Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Mặc dù có một số bất lợi thế về nguồn lực tăng trưởng như đã trình bày ở trên, nhưng kinh tế Thái Nguyên trong những năm sau đổi mới vẫn có sự phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên trong một thập kỷ trở lại đây đạt tốc độ trung bình khoảng 10%/năm và cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dần sang một cơ cấu kinh tế tiên tiến hướng nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2005- 2012

ĐVT: %

Năm Tổng Nông nghiệp CN & XD Dịch vụ

2005 9,36 5,00 10,74 11,89 2006 11,14 4,03 14,26 13,87 2007 12,46 4,59 18,39 12,00 2008 11,50 4,50 16,34 10,91 2009 9,10 3,08 11,70 10,06 2010 11,00 4,77 14,69 10,35 2011 8,80 5,12 11,4 7,97 2012 7,00 5,82 7,19 7,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số liệu của bảng 3.2 cho thấy kinh tế của Thái Nguyên đang có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2005-2010 khoảng 10,1% năm, với chiều hướng tăng lên (giai đoạn 2006-2010) và đạt tốc độ trên 2 con số. Trong năm 2009, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng đi cùng với xu thế chung của toàn bộ nền kinh tế quốc gia do có sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những biến động bất lợi của sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, là sự hoành hành của thiên tai, dịch bệnh cũng đã có những tác động nhất định tới tốc độ gia tăng GDP năm 2009. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,1%, có thể nói kinh tế Thái Nguyên vẫn đang nằm trong xu thế phát triển khá cao và ổn định. Sự phát triển này là do có sự đóng góp quan trọng của khu vực nông nghiệp với tốc độ phát triển trung bình năm khoảng 4,6% trong giai đoạn 2005-2012 - tốc độ tăng trưởng khá cao nếu so với mức bình quân chung trong cả nước.

Bảng 3.3: Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: % Khu vực 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm nghiệp và TS 24,7 24,00 23,82 22,46 21,73 21,64 20,97 Công nghiệp và xây dựng 38,7 39,54 39,86 40,62 41,54 41,27 41,22 Dịch vụ 36,6 36,46 36,32 36,92 36,73 37,08 37,81

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, tr 53)

Cùng với đà tăng trưởng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế địa phương, góp phần nâng cao mức sống. Giai đoạn 2006-2012, cơ cấu kinh tế Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp có xu hướng ngày càng giảm dần, tỷ trọng thương mại- dịch vụ và công nghiệp- xây dựng có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp- xây dựng diễn ra còn chậm và không ổn định. Với quy mô kinh tế nhỏ cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với điểm xuất phát thấp, nên cho đến nay Thái Nguyên vẫn là một trong những tỉnh nghèo. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2011 chỉ đạt 17 triệu đồng, trong khi mức bình quân chung cả nước đạt 22 triệu đồng.

3.1.2.2. Điều kiện xã hội

Những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế là nền tảng quan trọng để phát triển các lĩnh vực xã hội. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số và các chương trình phát triển xã hội do trung ương và địa phương triển khai, tập trung vào lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội.

Giáo dục và đào tạo có sự phát triển về quy mô và chất lượng.

