Thực trạng công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thá

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Thực trạng công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thá

3.2.2.1 Đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Trong bất kỳ hoạt động nào, yếu tố con người cũng là nhân tố động nhất và cách mạng nhất, và có tác động lớn nhất đến hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế. Xác định rõ ý nghĩa và vai trò của con người đó, trong thời gian quan, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Trong công tác đào tạo, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đòi hỏi của công việc trong thời kỳ mới. Song song với công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng đến công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ thuế. Để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ, công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý đã và đang được Cục thuế tỉnh Thái Nguyên bám sát và có kế hoạnh đào tạo và bồi dưỡng khá chi tiết và bài bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4: Đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế tỉnh Thái Nguyên năm 2010 - 2012

ĐVT: Người Năm Tổng số Kiểm tra thuế Kiểm tra thuế/Tổng số

Trình độ chuyên môn của đội ngũ kiểm tra thuế Trình độ Đào tạo chƣơng trình

QLNN

Cơ cấu theo trình độ đào tạo (%) Trên đại học Đại học Cao đẳng, THCN CV cao cấp CV chính CV Trên đại học Đại học Cao đẳng, THCN 2010 256 51 20 5 41 5 0 7 44 9,80 80,39 9,81 2011 257 53 21 6 42 5 0 7 46 11,32 14,96 9,44 2012 259 62 24 6 50 6 0 8 54 9,68 80,64 9,68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với chức năng nhiệm vụ giúp Cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến NNT; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế, trong thời gian qua Phòng Kiểm tra thuế đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể: Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của NNT; Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của NNT, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu NNT giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời; Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của NNT; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Cục ra quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định; Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp NNT có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế; Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của NNT; Nhận dự toán thu ngân sách của NNT thuộc Cục Thuế trực tiếp quản lý (trừ các đối tượng thuộc quản lý của Đội thuế liên xã, phường, thị trấn, dự toán thuế TNCN); trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý… Để đáp ứng được yêu cầu công việc trên, đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, trong khoảng thời gian từ năm 2010- 2012, số lượng cán bộ kiểm tra thuế tăng từ 51 cán bộ lên 62 cán bộ; Nếu tính theo tỷ trọng, năm 2010, tỷ lệ cán bộ làm công tác kiểm tra trong tổng số cán bộ của Cục Thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiếm 20%, đến năm 2012, tỷ lệ này đã tăng lên là 24%. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng, chất lượng của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, đó là trình độ của cán bộ trên đại học và cán bộ đạt chuyên viên chính tăng lên, cụ thể nếu như năm 2010, số cán bộ có trình độ trên đạt học là 5 người, chuyên viên chính là 7 người, đến năm 2012, con số này đã tăng lên tương ứng là 6 và 8. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng việc phát triển đội ngũ để đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là tất yếu và phù hợp với thực tế khách quan.

3.2.2.2 Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế

Kế hoạch kiểm tra hàng năm của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên phải được báo cáo về Tổng cục thuế và phải được Tổng cục Thuế phê duyệt. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra phải dựa trên cơ sở giám sát hồ sơ khai thuế, phân tích thông tin, dữ liệu và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Điều này đã hạn chế việc kiểm tra tràn lan do hoạt động kiểm tra NNT được thực hiện trên cơ sở phân tích các dữ liệu trên hệ thống báo cáo tài chính, hồ sơ kê khai thuế và kết hợp các nguồn thông tin khác như thông tin về tính hình chấp hành pháp luật thuế nắm được qua công tác quản lý, tình hình xu thế phát triển ngành kinh tế để lựa chọn chính xác hơn những đối tượng vi phạm pháp luật thuế, việc lựa chọn ĐTNT để kiểm tra dựa trên các tiêu chí như:

(1) Lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế

(2) Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn.

(3) Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của cấp trên.

(4) Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh lớn. Lựa chọn này thường tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông lâm sản trong khu vực nông thôn, nơi mà nguy cơ về dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.3. Nội dung kiểm tra thuế

* Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Trong năm 2012, bộ phận kiểm tra thuế khu vực nông thôn Thái Nguyên đã thực hiện kiểm tra tại bàn hơn 8 nghìn hồ sơ khai thuế. Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn được phân công thực hiện theo địa bàn hoạt động của doanh nghiệp cho từng công chức trong phòng. Mỗi công chức có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra theo định kỳ hàng tháng, hàng quý. Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn được thực hiện hết sức nghiêm túc đến từng loại hình doanh nghiệp đặc biệt là loại hình doanh nghiệp tư nhân. Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp NNT đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu NNT khai bổ sung. Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà NNT không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT. Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế, trước hết các công chức trong phòng luôn chú trọng đến tính pháp lý của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế cần phải đúng mẫu, đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Luật quản lý thuế. Hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp tư nhân cần phải có con dấu doanh nghiệp và tên của chủ doanh nghiệp.

