật độ dân số giữa các huyện thị. Trong khi thành phố Thái Nguyên có mật độ dân số cao nhất với 1.474 người/km2, thì huyện Võ Nhai lại là huyện có mật độ dân số thấp nhất với mức 76 người/km2

. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố dân cư không đều do có sự khác biệt về địa hình, phong tục, tập quán trong sản xuất và sinh hoạt cùng với điều kiện phát triển kinh tế. Bên cạnh sự khác biệt về mật độ dân cư, Thái nguyên còn có sự khác biệt về lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị. Khu vực có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao là: huyện Đại Từ chiếm 95,2% lao động xã hội; Võ Nhai là 94,5%; Phú Bình là 94,4%; Phú Lương là 92,9%; Phổ Yên là 91,4%. Dân cư nông thôn năm 2010 đạt 838.574 người chiếm 74,38% dân số và lao động nông nghiệp 459.884 người, chiếm 67,66 % lao động toàn xã hội.

Lực lượng lao động tỉnh Thái Nguyên đang ở trong trạng thái cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ dân số từ 15 tuổi đến 59 tuổi chiếm 62%. Tuy nhiên, lực lượng lao động vẫn chưa được sử dụng hiệu quả bởi vì phần lớn lực lượng lao động vẫn tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp với tỷ trọng chiếm tới 65 %, ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 32,34 %. Sự phân bố về cơ cấu lao động đã cho thấy Thái Nguyên vẫn là một tỉnh thuần nông, với đa số dân cư sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Nhân khẩu và lao động tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: người

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 g (%)

Nhân khẩu 1.113.024 1.120.311 1.125.368 1.131.278 1.139.444 1.150.230 0.54 Lao động đang làm việc 631.217 648.495 665.652 677.070 686.317 679.623 2.49 Lao động nông nghiệp 445.449 450.145. 454.840 451.750 449.047 459.884 1.07

Lao động CN & XD 78.170 87.404 96.637 105.660 111.418 102.144 9.33

Lao động dịch vụ 107.598 110.947 114.175 119.660 125.852 117.595 3.01

Lao động được tạo việc làm 15.000 16.250 16.500 16.150 22.850 22.612 2.49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá chung:

Có điều kiện đất đai phong phú, hệ thống giao thông nối liền với các địa phương trong khu vực, nguồn nhân lực dồi dào... là những nhân tố quan trọng để Thái Nguyên có thể phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh một số thuận lợi, sự không đồng nhất về địa hình lại là một trong những cản trở đáng kể đối với sự phát triển. Đất đai manh mún và không bằng phẳng đã gây khó khăn trong sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày, việc chuyên môn hóa sản xuất với quy mô lớn gặp rất nhiều khó khăn. Nằm trên địa hình pha lẫn trung du và miền núi, Thái Nguyên không có lợi thế đất đai cho phát triển, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp do diện tích đất đai cho hai ngành kinh tế này là không nhiều. Sự hạn hẹp về đất đai này là một cản trở lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế nói chung và của nông, lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Mặc dù có một số bất lợi thế về nguồn lực tăng trưởng như đã trình bày ở trên, nhưng kinh tế Thái Nguyên trong những năm sau đổi mới vẫn có sự phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên trong một thập kỷ trở lại đây đạt tốc độ trung bình khoảng 10%/năm và cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dần sang một cơ cấu kinh tế tiên tiến hướng nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2005- 2012

ĐVT: %

Năm Tổng Nông nghiệp CN & XD Dịch vụ

2005 9,36 5,00 10,74 11,89 2006 11,14 4,03 14,26 13,87 2007 12,46 4,59 18,39 12,00 2008 11,50 4,50 16,34 10,91 2009 9,10 3,08 11,70 10,06 2010 11,00 4,77 14,69 10,35 2011 8,80 5,12 11,4 7,97 2012 7,00 5,82 7,19 7,50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu của bảng 3.2 cho thấy kinh tế của Thái Nguyên đang có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2005-2010 khoảng 10,1% năm, với chiều hướng tăng lên (giai đoạn 2006-2010) và đạt tốc độ trên 2 con số. Trong năm 2009, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng đi cùng với xu thế chung của toàn bộ nền kinh tế quốc gia do có sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những biến động bất lợi của sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, là sự hoành hành của thiên tai, dịch bệnh cũng đã có những tác động nhất định tới tốc độ gia tăng GDP năm 2009. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,1%, có thể nói kinh tế Thái Nguyên vẫn đang nằm trong xu thế phát triển khá cao và ổn định. Sự phát triển này là do có sự đóng góp quan trọng của khu vực nông nghiệp với tốc độ phát triển trung bình năm khoảng 4,6% trong giai đoạn 2005-2012 - tốc độ tăng trưởng khá cao nếu so với mức bình quân chung trong cả nước.

Bảng 3.3: Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: % Khu vực 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm nghiệp và TS 24,7 24,00 23,82 22,46 21,73 21,64 20,97 Công nghiệp và xây dựng 38,7 39,54 39,86 40,62 41,54 41,27 41,22 Dịch vụ 36,6 36,46 36,32 36,92 36,73 37,08 37,81

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, tr 53)

Cùng với đà tăng trưởng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế địa phương, góp phần nâng cao mức sống. Giai đoạn 2006-2012, cơ cấu kinh tế Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp có xu hướng ngày càng giảm dần, tỷ trọng thương mại- dịch vụ và công nghiệp- xây dựng có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp- xây dựng diễn ra còn chậm và không ổn định. Với quy mô kinh tế nhỏ cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với điểm xuất phát thấp, nên cho đến nay Thái Nguyên vẫn là một trong những tỉnh nghèo. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2011 chỉ đạt 17 triệu đồng, trong khi mức bình quân chung cả nước đạt 22 triệu đồng.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 91)