quyền địa phương, các công ty du lịch và dân cư sinh sống tại đảo
Trong việc phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà” bao gồm nhà dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân địa phương - “nhân tố cốt lõi”, các công ty lữ hành - “cầu nối” và các cấp chính quyền - “đòn bẩy”.
Trong đó, nhà nước như là chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động phát triển du lịch của cư dân địa phương và các tour dẫn khách qua đảo của các công ty du lịch và cả tour phượt. Cũng như là giữ
vai trò trung gian kết nối giữa các hộ gia đình cung ứng dịch vụ homestay với các công ty du lịch.
Xét ở tầm vĩ mô, các cấp chính quyền cần chú trọng:
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá các homestay đến với du khách du lịch nhiều hơn nữa. Ưu tiên cho hoạt động quảng bá là xây dựng được trang web để giới thiệu về chất lượng, hình ảnh và các hoạt động của các homestay. In ấn các brochure để giới thiệu tại các trung tâm du lịch ở sân bay, nhà ga, khách sạn hay trong các hội chợ, hội thảo về du lịch.
- Tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa.
- Tăng cường quảng bá homestay đảo Bình Ba trên các báo, tạp chí, truyền hình trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước. Ngoài ra, có thể giới thiệu các homestay qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Google Plus hoặc Youtube…
Xét ở tầm vi mô, các cấp có thẩm quyền cần:
- Phối hợp khảo sát và đánh giá đúng năng lực của các hộ dân nhằm phân cấp và dán nhãn chất lượng cho các gia đình đăng ký kinh doanh loại hình du lịch homestay. Công tác này cần được tiến hành một cách thường xuyên. Để đảm bảo tính công bằng khi triển khai cần có một bộ tiêu chí phù hợp. Cho nên việc xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá và dán nhãn chất lượng cần được xúc tiến một cách nghiêm túc trên cơ sở tham khảo các mô hình thực hiện du lịch cộng đồng thông qua hình thức homestay trên thế giới và tại Việt Nam.
- Cần chú trọng đến việc hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các gia đình đủ năng lực triển khai loại hình homestay có nhu cầu vay vốn để hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Tuy nhiên cần đánh giá tính khả thi của việc hỗ trợ vốn vay một cách kỹ lưỡng.
- Song song với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lữ hành khi đưa khách đến địa phương, chính quyền địa phương cần quản lý một cách cặn kẽ các hoạt động và sản phẩm du lịch được triển khai nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực và
chất chứa các nguy cơ gây tổn thương về mặt kinh tế văn hóa xã hội tại địa phương. - Chính quyền xã cần thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa 3 bên để tăng cường mối liên kết hỗ trợ, tạo sự đồng thuận giữa hộ cung ứng dịch vụ du lịch với công ty du lịch.
- Cần phối hợp chặt chẽ với công ty du lịch nhằm tăng cường sự hỗ trợ cho hoạt động tổ chức du lịch của hộ gia đình nói riêng và ngành du lịch địa phương nói chung.
Các đơn vị kinh doanh lữ hành là “cầu nối” tạo cơ hội kép cho du khách và cộng đồng địa phương. Cơ hội kép được nhắc đến ở đây trước tiên là cơ hội mà các đơn vị kinh doanh lữ hành dành cho du khách. Thông qua các đơn vị kinh doanh lữ hành các hoạt động và sản phẩm du lịch gắn liền với loại hình du lịch homestay được xuất hiện trên thị trường như một kênh cung ứng nhằm đa dạng hóa sản phẩm để du lịch vừa giúp đối tượng du khách đại trà biết thêm về loại hình du lịch homestay, trên cơ sở đó có thể sẽ thực hiện hành vi tiêu dùng trong tương lai hoặc từ thông tin mà các đơn vị lữ hành cung cấp sẽ đáp ứng các nhu cầu sẵn có của một bộ phận du khách đã và đang quan tâm đến việc thụ hưởng loại hình du lịch homestay.
- Phối hợp chặt chẽ với các hộ tham gia tổ chức du lịch homestay để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời cần nghiên cứu, rà soát quy hoạch để xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch homestay trong dài hạn.
- Các thông tin quảng bá cần được đẩy mạnh từ các đơn vị kinh doanh du lịch để hình thành thị trường gửi khách thường xuyên. Tuy nhiên, các thông tin quảng bá cần rõ ràng, chuẩn xác tránh lạm dụng kĩ xảo marketing quá mức để khiến du khách hụt hẫng khi tiếp cận các sản phẩm không diễn ra đúng với những gì được giới thiệu lúc ban đầu.
- Cơ hội cho cộng đồng địa phương tận dụng các điều kiện sẵn có của gia đình để nâng cao thu nhập thông qua việc đón tiếp du khách từ việc liên kết với các đơn vị kinh doanh lữ hành. Để sản phẩm được chuyển tải một cách hoàn hảo nhất, các đơn vị kinh doanh lữ hành nên thường xuyên cung cấp các thông tin của du khách: tâm lý, nhu cầu tìm hiểu, mong đợi khi tiếp cận các sản phẩm du lịch để cộng đồng
địa phương hình thành các hoạt động và sản phẩm du lịch phù hợp.
- Việc liên kết này cần được chú ý vận hành theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích một cách rõ ràng ngay từ ban đầu với những cam kết rõ ràng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ cho du khách.
Cộng đồng địa phương là “nhân tố cốt lõi” xâu chuỗi và chuyển tải các giá trị của sản phẩm du lịch đến du khách. Sự hỗ trợ và liên kết với chính quyền địa phương cũng như các công ty du lịch giúp cộng đồng địa phương, đặc biệt là các hộ dân tham gia trực tiếp tự ý thức một cách nghiêm túc trong quá trình xây dựng, đảm bảo và duy trì chất lượng sản phẩm du lịch homestay phục vụ cho du khách, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình, mang lại lợi nhuận cho các công ty du lịch và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế chung cho toàn xã Cam Bình.
Đặc biệt, cần có sự hợp tác và liên kết với bộ phận quốc phòng an ninh về các quy định, cũng như các chính sách được nới lỏng hơn để tạo điều kiện cho cư dân địa phương cũng như các công ty du lịch có điều kiện phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của quy định quốc phòng. Là điều kiện tối ưu và giúp thúc đẩy du lịch Bình Ba phát triển dưới một sự bao bọc và an toàn từ phía an ninh, trật tự xã hội – quốc phòng biển đảo.