Phương hướng phát triển du lịch homestay của nước ta trong thờ

Một phần của tài liệu Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba thành phố cam ranh (Trang 81 - 83)

Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua và sau 10 năm thực hiện. Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Luật Du lịch năm 2005, khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý. Chiến lược quy hoạch phát triển du lịch, các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương không ngừng đổi mới và hoàn thiện cùng với sự hình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch. Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch; cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu giải trí, các tuyến du lịch, loại hình du lịch đa dạng tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.

Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập, nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ và yếu tố thiếu bền vững.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo “Quyết định số 201/QĐ – TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là văn kiện hoạch định hướng đi căn bản của ngành Du lịch với tầm nhìn dài hạn theo quan điểm, mục tiêu và giải pháp. Quy hoạch này hứa hẹn sẽ đáp ứng yêu cầu bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa ngành Du lịch hướng tới phát triển theo chiến lược chiều sâu chất lượng, hiệu quả, bền vững và cạnh tranh.

Theo Tổng Cục Du lịch dự tính vào năm 2015, trong chiến lược này, Việt Nam đón 7 – 7.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 – 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 -11 tỷ USD, đóng góp 5.5 – 6% vào GDP cả nước. Năm 2020, sẽ đón được 10 – 10.5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6.5 – 7% GDP cả nước. Dự báo đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Và du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030. Trong đó, du lịch Homestay cũng trở thành một trong những hướng khai thác sản phẩm đặc trưng của du lịch nước ta trong thời gian tới.

Theo chiến lược này về nội dung “ Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã nêu rõ: Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; Bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước: đây là cơ hội và hướng phát triển du lịch có trách nhiệm với xã hội, ý thức về bảo tồn tài nguyên du lịch, tôn trọng văn hóa bản địa, tăng cường giao lưu và làm giàu văn hóa giữa các cộng đồng, vùng miền. Phát triển du lịch địa phương, vùng miền gắn liền xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng cường an sinh xã hội góp phần phát triển du lịch bền vững. Đặc

biệt, giúp cải thiện hạ tầng, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và làm tăng vẻ đẹp cho đất nước và là cầu nối hòa bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới.

Với đặc điểm loại hình homestay là du lịch giúp bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền cũng như nâng cao kiến thức, hiểu biết và ý thức người dân địa phương, khách du lịch…và tạo ra nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cấp cơ sở hạ tầng – vật chất tại mỗi vùng, miền. Điều đó, không chỉ giúp phát triển du lịch mà còn giúp phát triển kinh tế đất nước. Và theo định hướng phát triển du lịch của Tổng Cục Du lịch đây là cơ hội để phát triển loại hình du lịch homestay.

Ngoài ra, nhu cầu du lịch hiện nay không chỉ là tham quan, khám phá và nghỉ dưỡng mà còn là tìm kiếm đối tác phù hợp phát triển loại hình như du lịch MICE, đặc biệt là kết hợp nhu cầu vừa khám phá, nghỉ dưỡng và vừa học hỏi điều mới lạ tại mỗi vùng miền, mỗi điểm đến theo nhiều mục đích khác nhau đó là điều kiện để phát triển du lịch h.

Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến mới mẻ, an toàn và thân thiện, điểm đầu tư hấp dẫn, có thể cho thấy rằng, du lịch Homestay thật sự là một nguồn lợi vô giá và mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của ngành du lịch cũng như kinh tế của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đó là lý do mà những năm gần đây, du lịch Homestay đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ và vượt bậc ở Việt Nam, cùng các loại hình du lịch khác đóng góp rất nhiều doanh thu vào nền kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba thành phố cam ranh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)