Cơ cấu bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Cơ cấu bộ máy tổ chức Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Cục thuế Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ- BTC ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế nhà nước, chịu sự lãnh đạo song trùng lãnh đạo quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vụ chính của Cục thuế Thái Nguyên là quản lý nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Bộ máy Cục thuế Thái Nguyên gồm 11 phòng chức năng và 9 Chi cục thuế trực thuộc tại 9 huyện, thành phố Thái Nguyên và thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã Sông Công, với tổng số cán bộ công chức 536 người (tính đến thời điểm 31/12/2012).

Thực hiện Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở Cục thuế Thái Nguyên được cải cách theo hướng tổ chức tập trung, với 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Sơ đồ 3.1: Mô hình các phòng chức năng tại Cục thuế Thái Nguyên

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên năm 2012) 3.2.1.2. Tổ chức hệ thống kiểm tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên

Trong công tác quản lý thuế thì chức năng kiểm tra đối với doanh nghiệp là chức năng quan trọng, chức năng này của Cục Thuế Thái Nguyên được thực hiện do phòng kiểm tra thuế.

Theo quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 của Bộ Tài Chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế, Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của Tổng Cục Thuế quy định nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng thuộc Cục Thuế. Bộ máy kiểm tra thuế ở Cục thuế Thái Nguyên bao gồm: 01 phòng Kiểm tra thuế thuộc khối văn phòng Cục thuế và các Đội kiểm tra thuế thuộc các chi cục Thuế.

* Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kiểm tra thuế

Phòng kiểm tra thuế Cục thuế tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các Chi cục Thuế;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;

- Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;

- Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;

- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;

- Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

- Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận chức năng có liên quan;

- Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục Thuế trực tiếp quản lý; trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế;

- Đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định và một số nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế trong khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 57)