Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba thành phố cam ranh (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội

1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế

- Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và

do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn.

- Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua ngoại tệ, đóng góp vai trò lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế:

Nổi bật nhất là tình hình du lịch qua các năm 2011- đến nay.

Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5 tháng/2015

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 5

tháng/2015 Số lượt khách

du lịch quốc tế (lượt khách)

5.049.855 6.014.032 6.847.678 7.572.352 7.874.312 3.275.191

Tổng thu từ khách du lịch

(tỷ đồng)

96.000 130.000 160.000 200.000 230.000 161.701

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam) Qua bảng thống kê cho thấy, số lượng khách du lịch quốc tế và tổng doanh thu từ khách du lịch ngày càng tăng. Từ 5.049.855 lượt khách năm 2010 cùng tổng thu là 96.000 tỷ đồng đã tăng lên 7.874.312 năm 2014 và tăng tổng doanh thu lên 230.000 sau 4 năm. Điều đó đã mang lại một thành tích ấn tượng cho ngành du lịch Việt Nam. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như nhiều biến cố tác động tiêu cực nhưng ngành du lịch vẫn duy trì sự tăng trưởng vượt bậc, tạo nên bước phát triển đột phá trong tương lai, giúp tăng thu nhập quốc dân qua ngoại tệ và đẩy mạnh cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Hiện nay, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng năm 2015 ước đạt 3.275.191 lượt, giảm 12.6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo sẽ tăng nhanh vào các tháng cao điểm du lịch sắp tới. Bên cạnh đó, theo Tổng Cục Du Lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào năm 2015 chủ yếu như: Hàn Quốc tăng 40.1%, Mỹ tăng 29%, Canada tăng 25%, Italia tăng 67.3%, Thụy Điển

tăng 46.9%, Đan Mạch tăng 67.6%, Phần Lan tăng 73.9% ... Điều này cho thấy, có một số lượng lớn khách du lịch Bắc Âu và các nước khu vực Đông Á thích đi du lịch Việt Nam, tạo nên sự đa dạng về đối tượng khách quốc tế và đó là một bước chuyển mình cho du lịch để thu hút nhiều đối tượng khách quốc tế giúp tăng thu nhập cho quốc dân.

Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất: tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ”

những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán.

- Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: ngành du lịch Việt Nam ước tính đã thu được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là 4.64 tỷ USD. [6, tr.3]

- Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới: chính du lịch giúp đưa các quốc gia gần gũi, mật thiết với nhau hơn và thực hiện nhiều dự án đầu tư và hợp tác với nước ngoài.

- Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế:

để phát triển du lịch thuận lợi và phục vụ số lượng lớn khách du lịch từ nhiều nước nên hệ thống giao thông ngày càng được xây dựng mang tầm quốc tế cũng giúp hỗ trợ các ngành khác thuận lợi trong việc vận chuyển.

- Ngành du lịch đã mang lại cho Việt Nam cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ: với nhiều cảnh đẹp, nhiều tài nguyên thiên nhiên vô giá và con người đã biết khai thác tại mỗi địa điểm vùng miền tạo nên nhiều điểm du lịch thú vị và hấp dẫn.

- Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng: ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng

thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu.

- Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo: nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính… Như vậy, có thể khái quát các vấn đề về chính sách du lịch bao trùm một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích. Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng cao hơn mức tăng GDP, đã góp phần nâng mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (Theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới)

- Tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác:

hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du lịch sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết nhưng chưa được đáp ứng của ngành. Ở những vùng phát triển du lịch, do nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi, thông tin liên lạc, vận chuyển nên mạng lưới giao thông, cầu cống, điện nước được hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng.

1.1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội

- Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Theo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, hằng năm ngành du lịch tạo ra thêm 15.000 – 20.000 cho làm việc trực tiếp trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến các thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập cao ngay trên quê hương của họ.

- Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả. Không chỉ quảng

cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, các thành tựu kinh tế, chính trị, con người, truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam giới thiệu bạn bè năm châu.

- Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội. Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm.

- Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau giúp tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại hội nghị du lịch thế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã khẳng định: du lịch là nhân tố tạo thuận lợi cho việc ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

- Ngoài ra, du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lực cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người.

 Bên cạnh những vai trò hay lợi ích mà du lịch mang lại cho nền kinh tế quốc gia và văn hóa – xã hội thì chúng ta cũng thật sự cần quan tâm đến những tác động tiêu cực do du lịch gây ra như:

- Về mặt kinh tế: sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, bảo trì hệ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác. Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân golf, khu cắm trại… cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn tới kết quả là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác bị cắt giảm và thu hẹp. Khi nhu cầu du lịch gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống

dân cư. Theo như công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả tăng 8%. Du lịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai. Sự phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc qui hoạch không đồng bộ có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở địa phương. Ngoài ra, các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Về mặt văn hóa – xã hội: Sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng và tập trung gây sự quá tải dân số, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Bên cạnh đó, còn có thể phát sinh một số tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm… Hoặc khi du lịch được phát triển rộng rãi thì sự hội nhập về văn hóa là điều tất yếu, nếu không biết tiếp thu một cách có chọn lọc thì có thể một bộ phận dân cư sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống tự do phóng khoáng từ văn hóa phương Tây, đặc biệt là giới trẻ, điều đó sẽ làm mất dần đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việc phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc không có sự giám sát chặt chẽ gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên như làm hỏng bờ biển xanh, phá vỡ hệ sinh thái, làm cho nguồn tài nguyên nghèo đi hoặc thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh cảnh quan điểm đến du lịch.

Như vậy, du lịch vừa có vai trò và lợi ích vô cùng quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia nhưng không thể không nhắc đến những mặt trái. Do vậy, cần lựa chọn cách phát triển sao cho hợp lý để phát huy những lợi ích mà du lịch mang lại, đồng thời giảm thiểu những mặt trái để ngành du lịch có thể phát triển thành một ngành bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba thành phố cam ranh (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)