CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA CAM RANH- KHÁNH HÒA
3.2 Một số đề xuất
3.2.4 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhận thức của người dân địa phương
Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành du lịch được dự báo trong thời gian tới sẽ thiếu một số lượng không nhỏ, bên cạnh đó nguồn nhân lực trong ngành còn bị đánh giá là còn thiếu và yếu, thiếu về số lượng, yếu về trình độ và kỹ năng nghiệp vụ. Do đó cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo để đáp ứng tốt hơn nữa cả về chất và lượng.
Với tầm quan trọng, con người là nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Việc đào tạo và nâng cao nhận thức được xem là một yếu tố then chốt để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch cộng đồng. Đối với từng đối tượng cần phải xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp thông qua việc điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo tại địa phương.
Thông qua khảo sát từ chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương, khách du lịch cùng các công ty du lịch, cho thấy thực trạng phổ biến hiện nay tại đảo Bình Ba là trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ văn hóa còn thấp.
Cùng với tình hình phát triển du lịch homestay tại đảo cần được đẩy mạnh và để trở thành loại hình du lịch nổi bật tại đảo Bình Ba nên vấn đề này cần được tỉnh, thành
phố và chính quyền xã quan tâm. Trong đó, việc đầu tiên cần phải làm là cần đẩy mạnh các công tác, các hoạt động đào tạo cho nhiều đối tượng như:
3.2.4.1 Đối với cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã
Cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã sẽ là những người trực tiếp nhất tham gia vào công tác quản lý hoạt động và sự phát triển du lịch tại xã nói chung và du lịch homestay nói riêng. Do đó, cần triển khai và vận động các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch cho cán bộ xã để quản lý tốt du lịch tại địa phương như:
- Tập trung vào các hình thức đào tạo ngắn hạn và tham quan nghiên cứu mô hình hoạt động du lịch homestay trong cả nước cũng như nước ngoài, phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế để tổ chức các khóa đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyên môn cao.
- Ban quản lý có thể liên hệ với một số trường đào tạo về du lịch như: Bộ môn du lịch, dịch vụ và lữ hành, khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang, trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Nha Trang, Cao đẳng nghề du lịch… để phối hợp với họ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
Ngân sách đào tạo có thể lấy từ ngân sách thành phố, huyện, địa phương và từ quỹ du lịch.
- Tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý giữa các xã hội với cán bộ quản lý của huyện và thành phố.
3.2.4.2 Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch homestay Mặc dù vậy, hiện nay du lịch tại đảo cũng phát triển được hơn 5 năm, và cũng có nhiều sự thay đổi hơn trước kia. Chính vì vậy, thành phố và chính quyền xã cũng đã khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân phát triển, nhưng để phát triển du lịch thực sự cần:
- Tập trung mở các lớp đào tạo nghề cho các hộ dân trực tiếp tham gia phục vụ khách. Hình thức chủ yếu là đào tạo các khóa ngắn hạn, phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp nghiệp vụ và các trung tâm dạy nghề để tổ chức các khóa học cho những người tham gia trực tiếp vào đón và phục vụ khách, mỗi hộ có thể cử người
đi học và mỗi hộ làm du lịch homestay cần có một người quản lý hoạt động du lịch của hộ gia đình mình.
- Các cán bộ xã hoặc cán bộ Ban quản lý du lịch homestay tại đảo cần thường xuyên theo dõi và hướng dẫn, tổ chức cách kinh doanh, cách hoạt động nghề du lịch cho mỗi hộ dân thường xuyên và đặc biệt, tạo nhiều điều kiện cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn cần kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
- Ngoài ra, cũng cần tập trung chủ yếu vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức có liên quan đến pháp luật, mục đích của du lịch homestay, du lịch bền vững… hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ về buồng phòng, bếp và hướng dẫn viên du lịch, không chỉ có tác dụng khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương và hoạt động du lịch đem lại lợi ích kinh tế mà còn đáp ứng nhu cầu của khách muốn được tiếp xúc nhiều hơn với người dân và đời sống bản xứ, nâng cao chất lượng các tour du lịch homestay và bảo tồn được giá trị cũng như vẻ đẹp nguyên thủy về tài nguyên du lịch tại đảo.
- Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên là người bản địa tinh thông về nghiệp vụ du lịch, am hiểu về văn hóa dân tộc, đặc biệt là hiểu rõ về du lịch Bình Ba, cũng có thể mở rộng khả năng ngoại ngữ để có thể phục vụ khách nước ngoài (nếu quy định về đối tượng khách du lịch đảo Bình Ba sẽ được thay đổi trong tương lai), để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách du lịch và làm bừng sáng các điểm đến du lịch cho đảo Bình Ba mà không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các công ty tour du lịch.
- Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho người dân, xã cũng nên khuyến khích các hộ dân tuwh học tập lẫn nhau, những hộ mới nên tham khảo kinh nghiệm của các hộ chuyên phục vụ khách, hoặc phục vụ khách lâu năm, có thể tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ. Đây sẽ là hình thức đào tạo nhanh nhất và có hiệu quả nhất đối với đội ngũ phục vụ du lịch homestay vì mang tính cộng đồng cao.