Một số kiến nghị để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 74 - 78)

- Tư vấn và hỗ trợ về các dịch vụ ngân hàng đang cung cấp 3.3.1.2.4 VCB – Money

2010- Tổ chức 70 khóa đào tạo cho cán bộ, nhân viên với số lượng được

4.3.2 Một số kiến nghị để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Chúng ta đều biết được tầm quan trọng của dịch vụ NHĐT đối với sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên để phát triển dịch vụ này ở Việt Nam không phải là điều dễ dàng. Bởi chúng ta vẫn còn một số rào cản chưa tháo gỡ được. Sau đây nhóm tác giả xim đề xuất một sô kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ này ở Việt Nam.

Thứ nhất: Cải cách nâng cao hệ thống quản lý ngân hàng.

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là hiện đại hóa tổ chức và hoạt động hành chính của các ngân hàng thương mại. Hiện nay, đa số các ngân hàng thương mại ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Cơ cấu tổ chưc như vậy đòi hỏi sự minh bạch trong phân cấp quản lý và sự giám sát, điều hành của các bộ phận chức năng trực thuộc. Tuy nhiên, thực trạng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì chưa làm được điều này. Chính vì vậy, việc cần phải làm là hiện đại hóa tổ chức và hoạt động hành chính trong các ngân hàng thương mại nhằm tạo ra sự trôi chảy trong hoạc động và khả năng thích ứng linh hoạt với điều kiện thay đổi của môi trường.

Thứ hai: Xây dựng và cải thiện hành lang pháp lý và các quy định khung cho

dịch vụ ngân hàng điện tử.

Dịch vụ NHĐT chỉ có thể phát triển thành công khi giới cầm quyền ở một quốc gia đồng ý, tạo điều kiện và bảo vệ loại hình dịch vụ này. Vì vậy, ở Việt Nam cần:

 Thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch NHĐT

 Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký số, chứ ký điện tử, ban hành các quy định về việc xác nhận, kiểm chứng chữ ký số, chứ ký điện tử.

 Ban hành các đạo luật quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch NHĐT

 Bảo vệ tính pháp lý của thông tin, chống xâm phạm trái phép, chống gian lận.

Thứ ba: Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin.

Hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đặc biệt là hệ thống mạng lưới Internet chưa thực sự có chất lượng tốt để có thể đáp ứng những yêu cầu cao khi triển khai TMĐT cũng như NHĐT. Vì vậy, muốn dịch vụ NHĐT phát triển được, nhà nước cần đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và rộng khắp cả nước.

KẾT LUẬN

Thương mại điện tử và Internet giờ đây ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc sống hiện đại và không thể nào phủ nhận vai trò của chúng đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội. Kết quả của sự tác động đó là dịch vụ ngân hàng điện tử trong lĩnh vực ngân hàng ra đời như một xu thế tất yếu, một sự chuyến mình mau chóng để thích ứng kịp với thời đại công nghệ thông tin lên ngôi. Dịch vụ này đang ngày càng được ứng dụng phổ biến và sự ra đời của nó đã chứng minh tính ưu việt mang phạm vi toàn cầu. Dịch vụ NHĐT thực sự là một vũ khí để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong thời số hoá, hứa hẹn sẽ mang lại ngày càng nhiều những tiện ích hấp dẫn cho người dùng. Các cường quốc kinh tế trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,…đã tận dụng rất hiệu quả dịch vụ này từ rất sớm và kết quả là họ đã trở thành các trung tâm tài chính mạnh. Ở Việt Nam, nhiều ngân hàng đã kịp thời nắm bắt và triển khai dịch vụ NHĐT vào hoạt động của mình và thu được thành công. Tuy nhiên, việc không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ luôn là bài toán cần lời giải từ phía các ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VietcomBank là một trong số những ngân hàng hoạt động thành công trong môi trường truyền thống với bề dày lịch sử và uy tín đã được khẳng định. Đây cũng là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực NHĐT và đã đem lại một số hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên việc hoạt động trên môi trường Internet là một xu thế tất yếu đòi hỏi ngân hàng phải tìm cho mình hướng đi mới và xây dựng hệ thống khách hàng trung thành, đó mới là giải pháp bền vững. Dịch vụ NHĐT là dịch vụ sẽ đưa Ngân hàng Vietcombank mau chóng tiếp cận mục tiêu đó.

Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ này và khả năng ứng dụng vào hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nhóm tác giả đã nỗ lực thực hiện và cơ bản tiếp cận, phân tích một số luận điểm sau:

Thứ nhất, hệ thống các vấn đề lý luận sơ sở về dịch vụ ngân hàng điện tử và khả

năng ứng dụng của nó vào hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, trên cơ sở thực hiện các điều tra nghiên cứu thực tế về dịch vụ này và

khả năng ứng dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nhóm tác giả đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng tiện ích này trong thực tế hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba, từ thực trạng nêu trên nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm phát

triển dịch vụ ngân hàng điện tử và khai thác tiện ích của nó vào hoạt động của ngân hàng.

Do một số điều kiện về khả năng, trình độ, kinh nghiệm, tài liệu, thời gian và đối tượng nghiên cứu…còn hạn chế, do đó không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của Hội đồng Khoa và Nhà trường nhằm góp phần hoàn chỉnh cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử, và những thực tế trong triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w