Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Bài học kinh nghiệm

Từ thực tế công tác kiểm tra thuế cả trong và ngoài nước, có thể rút ra một số bài học đối với Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên về kiểm tra thuế, đó là:

(1) Hệ thống kiểm tra thuế được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế. Hoạt động kiểm tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu được thực hiện ở cấp cục Thuế, chi cục Thuế. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra thuế được chuyên môn hoá cao. Các phòng, đội kiểm tra tại cơ quan thuế được tổ chức với chức năng chuyên biệt, chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động kiểm tra.

(2) Các tiêu chí quan trọng của công tác kiểm tra là gìn giữ luật pháp, hướng tới việc xác định đúng nguyên nhân sai phạm tăng thu cho NSNN. Hoạt động kiểm tra được phân loại và phân cấp rõ ràng, đảm bảo khép kín và phát huy được tác dụng của tổ chức kiểm tra các cấp. Công cụ đắc lực phục vụ công tác kiểm tra là: Khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con người trong việc tham gia hoạt động kiểm tra. Kết luận kiểm tra được thực thi nghiêm túc bởi hệ thống các cơ quan Nhà nước cùng vào cuộc.

(3) Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm được tập trung thống nhất theo chỉ đạo cấp trung ương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch kiểm tra tập trung vào đối tượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt điều chỉnh tỷ lệ đối tượng kiểm tra giữa ngành nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(4) Xây dựng chiến lược xử lý rủi ro theo hướng ưu tiên giải quyết các rủi ro ở mức cao (là những rủi ro không thể chấp nhận được) và giải quyết các rủi ro ở mức thấp tuỳ theo nguồn lực cho phép (ví dụ: có thể lựa chọn rủi ro ở mức thấp bằng phương pháp ngẫu nhiên để đánh giá khả năng kiểm soát hoặc “tích luỹ” các rủi ro này để giải quyết trong tương lai). Phạm vi xem xét, phân tích khi nhận dạng rủi ro bao gồm cả những thông tin được thể hiện ở cấp “vĩ mô” như xu hướng phát triển kinh tế, đặc tính ngành nghề và các tác động của chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư.

(5) Ứng dụng CNTT trong kiểm tra thuế bằng máy tính, thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ công tác kiểm tra và quyền truy cập, khai thác, sử dụng hệ thống dữ liệu của ĐTNT để xác định rõ số liệu thực về sổ sách kế toán và các giao dịch điện tử.

(6) Nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra phải được đào tạo ít nhất ở trình độ Đại học, có hiểu biết nhất định về thuế; hiểu Luật Kế toán và công tác kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toán tài chính và kế toán cho mục đích thuế; Có kỹ năng kiểm tra, phân tích kinh tế; Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên bao gồm những nội dung gì?

Câu hỏi 2: Việc quản lý thu thuế, kiểm tra thuế đối với khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010-2012 ra sao?

Câu hỏi 3: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên?

Câu hỏi 4: Kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn là gì? Nguyên nhân tồn tại, hạn chế?

Câu hỏi 5: Cần có những giải pháp nào đề hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

Để nghiên cứu vùng nông thôn tỉnh Thái Nguyên, đề tài sẽ sử dụng cách tiếp cận vùng miền. Tiếp cận vùng miền là khái niệm chỉ cách thức tiến hành nghiên cứu mà trong đó chọn ra những cộng đồng xã hội có những nét tương đồng hay khác biệt để làm đối tượng khảo cứu theo mục đích đã định. Trong vùng miền đó có một số cộng đồng được chia ra nghiên cứu nhằm phát hiện về các quy luật và tính quy luật về sự vận động và phát triển của vùng miền đó. Kết quả nghiên cứu của cách tiếp cận này là những vấn đề có tính khái quát, đảm bảo độ tin cậy và mang tính đại diện cho vùng nông thôn.

, đ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Công tác quản lý thu thuế, kiểm tra thuế khu vực nông thôn có liên quan đến nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà nước, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác như công an, sở tài chính, các doanh nghiệp...

Chủ nghĩa duy vật lịch sử được sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế khu vực nông thôn ở một số cục Thuế các tỉnh khác trong nước những năm qua.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê trung ương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên, các chi cục T

quan khác.

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2010- 2012.

- . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác kiểm tra khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên, đồng thời thấy r

.

2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

* Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

* Đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp SWOT, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...

* Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá trị về số tiền thuế truy thu, số tiền thuế phạt qua các năm nghiên cứu, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên....theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: i yi y1 ; i 2,3,...

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

*) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2,3,.. i i i y t i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính: 1 ; 2,3,.. i i y T i n y

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân ( t) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n t t t t t hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y

Trong đó: t2, t3, t4,... tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần) hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: a t 1 (nếu t tính bằng lần) Hoặc: a t % 100(nếu t tính bằng %)

* Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra qua thời gian.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

2.2.2.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó nhà nghiên cứu có thể đưa ra được các giải pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các phương pháp định lượng khác.

2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế

* Hiệu quả công tác kiểm tra thuế

Trong lĩnh vực thuế, hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế không chỉ xét đơn thuần theo giá trị bằng tiền. Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế là hiệu quả thực hiện các chính sách thuế, phát huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất và đời sống xã hội, phục vụ công tác quản lý các ĐTNT trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế trên cơ sở công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả là tối đa với chi phí quản lý ở mức tối thiểu. Hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế phải được xem xét trên các góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị.

Hiệu quả kinh tế: Khai thác đầy đủ kịp thời các khoản thu Luật định về thuế vào NSNN.

Hiệu quả xã hội: Công tác kiểm tra góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.

Hiệu quả chính trị: Là hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Để đánh giá được hiệu quả của công tác kiểm tra thuế cần phải căn cứ vào hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá. Chúng ta sẽ cùng xem xét hệ thống các tiêu chí đó trong mục tiếp theo.

* Tiêu chuẩn đánh giá

Các tiêu chí định lượng: Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ kiểm tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:

+ Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành về số thời gian so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm...

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 91)