Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 79)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ một số hạn chế, cụ thể:

(1) Về nguồn nhân lực thực hiện công tác kiểm tra thuế: Số lượng cán bộ kiểm tra chưa đủ so với số lượng đơn vị kinh doanh trên địa bàn (Bình quân 7 cán bộ kiểm tra thuế/ 1 địa bàn), làm cho công tác kiểm tra chưa thực sự sâu, rộng và hiệu quả. Cụ thể hơn, đó là số lượng các cuộc kiểm tra còn ít (bình quân hàng năm chỉ kiểm tra khoảng 20 % trên tổng số đối tượng nộp thuế do cơ quan thuế quản lý), số thuế thu được qua công tác kiểm tra chưa cao. Bên cạnh đó sự hiểu biết về luật thanh tra kiểm tra, chưa sâu. Một số chỉ tiêu trong tính toán số tiền thu được từ thuế chưa thống nhất, kỹ năng thanh tra thiếu tính chuyên nghiệp. Kiến thức và kỹ năng về chế độ kế toán, chính sách tài chính, chính sách thuế, nghiệp vụ kiểm tra của một bộ phận công chức làm công tác kiểm tra còn hạn chế, đã làm ảnh hưởng trưc tiếp đến năng suất và chất lượng của hoạt động kiểm tra; một số trường hợp cán bộ làm công tác kiểm tra thuế chưa nắm vững chính sách thuế, nội dung xử lý không nêu rõ căn cứ pháp lý dẫn đến việc xử lý sau kiểm tra chưa chính xác còn để khiếu nại, khiếu kiện về thuế. Nghiêm trọng hơn là một số cán bộ kiểm tra có biểu hiện vụ lợi, ý thức và trách nhiệm pháp luật thấp, lợi dụng công tác kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu NNT. Vì đặc thù của ngành, nên việc luân chuyển cán bộ thường xuyên diễn ra (3- 5 năm cán bộ làm công tác kiểm tra sẽ luân chuyển), điều này phần nào giảm được tiêu cực, tuy nhiên điều này cũng gây không ít khó khăn trong công tác kiểm tra thuế bởi mức độ phức tạp trong công việc nên yêu cầu người làm công tác kiểm tra phải có kinh nghiệm và trình độ nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(2 Về xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế: Thực tế công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã cho thấy việc xây dựng kế hoạch cũng như nội dung liên quan đến công tác kiểm tra thuế cho từng lĩnh vực chưa chi tiết: Cụ thể, đối với mỗi ngành nghề, lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp có những đặc thù khác nhau nên hành vi vi phạm của NNT là khác nhau; với các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp ngày càng diễn biến phức tạp, do đó tác động rất lớn đến kết quả công tác quản lý thu ngân sách.

(3) Về chất lượng các cuộc kiểm tra: Chất lượng công tác kiểm tra thuế tại cơ sở người nộp thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua còn một số bất cập: Nội dung kiểm tra sơ sài, đôi khi còn mang tính hình thức; Số thuế truy thu và phạt bình quân rất thấp đạt khoảng 51 triệu đồng/1 cuộc, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên như sự hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra, đặ biệt là mức đọ nắm vững luật, quy trình kiểm tra, các văn bản hướng dẫn chưa sâu nên còn lúng túng trong quá trình thực hiện, xử lý. Khả năng phân tích rủi ro và đánh giá các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của đơn vị còn hạn chế, đã ảnh hưởng đến chất lượng biên bản kiểm tra quyết toán thuế.

(4) Mức độ phối hợp với các đơn vị trong nội bộ và cơ quan ban ngành có liên quan chưa mật thiết: việc bàn giao hồ sơ quản lý giữa các đơn vị trong ngành chưa tốt, dẫn đến để thất lạc hoặc bàn giao thiếu, trả lời xác minh hoá đơn không kịp thời gây khó khăn trong việc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu từ phía cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến công tác kiểm tra chưa đầy đủ, nhất là thông tin liên quan đến ngành hải quan, công thương và kế hoạch đầu tư…Công tác phối hợp điều tra, xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn chưa thật triệt để, chưa xác định rõ hành vi bỏ trốn mang theo hoá đơn không kê khai để kết luận đối với các đơn vị sử dụng. Chưa chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp trao đổi thông tin, phối hợp giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyết vụ việc, phối hợp giải quyết theo chuyên đề, phối hợp trong công tác xây dựng lực lượng và tổ chức giao ban định kỳ. Còn có trường hợp cơ quan điều tra yêu cầu cơ quan thuế cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp chung chung, dàn trải (cung cấp hồ sơ từ khi thành lập đến nay; cung cấp tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế..) hoặc hồ sơ đã được cung cấp cho cơ quan điều tra nhưng giữa các cấp, các bộ phận vẫn yêu cầu cơ quan thuế cung câp, dẫn đến cung cấp trùng lắp làm ảnh hưởng đến thời gian và nhân lực của cơ quan thuế. Cũng có trường hợp cơ quan công an yêu cầu cơ quan thuế cung cấp hồ sơ nhưng không liên hệ lại để bàn giao. Các trường hợp yêu cầu xác minh hoá đơn không cung cấp đủ thông tin để xác định nguồn dữ liệu hoặc cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp cần xác minh

(5) Cơ sở dữ liệu và thông tin về người nộp thuế tại cơ quan thuế chưa đầy đủ thông tin cần thiết

Theo Luật quản lý thuế được ban hành đã đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý thuế phải xây dựng hệ thống thông tin về đối tượng nộp thuế. Hệ thống thông tin được thu thập từ đối tượng nộp thuế và từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, cần quy định cụ thể nhiệm vụ này cho các cán bộ quản lý thuế về trách nhiệm sử dụng thông tin về ĐTNT và nguyên tắc bảo mật được đề cao hàng đầu. Mặc dù công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế đã được chú trọng và quan tâm. Nhưng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về người nộp thuế trên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn hết sức sơ sài. Chức năng cập nhật danh bạ của người nộp thuế hiện nay giao cho các phòng, đội thuế quản lý trực tiếp cập nhật. Do hạn chế về trình độ công nghệ thông tin, chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu về người nộp thuế nên còn tình trạng thông tin, nội dung không được cập nhật đầy đủ và thường xuyên khi có sự thay đổi từ phía người nộp thuế. Các chỉ tiêu được sử dụng vào công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nhiều lúc không cập nhật. Bên cạnh đó để đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao, các chỉ tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đánh giá rủi ro ngày càng phức tạp, cơ quan thuế còn cần rất nhiều các thông tin khác mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, người nộp thuế còn rất dè dặt khi cung cấp những thông tin mà cơ quan thuế yêu cầu. Phần bị sợ lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì chưa thấy có gì đảm bảo rằng những thông tin đó không bị lạm dụng có ảnh hưởng đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Thực tế này có thể được hiểu là do thiếu qui định mang tính pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Thực tế đó dẫn tới tình trạng doanh nghiệp tìm mọi cách khai thác thông tin không chính thức. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là tính chính xác và mức độ tin cậy mà cơ quan thuế có được như thế nào.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)