số thu nhận
Các hợp chất polyphenol rất đa dạng với hàm lượng nhiều hay ít khác nhau tùy theo nguồn gốc nguyên liệu thu nhận. Vì thế chiết tách với lượng dung môi thích hợp để chiết rút hết lượng polyphenol có trong mẫu phân tích là điều cần thiết. Thí nghiệm được tiến hành chiết tách mẫu ở các tỉ lệ mẫu : dung môi metanol khác nhau ở các nghiệm thức, làm khô mẫu, phân tích và ghi nhận kết quả ở bảng 4.4:
Bảng 4.4: Hàm lượng TPC thu nhận với tỉ lệ dung môi chiết tách khác nhau Tỉ lệ mẫu/ MeOH (w/v) Hàm lượng TPC* (mg GAE/100g lúa) 1:4 43,273 0,387b 1:5 43,604 1,906b 1:6 45,453 0,756a 1:7 42,853 0,260b 1:8 42,826 0,765b
(*Kết quả được tính trên % vật chất lúa khô)
(Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05))
Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy khi tăng lượng dung môi lên thì hiệu quả chiết tách các hợp chất polyphenol tăng rõ rệt. Kết qủa này có thể do lượng dung môi càng nhiều tạo được sự chênh lệch cần thiết bên trong và bên ngoài môi trường do đó quá trình chiết tách được diễn ra liên tục nên các chất hòa tan được trong dung môi sẽ tốt hơn. Tuy nhiên với tỉ lệ mẫu và dung môi 1:7 và 1:8 có hiệu quả trích ly hợp chất polyphenol thấp hơn các tỉ lệ khác có thể do nó là chất chống oxy hóa nên sử dụng lượng dung môi quá nhiều ảnh hưởng đến các giai đoạn cô mẫu vì thời gian làm khô mẫu phải kéo dài.
Kết quả thống kê cho thấy ở tỉ lệ mẫu và dung môi 1:6 thì hàm lượng TPC thu được cao nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng phù hợp khi nghiên cứu các loại lá cây dược liệu sấy khô có nguồn gốc từ Malaysia được chiết tách các hợp chất chống oxy hóa với tỉ lệ mẫu: dung môi metanol là 1:6 [20]. Trên thực tế với khối lượng mẫu khảo sát như trên phải dùng lượng dung môi vừa đủ giúp bột gạo khuếch tán vào dung môi để diện tích tiếp xúc là lớn nhất thì hiệu suất chiết sẽ tốt nhất. Không nên dùng quá nhiều gây hao phí dung môi, ảnh hưởng cho giai đoạn cô mẫu tiếp theo, mặc khác sẽ không có lợi về mặt kinh tế và môi trường.
Do đó tỉ lệ nguyên liệu mẫu : dung môi (w/v) 1:6 được chọn để khảo sát các yếu tố tiếp theo.
4.2.3. Khảo sát số lần chiết tách dung môi ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol tổng số
Việc chiết tách các hợp chất polyphenol ngoài tỉ lệ mẫu: dung môi cho mỗi lần chiết còn nhận thấy số lần chiết trên 1 mẫu phân tích có ảnh hưởng đến hàm lượng thu nhận được. Vì thế trong thí nghiệm tiến hành với số lần chiết khác nhau trên cùng tỉ lệ mẫu : dung môi là 1:6 ở các nghiệm thức. Kết quả cho ở bảng 4.5
Bảng 4.5. Hàm lượng TPC thu được với số lần chiết tách khác nhau Số lần chiết (ml) Hàm lượng TPC* (mg GAE/100g lúa) Chiết 1 lần 27,354 1,155a Chiết 2 lần 36,503 1,272b Chiết 3 lần 45,108 0,174c Chiết 4 lần 43,749 0,806c
(*Kết quả được tính trên % vật chất lúa khô)
(Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05))
Kết quả cho thấy hiệu quả thu nhận hàm lượng polyphenol tổng số cao nhất khi thực hiện từ 3-4 lần. Điều này được giải thíchkhi dung môi tấn công vào cấu trúc của hạt cần một khoảng thời gian nhất định để các chất hòa tan được lôi kéo khỏi tế bào. Việc chiết nhiều lần sẽ gia tăng thêm thời gian dung môi tiếp xúc với chất tan tạo điều kiện chiết tách cạn kiệt hơn chất cần phân tích. Tuy nhiên trên thực tế, do chất đang khảo sát là hợp chất chống oxy hóa, chúng rất dễ bị oxi hóa nên việc chiết nhiều lần có thể ảnh hưởng đến hàm lượng thu được.
Do đó, để đạt được hiệu quả ly trích là tốt nhất thực hiện 3 lần chiết là tối ưu. Kết quả này phù hợp với các khảo sát trên cám gạo hoặc hạt nẩy mầm và các loại lá thuốc đã được làm khô, cũng tiến hành chiết tách ít nhất 3 lần với cùng lượng dung môi.