Năm 2012, ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên có: 199 trường mầm non, với 2.245 cán bộ giáo viên; 227 trường tiểu học, với 5.888 cán bộ giáo viên; 179 trường THCS, với 5.558 cán bộ giáo viên; 3 trường cấp 2-3 với 199 cán bộ giáo viên; 26 trường THPT, với 1.762 cán bộ giáo viên; Có 15 trường cao đẳng, TCCN và đào tạo nghề, 10 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên của các bậc học: Mầm non 93,19 %, Tiểu học 97,97 %, Trung học cơ sở 98,5 %, trung học phổ thông 99,2 %; Tất cả các cấp học và ở hầu hết các cơ sở giáo dục đều có đội ngũ giáo viên trên chuẩn. Nhờ có đội ngũ giáo viên đông đảo và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy khá đồng bộ nên thành tựu về giáo dục mà tỉnh Thái Nguyên đạt được trong những năm qua khá ấn tượng. Đến năm 2012, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết đạt 97,3 % trong khi mức bình quân chung cả nước đạt 94%, và khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 88,1%. Quy mô giáo dục phổ thông, mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh hệ thống giáo dục trực thuộc tỉnh, Thái Nguyên còn có Đại học Thái Nguyên trực thuộc Bộ GD & ĐT. Đây là một trường đại học đa ngành thành lập theo Quyết định số 31/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các Trường Đại học thành viên ở Thái Nguyên. Hiện tại, đại học Thái nguyên đã có 8 trường đại học, 1 trường cao đẳng thành viên và 3 khoa trực thuộc, 1 trung tâm học liệu, 1 trung tâm giáo dục quốc phòng, gồm: Đại học Sư phạm, Đại Học Nông lâm, Đại học Y khoa, Đại học kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế & QTKD... Hệ thống các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có nhiều tiến bộ trong việc đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng dạy và học góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Công tác y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng hoàn thiện và đáp ứng tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Bảo vệ, chăm sóc tốt sức khỏe nhằm nâng cao thể chất của người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực y tế. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được hoàn thiện và củng cố, y tế phường/xã được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, từng bước được cung cấp trang thiết bị cơ bản, đảm bảo được nguồn thuốc thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Năm 2010, số cơ sở y tế là 539 cơ sở, với 3.710 cán bộ ngành y, đến năm 2010 đã tăng lên là 639 cơ sở và 4.310 cán bộ ngành y. Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sỹ đạt 92,2% năm 2010. Số bác sỹ/vạn dân tăng từ 10,7 người năm 2010 lên 12,7 người năm 2012. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 17,7% (năm 2010) xuống còn 15,7% (năm 2012), tỷ suất chết của người mẹ giảm từ 0,025% (năm 2010) xuống còn 0,011% (năm 2010). số trẻ em bị tàn tật, khuyết tật giảm từ 2.151 người (năm 2010) xuống còn 1.806 người (năm 2012).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục và y tế, lĩnh vực văn hoá xã hội cũng đạt kết quả khá toàn diện và có chuyển biến theo hướng xã hội hoá. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, thực hiện chính sách xã hội, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được triển khai tích cực thông qua nhiều chương trình, dự án. Huy động tối đa nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể và các cá nhân tham gia trợ giúp các hộ nghèo bớt khó khăn, từng bước vươn lên tự ổn định cuộc sống.

3.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên là vùng đất đai rộng diện trên trên 2.000 nghìn km2, với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông lâm ngư nghiệp), mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp, thu nhập và mức sống của dân cư thấp hơn đô thị. Từ cách hiểu này, khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên sẽ bao gồm các xã của tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở phân chia đó, công tác kiểm tra thuế của tỉnh Thái Nguyên được đánh giá trên các khía cạnh sau:

3.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Cục thuế Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ- BTC ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế nhà nước, chịu sự lãnh đạo song trùng lãnh đạo quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vụ chính của Cục thuế Thái Nguyên là quản lý nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Bộ máy Cục thuế Thái Nguyên gồm 11 phòng chức năng và 9 Chi cục thuế trực thuộc tại 9 huyện, thành phố Thái Nguyên và thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã Sông Công, với tổng số cán bộ công chức 536 người (tính đến thời điểm 31/12/2012).

Thực hiện Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở Cục thuế Thái Nguyên được cải cách theo hướng tổ chức tập trung, với 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Sơ đồ 3.1: Mô hình các phòng chức năng tại Cục thuế Thái Nguyên

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên năm 2012) 3.2.1.2. Tổ chức hệ thống kiểm tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên

Trong công tác quản lý thuế thì chức năng kiểm tra đối với doanh nghiệp là chức năng quan trọng, chức năng này của Cục Thuế Thái Nguyên được thực hiện do phòng kiểm tra thuế.

Theo quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 của Bộ Tài Chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế, Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Tổng Cục Thuế quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc Cục Thuế. Bộ máy kiểm tra thuế ở Cục thuế Thái Nguyên bao gồm: 01 phòng Kiểm tra thuế thuộc khối văn phòng Cục thuế và các Đội kiểm tra thuế thuộc các chi cục Thuế.

* Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kiểm tra thuế

Phòng kiểm tra thuế Cục thuế tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các Chi cục Thuế;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;

- Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;

- Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;

- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;

- Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

- Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận chức năng có liên quan;

- Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục Thuế trực tiếp quản lý; trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế;

- Đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định và một số nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

3.2.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

3.2.2.1 Đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Trong bất kỳ hoạt động nào, yếu tố con người cũng là nhân tố động nhất và cách mạng nhất, và có tác động lớn nhất đến hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế. Xác định rõ ý nghĩa và vai trò của con người đó, trong thời gian quan, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Trong công tác đào tạo, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chuyên môn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 49 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)