Thị trƣờng và khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty kintetsu chi nhánh hà nội (Trang 27 - 31)

- Thị trường:

Thị trƣờng dịch vụ giao nhận vận tải là thị trƣờng về hàng hoá dịch vụ, đây là sản phẩm vô hình nên thị trƣờng cũng sẽ có những đặc điểm của hàng hoá dịch vụ.

Chất lƣợng dịch vụ giao nhận vận tải rất khó đo lƣờng chính xác đƣợc mà nó phụ thuộc vào sự thoả mãn của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng. Mặt khác cung trên thị trƣờng dịch vụ giao nhận vận tải không ổn định vì các hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách

| SV: Nguyễn Thị Diên Lớp QTKD Quốc tế 51B

hàng nhiều khi gặp khó khăn về thời gian và phƣơng tiện vận chuyển do khả năng cung ứng của doanh nghiệp nhiều khi bị quá tải. Cầu của thị trƣờng dịch vụ giao nhận vận tải mang tính thời vụ, vào những thời điểm mà hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ và tăng mạnh trong năm thì nhu cầu về vận chuyển và giao nhận hàng hoá tăng mạnh.

Nếu xét về quy mô thị trƣờng dịch vụ giao nhận vận tải thì đây là thị trƣờng tƣơng đối rộng lớn và có tính chất quốc tế cao. Do khoảng cách về địa lý nên vận chuyển hàng hoá và giao nhận có vị trí rất quan trọng trong buôn bán quốc tế. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phải có quy mô và nguồn khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ uy tín trên thị trƣờng. Do vậy mà trên thị trƣờng thƣờng hình thành các công ty lớn, tập đoàn với kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hùng hậu có các chi nhánh, đại lý trên khắp thế giới. Sự phát triển của thị trƣờng cũng chịu ảnh hƣởng lớn của các tập đoàn này. Các doanh nghiệp có xu hƣớng liên doanh liên kết với nhau để có thể cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải tốt hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trƣờng.

- Đối thủ cạnh tranh:

Hiện tại ở Việt Nam có hơn 1000 doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành với công ty, có các công ty trong và ngoài nƣớc. Một số công ty trong nƣớc mạnh:

* GIAMATRANS : Là công ty nhà nƣớc thuộc Bộ Giao thông vận tải với đội tàu hoạt động thƣờng xuyên trên các tuyến hải ngoại nên có ƣu thế trong dịch vụ trọn gói, hình thức vận tải liên hợp và nhiều hình thức kinh doanh dịch vụ vận tải khác…

* VINATRANSCO : Là công ty nhà nƣớc thuộc Bộ Thƣơng Mại và hoạt động tƣơng đối có hiệu quả trong lĩnh vực giao nhận vận tải nội địa, công ty có nhiều lợi thế tại thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh nơi chiếm tới 60% lƣợng hàng hóa giao nhận của cả nƣớc.

| SV: Nguyễn Thị Diên Lớp QTKD Quốc tế 51B

* VIETRANS: Công ty cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thƣơng (VIETRANS) là đơn vị giao nhận vận tải quốc tế trực thuộc Bộ Công Thƣơng. công ty đầu tiên đƣợc gia nhập FIATA, phát hành FBL (vận đơn vận tải đa phƣơng thức của FIATA) và là một trong những công ty đầu tiên khai thác dịch vụ kho ngoại quan. Ngoài ra, VIETRANS đã đƣợc công nhận là đại lý hàng hoá của IATA.VIETRANS là sáng lập viên của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS)

Các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc tuy không nhiều nhƣng đều là các công ty có thực lực mạnh và là các công ty nhà nƣớc. Một đặc điểm nữa trong ngành dịch vụ này cũng khá đặc biệt, đó là các đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng là đối tác làm ăn. Châu Giang cũng thƣờng xuyên cũng cố mối quan hệ với các forwarders khác đồng thời sales các forwarders mới. Co-load hàng giữa các doanh nghiệp giao nhận là một hoạt động không thể thiếu và diễn ra thƣờng xuyên. Chất lƣợng dịch vụ của các đối tác này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dịch vụ của công ty

Ngoài ra còn có một số công ty khác mới đƣợc thành lập cũng hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải cũng đã rất có hiệu quả và nắm bắt thị trƣờng rất nhanh nhạy. Các công ty này tuy là các công ty thành lập sau Kintetsu nhƣng lại rất chuyên nghiệp trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, thu hút khách hàng bằng nhiều hoạt động marketing rất có hiệu quả. Do vậy mà trong thời gian gần đây nhiều khách hàng vốn là bạn hàng quen thuộc của Kintetsu đã chuyển sang sử dụng dịch vụ do các công ty này cung cấp.

Không chỉ có các công ty trong nƣớc có sự cạnh tranh mạnh mẽ mà các công ty nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính lớn và sự chuyên nghiệp trong hoạt động giao nhận vận tải đang gấp rút thâm nhập thị trƣờng trong nƣớc khi mà nƣớc ta cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ khi gia nhập WTO. Đó là các công ty Nisshin Logistics, Konoike Logistics, Nippon World Epress, Dragon logistics... là những công ty giao nhận hàng đầu

| SV: Nguyễn Thị Diên Lớp QTKD Quốc tế 51B

của Nhật Bản và cũng là của thế giới, các công ty của Mỹ, Úc, Châu âu… khi mà các công ty này thực sự tiến sâu vào thị trƣờng trong nƣớc thì việc để mất thị phần trong nƣớc là điều có thể xảy ra.

- Khách hàng:

Hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu là tƣơng đối lớn nên viêc tìm kiếm khách hàng mới cũng không gặp nhiều khó khăn.

Khách hàng chủ yếu của Kentetsu là các doanh nghiệp liên doanh có đầu tƣ nƣớc ngoài. Khách hàng lớn nhất, lâu dài nhất và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là công ty Panasonic. Panasonic là doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vƣc sản xuất điện tử, nên nhu câù về nguyên vật liệu đầu vào và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm là rất lớn. Nếu tính trung bình, hàng tháng Panasonic mang đến cho Kintetsu khoảng 500 lô hàng xuất và nhập. Các công ty Hoya, Sumitomo Backline, Zamil steel...cũng là những khách hàng quen thuộc của Kintetsu.

Ngoài ra, Kintetsu cũng có rất nhiều khách hàng là doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ: Công ty may Đức Giang, công ty TNHH Seo Clothinng....

Trong thời gian tới, Kintetsu cũng có chiến lƣợc tìm kiếm thêm khách hàng mới, mở rộng thị trƣờng và tăng thêm doanh thu cho công ty.Công ty cũng đang tập trung phát triển đối tƣợng khách hàng mới là các doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp với đòi hỏi về chất lƣợng dịch vụ cao và khắt khe. Các khu công nghiệp này mọc lên ngày càng nhiều xung quanh các thành phố lớn. Hiện nay, công ty đang tập trung thiết lập quan hệ và khai thác hàng từ các khu công nghiệp nhƣ KCN Bắc Thăng Long, KCN Phố Nối (Hƣng Yên), KCN Sài Đồng...

| SV: Nguyễn Thị Diên Lớp QTKD Quốc tế 51B

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty kintetsu chi nhánh hà nội (Trang 27 - 31)