- Tư vấn và hỗ trợ về các dịch vụ ngân hàng đang cung cấp 3.3.1.2.4 VCB – Money
a. Môi trường Văn hóa – Xã hộ
Đặc điểm của môi trường Văn hóa – Xã hội.
Về dân số
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ. Tỷ lệ dân số ở độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi chiếm trên 60% tổng số dân. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy, Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn già hóa dân số. Theo dự báo, tỷ lệ dân số ở độ tuổi trên 65 tuổi tăng từ 5,73% năm 2010 lên 21,31% tổng dân số vào năm 2050.
Đơn vị: % Tuổi 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 0-14 24,31 22,57 21,77 20,83 19,46 17,88 16,65 15,97 15,65 15-65 69,96 71,40 71,18 70,02 68,96 68,32 67,27 65,60 63,05 >65 5,73 6,04 7,05 9,15 11,58 13,80 16,09 18,43 21,31 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Hình 3.3: Bảng dự báo dân số theo nhóm tuổi giai đoạn từ 2010-2050
( Nguồn: Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình)
Việt Nam là nước đông dân thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 14 trên toàn thế giới. Tính đến tháng 7 năm 2011, dân số của Việt Nam vào khoảng 90.549.390 người, chiếm 1,29% dân số trên toàn thế giới.
Việt Nam sẽ có tốc độ tăng dân số tương đối nhanh. Theo dự báo dân số giai đoạn 2009-2049 của Tổng cục Thống kê, với phương án mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu người vào năm 2049.
Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” bắt đầu từ năm 2007 theo những kết quả phân tích sâu về cấu trúc tuổi và giới tính
Về dân trí
Trong những năm qua, cùng với nỗ lực phát triển kinh tế, Việt Nam đã rất quan tâm chú trọng đến cải cách nền giáo dục nước nhà. Vì vậy, trình độ dân trí của người dân Việt Nam đã ngày càng được nâng cao. Số lượng trường học và học sinh, sinh viên ở các cấp bậc không ngừng tăng lên qua các năm.
Hình 3.4: Biểu đồ tổng số lượng các trường học trong cả nước qua các năm
(Bao gồm các trường đại học, cao đẳng, giáo dục trung học và mầm non)
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là sự thiếu đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đất liền và các vùng biên giới, hải đảo.
Về phong tục, tập quán
Người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm.
Thói quen tiêu dùng tiền mặt đã dần được thay đổi. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn là một phương thức thanh toán rất phổ biến hiện nay.
Sự tác động của môi trường văn hóa – xã hội đến việc triển khai dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng Vietcombank
Với những đặc điểm về văn hóa – xã hội như trên, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển dịch vụ NHĐT. Với tốc độ tăng dân số nhanh sẽ làm tăng nhanh nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trong dân cư. Đồng thời, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, dân trí được nâng cao nên dân cư cũng sẽ dễ dàng thích ứng được với các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao như dịch vụ NHĐT. Tuy nhiên thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn là một rào cản lớn đối với việc triển khai thực hiện dịch vụ NHĐT. Đặc biệt với dân trí không đồng đều giữa các vùng miền, Ngân hàng cần phải thực hiện nhiều biện pháp tuyền truyền và thông tin về dịch vụ NHĐT tới người dân. Ngân hàng phải cho các khách hàng thấy được những lợi ích từ dịch vụ thì việc triển khai dịch vụ NHĐT mới thành công.