1.1.Kết luận về “ Thái độ và đánh giá của CNVC đối với chất lượng dịch vụ buýt mà doanh nghiệp buýt đang hoạt động”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đi lại bằng xe buýt của công nhân viên chức trong khu vực nội thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp đáp ứng (Trang 26 - 27)

Thứ nhất là qua kết quả tần suất về các ý kiến đánh giá : nhân viên cư xử nhã nhặn, lịch sự và tận tình với khách hàng; chất lượng xe tốt, không bị hỏng hóc; tài xế lái xe an toàn cho thấy ở ý kiến “ không đồng ý” có tỷ lệ lần lượt là 52,5%; 51,7% và 45,8% cho thấy đối tượng được phỏng vấn đánh giá chất lượng cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ xe buýt hiện nay là khá kém, hơn một nửa số người được phỏng vấn không đồng ý còn cho thấy rằng chất lượng cơ sở vật chất kém và thái độ phục vụ đã ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh của xe buýt trong tâm trí khách hàng, cái nhìn không lạc quan về chất lượng xe buýt hiện nay đã trở nên phổ biến.

Thứ hai là qua kết quả tần suất về các ý kiến đánh giá: nhân viên thu soát vé đúng quy định, địa điểm đón trả khách phù hợp, mức giá doanh nghiệp đưa ra là khá rẻ và địa điểm bán vé tháng thuận tiện cho thấy ở ý kiến “ đồng ý” có tỷ lệ lần lượt là: 52,5%; 40,7%; 57,6%; 45,8% cho thấy nhóm đối tượng là công nhân viên chức đánh giá cao việc thực hiện các quy định thuộc về nguyên tắc hoạt động của xe buýt. Tuy nhiên, đánh giá này không hoàn toàn là nhận xét tích cực đối với dịch vụ xe buýt hiện tại vì đây là những nguyên tắc tối thiểu để dịch vụ xe buýt có thể duy trì hoạt động, nếu các hoạt động mang tính chuẩn mực và nguyên tắc đối với dịch vụ buýt không được thực hiện thì doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động; các yếu tố này chính là một phần sản phẩm cốt lõi trong chữ P “sản phẩm” của marketing.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu đi lại bằng xe buýt của công nhân viên chức trong khu vực nội thành Hà Nội và đề xuất các giải pháp đáp ứng (Trang 26 - 27)