Chuẩn bị mẫu
Chuẩn bị bột gạo phân tích
Hạt lúa huyết rồng (lúa đỏ) mua về được xử lý loại bỏ tạp chất, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó tách vỏ, nghiền thành bột bảo quản ở nhiệt độ (-5) – 0oC để sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm.
Quy trình chiết tách chung
Lúa Bóc vỏ Nghiền mịn Bột gạo
Chiết với dung môi
Dịch chiết
Hòa tan trong DMSO Mẫu Cô quay
Hình 3.1: Quy trình chiết các polyphenol trên lúa
Cân 0,5 gam bột gạo cho vào ống nghiệm, thêm dung môi và được thực hiện nhiều lần chiết. Cho ống nghiệm vào bể điều nhiệt có gắn hệ thống máy lắc và ổn định
Cặn Dung dịch
ở nhiệt độ khảo sát. Sau thời gian chiết tách, lọc dịch chiết bằng giấy lọc Watman số 2. Mẫu chiết đem cô quay, trữ lạnh và tiến hành đo mẫu theo mục 3.2.1.4
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Khảo sát loại dung môi thích hợp chiết tách hợp chất polyphenol
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một nhân tố gồm 4 dung môi methanol, etanol, hexan, aceton. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Cân 0,5 gam bột gạo cho vào ống nghiệm, thêm vào 3ml lần lượt các dung môi khảo sát. Ngâm vào bể điều nhiệt ổn định có hệ thống lắc ở 40oC trong 3 giờ, tiến hành thu mẫu với 3 lần chiết. Sau đó tiến hành các bước tiếp theo như quy trình chiết tách chung
Đo hàm lượng polyphenol ở mỗi nghiệm thức dung môi khác nhau theo phương pháp của Rao. [25]
Thí nghiệm 2: Khảo sát lượng dung môi chiết tách hợp chất polyphenol tối ưu
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với tỉ lệ mẫu/dung môi (đã chọn ở thí nghiệm 1) khác nhau là 1:4; 1:5, 1:6, 1:7 và 1:8 (w/v). Tiến hành thu mẫu với 3 lần chiết. Ngâm vào bể điều nhiệt ổn định ở 40oC trong 3 giờ cho mỗi lần chiết. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Thu mẫu và tiến hành các bước tiếp theo như quy trình chiết tách chung. Đo hàm lượng polyphenol theo phương pháp của Rao. [25]
Thí nghiệm 3: Khảo sát số lần chiết tách dung môi ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol tổng số
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với số lần chiết tách riêng biệt là 1, 2, 3 và 4 ở các nghiệm thức với thể tích dung môi đã chọn ở thí nghiệm 1 và 2. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Cân 0,5 gam bột gạo cho vào ống nghiệm, thêm vào 3ml dung môi được chọn. Ngâm vào bể điều nhiệt có hệ thống lắc ổn định ở nhiệt độ 40oC trong 3 giờ. Lọc lấy dịch riêng lẻ (được lần chiết thứ nhất), phần thô được cho lại vào từng ống nghiệm, tiếp tục thêm 3ml dung môi vào các ống nghiệm, chiết tương tự cộng dồn dịch chiết vào cùng 1 ống pi được lần chiết thứ 2, làm tương tự với các lần chiết thứ 3 và thứ 4. Thực hiện các nghiệm thức riêng biệt với số lần chiết 1, 2, 3 và 4. Thu mẫu và tiến hành các bước tiếp theo như quy trình chiết tách chung
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chiết tách
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên với 1 nhân tố với các nhiệt độ khác nhau: 30 oC; 35oC; 40 oC; 45 oC; 50oC. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Tiến hành chiết tách với số lần đã chọn từ thí nghiệm 2 và thể tích dung môi đã chọn từ thí nghiệm 3. Ngâm vào các bể điều nhiệt ổn định ở các nhiệt độ khác nhau trong 3 giờ cho mỗi lần chiết. Thu mẫu và tiến hành các bước tiếp theo như quy trình chiết tách chung. Đo hàm lượng polyphenol theo phương pháp của Rao. [25]
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng thời gian ly trích đến hàm lượng polyphenol tổng số
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên với 1 nhân tố với các mốc thời gian chiết tách là: 90; 150; 180; 210 và 270 phút.
Tiến hành chiết tách với số lần đã chọn từ thí nghiệm 2 và thể tích dung môi đã chọn từ thí nghiệm 3. Ngâm vào bể điều nhiệt ổn định ở nhiệt độ được chọn từ thí nghiệm 4 và các mốc thời gian khảo sát cho mỗi lần chiết. Thu mẫu và tiến hành các bước tiếp theo như quy trình chiết tách chung. Đo hàm lượng polyphenol theo phương pháp của Rao. [25]