Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Ly trích và khảo sát hàm lượng phenol tổng số giống lúa đỏ (châu hạng võ) (Trang 30 - 32)

Công trình nghiên cứu của Rao và cộng sự đã tiến hành khảo sát hàm lượng chất chống oxy hóa trong thành phần cám gạo Njavara có nguồn gốc từ Ấn Độ với hàm

lượng các chất chống oxy hóa khá cao như polyphenol (3,2- 12,4 mg GAE/g), flavonoid (1,68-8,5 mg QE/g). [25]

Năm 2011, Shao Yafang, và các cộng sự đã tiến hành định lượng polyphenol và khả năng chống oxy hóa của các hạt gạo có kích thước cực kì nhỏ và kết quả là các hạt gạo có kích thước nhỏ thường có hàm lượng polyphenol cao, flavonoid và khả năng chống oxy hóa hơn hạt có kích thước bình thường hay lớn. [27]

Năm 2010, Umarat Srisawat và các cộng sự đã tiến hành xác định các hợp chất phenolic, flavonoids và các hoạt chất chống oxy hóa khác trong dịch chiết xuất từ gạo thái hồng và gạo trắng bằng cách hòa tan bột gạo trong nước, đun nóng ở 60-75 °C khoảng 15-30 phút. Sau đó, để nguội đến nhiệt độ phòng, lọc, tiến hành pha mẫu đo quang phổ và xác định hàm lượng. Kết quả cho thấy rằng hàm lượng polyphenol và flavonoid của gạo có chứa sắc tố màu sẽ cao hơn so với giống gạo trắng. [31]

Otilia Bobis và các cộng sự cũng tiến hành khảo sát các chất chống oxy hóa có trong mật ong với hàm lượng polyphenol là khá cao khoảng 116,45 mg GAE/100g mật ong. Một số nghiên cứu khảo sát hàm lượng flavonoid tổng số và chất chống oxy hóa có chứa trong một số thực vật nhiệt đới như bắp cải, ớt xanh, ớt đỏ, cà rốt, rau dền đỏ, củ cải trắng, cỏ tranh và nghệ bằng phương pháp ngâm dầm. Kết quả thực nghiệm cho thấy hàm lượng flavonoid tổng số đã được khảo sát cao nhất trong ớt đỏ (0,939 mg/g) và thấp nhất đã được quan sát thấy trong rau dền đỏ (0,066 mg/g). Sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) xác định hàm lượng 5 thành phần quan trọng thuộc nhóm flavonoid là quercetin, catechin, kaempferol, apigenin và rutin. Kết quả cho thấy một tiềm năng của các hợp chất flavonoid và chất chống oxy hóa trong ớt đỏ, nguồn bổ sung nhiên liệu cho các nhà máy.[9], [6]

Fahad A.J.và cộng sự tiến hành định lượng polyphenol chứa trong lá và thân của ba loại rau mùi, rau mùi tây và bạc hà được trồng ở Ả Rập bằng phương pháp đo quang phổ. Các chất chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của ba loại thảo mộc này được đánh giá đều chứa nhóm phenolic và chất chống oxy hóa cao. Lá bạc hà cho thấy hàm lượng phenol tổng số là cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng phenol tổng số chiết xuất từ lá cây rau mùi, bạc hà và ngò tây đều cao hơn so với những loài thực vật có cùng họ. Bên cạnh đó nghiên cứu cho thấy các loại thảo mộc được trồng ở Ả Rập là nguồn cung cấp các hợp chất phenolic tổng số cao cho các nhà máy. [13]

Vì vậy, việc bổ sung các chất chống oxy hóa từ thực vật là vô cùng có lợi, những nghiên cứu trên góp phần chứng minh hầu hết các loài thực vật đều có chứa một lượng các chất chống oxi hóa có lợi cho cơ thể. Đây sẽ là những nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy trong tương lai.

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Ly trích và khảo sát hàm lượng phenol tổng số giống lúa đỏ (châu hạng võ) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)