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2010- 2012

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Tổng số

Hồ sơ kiểm tra Hồ sơ 8.238 9.763 10.893 28.894 Hồ sơ chấp nhận Hồ sơ 8.189 9.720 10.870 28.779

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Hồ sơ 36 37 22 95

Hồ sơ ấn định Hồ sơ 7 0 0 7

Hồ sơ đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT Hồ sơ 6 6 1 13 Tổng số thuế phát hiện qua kiểm tra

tại cơ quan thuế Tr.đ 1.191 584 250 2.025 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều chỉnh tăng số thuế Tr.đ 319 603 250 1.172

Điều chỉnh giảm Tr.đ 1 21 0 22

Ấn định Tr.đ 873 2 0 875

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên 2012)

Theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên dù cho thuê hay đứng ra làm chủ thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê. Với việc quy định mở của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, gây ra rất nhiều khó khăn cho Cơ quan Thuế nói riêng và các Cơ quan quản lý Nhà Nước nói chung. Mặc dù pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luật quy định rõ, việc thuê quản lý, hay cho thuê doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải thông báo với các cơ quan quản lý, tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân, lợi dụng việc này để trục lợi, trốn kê khai thuế, gây thất thoát không nhỏ cho nguồn thu ngân sách Nhà Nước. Nhưng bằng những biện pháp nghiệp vụ cùng với sự nỗ lực quyết tâm của lãnh đạo và công chức viên chức đưa công tác quản lý các doanh nghiệp tư nhân vào nề nếp. Năm 2010- 2012, qua công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn đã phát hiện, tăng thu thêm cho NSNN số tiền là 2.025 triệu đồng. Đó là kết quả tương đối tích cực mà bộ phận kiểm tra thuế khu vực nông thôn đã làm được, và hơn thế thông qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp tư nhân, đã phát hiện các sai phạm chủ yếu tập trung vào một số nội dung như là: Về thuế TNDN: chủ yếu các doanh nghiệp tư nhân nhầm lẫn khi xác định khoản chi phí trích khấu hao đối với quyền sử dụng đất lâu dài; Xác định miễn, giảm thuế của Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng quy định; Xác định không đúng đối tượng được gia hạn nộp thuế; Có phát sinh thu nhập từ hoạt động tài chính nhưng không hạch toán vào thu nhập khác để khai nộp thuế…

* Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (NNT).

Song song với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế, công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT cũng được quan tâm. Hàng năm, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch một cách hợp lý, phù hợp với khả năng lực lượng hiện có trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp có vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế, với tinh thần công tác kiểm tra theo đúng chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.6 khu vực

nông thôn tỉnh Thái Nguyên, năm 2010- 2012

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Tổng

1 Kiểm tra tại trụ sở NNT (kế hoạch) Cuộc 88 129 138 355 2 Kiểm tra tại trụ sở NNT (yêu cầu) Hồ sơ 12 7 11 30 3 Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế Hồ sơ 37 31 64 132 4 Tổng số thuế truy thu, tiền phạt Tr.đ 3.166 5.992 7.709 16.867

Kiểm tra tại trụ sở NNT (kế hoạch) Tr.đ 2.913 5.698 6.970 15.581 Số thuế truy thu và phạt BQ/1 lần Tr.đ 33 44 51 128 Kiểm tra tại trụ sở NNT (yêu cầu) Tr.đ 224 168 375 767 Số thuế truy thu và phạt bình quân/H.sơ Tr.đ 19 24 34 77

Kiểm tra hoàn thuế Tr.đ 29 126 364 519

Số thuế truy thu và phạt bình quân/H.sơ Tr.đ 1 4 6 11

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên 2012)

Trong năm 2010- 2012, bộ phận kiểm tra thuế khu vực nông thôn đã kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo yêu cầu là 30 cuộc, với tổng số tiền truy thu và phạt lên tới 16.867 triệu đồng. Việc kiểm tra thuế dựa theo tiêu thức đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; lựa chọn theo ngành nghề, quy mô, địa bàn để kiểm tra; hoặc đối với các trường hợp trong thực tế phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật như kiểm tra sử dụng (mua - bán) hoá đơn, kiểm tra chống gian lận đầu cơ về giá cả hoặc trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán kho hàng, tài sản…

3.2.2.4. Tổ chức kiểm tra thuế

Hiện nay trình trạng nhiều doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp nhằm kê khai khấu trừ, hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Thực tế cho thấy hiện tượng nhiều doanh nghiệp thành lập với mục đích mua bán hoá đơn để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dẫn nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với NNT khu vực nông thôn có dấu hiệu rủi ro cao về thuế trong công tác hoàn thuế.

Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2010- 2012

Năm

Hồ sơ đề nghị Kết quả kiểm tra Kết quả kiểm tra

hoàn thuế trƣớc hoàn thuế sau hoàn thuế

Tổng số HS kiểm tra trƣớc hoàn HS kiểm tra sau hoàn Số HS đã kiểm tra trƣớc hoàn Tỷ lệ kiểm tra/HS Số thuế không đƣợc hoàn Số HS đã kiểm tra sau hoàn Tỷ lệ kiểm tra/hồ Số thuế truy hoàn phạt (Bộ) (Bộ) (Bộ) (Bộ) (%) (Tr.đ) (Bộ) (%) (Tr.đ) 2010 37 28 9 28 100 195 9 100 29 2011 31 19 12 19 100 131 12 100 126 2012 64 46 18 46 100 331 18 100 364

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 72)