Thách thức đối với nâng cao chất lƣợng dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty kintetsu chi nhánh hà nội (Trang 57 - 60)

trong giai đoạn hiện nay

- Mức độ cạnh tranh cao

Thống kê của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho thấy, hiện có khoảng 1.200 DN tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực logistics nói chung. Các DN cung ứng dịch vụ logistics đa quốc gia chiếm thị phần rất lớn (khoảng 60 – 70% thị phần), mặc dù lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ logistics đến năm 2014 nhƣng dƣới nhiều hình thức khác nhau, các công ty nƣớc ngoài đã hoạt động đa dạng, nhát là tỏng lĩnh vực dịch vụ trọn gói 3PL (dịch cụ cung ứng bên thứ 3) với trình độ công nghệ hiện đại. Họ đã giành hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics cho hầu hết các DN FDI tại Việt Nam.

Có 3 nhóm doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistic chủ yếu tại thị trƣờng Việt Nam hiện nay: các công ty đa quốc gia, công ty liên doanh nƣớc ngoài; các Tổng công ty, tập đoàn nhà nƣớc; các công ty tƣ nhân, cổ phần. Nhóm thứ nhất - đa phần tập trung vào phân khúc khách hàng toàn cầu của họ tại mỗi quốc gia, là những khách hàng có nhận

| SV: Nguyễn Thị Diên Lớp QTKD Quốc tế 51B

thức về logistics rất đầy đủ và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói. Nhóm thứ hai - chiếm lĩnh gần nhƣ toàn bộ các dịch vụ về giao nhận, vận tải trong nƣớc, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thế mạnh chuyên từng mảng riêng lẻ. Phần lớn lợi nhuận trong lĩnh vực vận tải và vận tải phân phối rơi vào khối doanh nghiệp này.

Nhóm thứ ba – nhóm có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tƣơng lai, nhắm vào phân khúc khách hàng tƣơng đồng - các công ty tƣ nhân, cổ phần là những thƣơng hiệu mạnh của Việt Nam. Ở nhóm thứ ba này, cả nhà cung ứng dịch vụ logistics lẫn ngƣời sử dụng dịch vụ đều đang thay đổi rất nhanh nhận thức về logistics. Khi quyền lợi của ngƣời làm chủ gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp, họ luôn tính toán phƣơng án hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là các yếu tố tác động đến chi phí và cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay có một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Việt Nam đang phát triển theo mô hình cung ứng dịch vụ 3PL, 4PL và nhắm vào phân khúc thị trƣờng của cả 3 nhóm trên. Ngoài việc cung ứng các dịch vụ đơn lẻ cho các công ty nhà nƣớc vốn có bộ phận chuyên trách về logistics; hay đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, dịch vụ gia tăng giá trị, quy chuẩn chất lƣợng tiêu chuẩn quốc tế để thu hút nhóm công ty đa quốc gia; họ rất có lợi thế khi hƣớng tới nhóm thƣơng hiệu mạnh của Việt Nam. Lợi thế sân nhà, giúp nhà cung ứng dịch vụ logistics thấu hiểu về thực trạng phát triển của doanh nghiệp trong nƣớc, để có thể tƣ vấn và cung cấp giải pháp linh hoạt, đồng hành, chia sẻ và từng bƣớc đào tạo và hoàn thiện hệ thống của họ theo một lộ trình hợp lý, hiệu quả phù hợp với thực

trạng doanh nghiệp.

Nhóm doanh nghiệp này đang trở thành một đối trọng cạnh tranh mạnh mẽ với các nhóm còn lại, nhất là có nhiều cơ hội dành ƣu thế trên sân nhà so với các công ty đa quốc gia. Việc một số công ty nhƣ Công ty cổ phần Vinafco đã dành đƣợc những hợp đồng

| SV: Nguyễn Thị Diên Lớp QTKD Quốc tế 51B

cung ứng dịch vụ 3PL cho các khách hàng quốc tế lớn nhƣ Akzo Nobel (Sơn Dulux), Kimberly – Clark (Kotex)… đã tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho ngành logistics Việt Nam.

- Cam kết trong WTO, VN sẽ mở cửa đối với các loại hình dịch vụ vận tải, theo quy định đến năm 2012 hoặc chậm nhất là 2014

Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hoá dịch vụ Logistics trong WTO và Hội nhập ASEAN về Logistics theo lộ trình 4 bƣớc đến năm 2014 là: (1) Tự do hoá thƣơng mại, dỡ bỏ rào cản thuế; (2) Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics; (3) Nâng cao năng lực quản lý Logistics và (4) Phát triển nguồn nhân lực.

Không chỉ với WTO, năm 2013 là mốc thời gian đƣợc đặt ra để tự do hóa hầu hết các phân ngành chủ yếu trong dịch vụ logistics ở khu vực ASEAN. Thị trƣờng nóng bỏng này mở cửa quả là cơ hội để VN thúc đẩy phát triển nhanh ngành dịch vụ logistics, nhƣng đồng thời đó cũng là những thách thức to lớn, bởi áp lực cạnh tranh đã có càng thêm sức ép nặng nề!

- Tình hình căng thẳng chính trị:

Gần đầy có nhiều căng thẳng chính chị làm ảnh hƣởng đến việc giao nhận hàng hóa của công ty. Các chính sách kinh tế thắt chặt hơn gây ra khó khăn với việc làm thủ tục và vận chuyển hàng hóa.

- Áp lực từ phía khách hàng:

| SV: Nguyễn Thị Diên Lớp QTKD Quốc tế 51B

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty kintetsu chi nhánh hà nội (Trang 57 - 60)