2.1.Các đặc điểm về hành vi, nhu cầu và mong muốn của nhóm đối tượng CNVC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đi lại bằng xe buýt của công nhân viên chức trong khu vực nội thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp đáp ứng (Trang 32 - 33)

CNVC

Sau quá trình phân tích trên, chúng tôi tổng hợp và đưa ra các kết luận chung sau về nhóm khách hàng mà chúng tôi hướng đến cho dịch vụ mới này của doanh nghiệp buýt như sau:

Một là CNVC là nhóm có thu nhập khá ổn định trong xã hội, dù làm việc trong nhiều ngành nghề nhưng có quan niệm tương đồng về các giá trị trong chất lượng dịch vụ do được đào tạo có hệ thống hơn các nhóm khác, đi làm và có nhiều kinh nghiệm xã hội cũng như thu nhập tốt. Họ đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn hẳn so với các nhóm khách hàng khác.

Hai là chi phí cho đi lại chiếm một phần lớn trong cơ cấu chi tiêu hàng ngày, CNVC sử dụng phương tiện cá nhân như một điều tất yếu và là xu hướng hiện tại của họ .Tuy nhiên nhìn vào tỷ lệ người có ý định dùng thử dịch vụ xe buýt mới có thể thấy họ cũng có thể thích nghi và thay đổi phương tiện đi lại nếu thực sự xe buýt được nâng cao chất lượng và có dịch vụ đáp ứng được các mong muốn của họ.

Ba là đối với dịch vụ xe buýt dành cho CNVC, nhu cầu lớn nhất của CNVC vẫn là dịch vụ mới này phải khắc phục được yếu tố thiếu chủ động trong đưa đón khách hàng, bởi xuất phát từ giờ làm việc và giờ tan tầm của nhóm khách hàng này, tiếp theo đó là các nhu cầu về thỏa mãn tâm sinh lý của khách hàng như môi trường không khí, thái độ phục vụ của nhân viên.

Bên cạnh đó là các mong muốn được nâng cao chất lượng dịch vụ thể hiện rất rõ qua các ý kiến về thay đổi chất lượng dịch vụ. Nhìn chung, nhóm khách hàng này đều mong muốn có một dịch vụ xe buýt tốt hơn hẳn so với dịch vụ xe buýt hiện tại. Họ có mong muốn phải nâng cao chất lượng dịch vụ về mọi mặt, trong đó có một số yếu tố như phân bổ giờ chạy và cách thức phân phối vé tháng được quan

tâm. Các hệ số tương quan giữa các cặp biến so sánh cũng cho thấy việc mong muốn các yếu tố chất lượng được nâng cao là phù hợp với cách đánh giá của họ.

Nhóm khách hàng này cũng chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu xe mà chỉ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ xe. Đối với họ, phương tiện công cộng đòi hỏi phải đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại một cách thuận tiện và chủ động hơn, đồng thời là một phương án để tiết kiệm chi phí đi lại.

Nhóm đối tượng này còn e ngại về môi trường an ninh như tình trạng trộm cắp và mức độ an toàn của các lái xe ảnh hưởng đến cá nhân. Điều này gây khó khăn trong việc tạo cảm giác thoải mái và an tâm cho họ khi sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đi lại bằng xe buýt của công nhân viên chức trong khu vực nội thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp đáp ứng (Trang 32 - 33)