Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 22 - 27)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3 Một số quy định trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

2.1.3.1 Điều kiện vay vốn tại ngân hàng

Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Người vay có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Người vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Khách hàng có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Khách hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của Agribank.

- Trong trường hợp Chính phủ, Ngân hàng nhà nước có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thì quy định tại điều này được điều chỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.

2.1.3.2 Đối tượng cho vay

- Đối tượng cho vay được phân biệt như sau:

+ Đối với các đơn vị thuộc ngành sản xuất thì đối tượng cho vay là vật tư, hàng hóa ở khâu dự trữ, chi phí sản xuất chưa hoàn thành ở khâu sản xuất, hàng hóa và thành phẩm ở khâu lưu thông.

+ Đối với các đơn vị thuộc ngành thương mại dịch vụ thì đối tượng cho vay là hàng hóa luân chuyển và các chi phí lưu thông.

+ Đối với trường hợp cho vay chiết khấu thì đối tượng cho vay là các thương phiếu và các giấy tờ có giá.

- Đối tượng không được cho vay:

+ Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

+ Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

+ Để đáp ứng nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

+ Để trả gốc và lãi cho ngân hàng khác, hoặc trả lãi cho chính ngân hàng, hoặc để nộp thuế cho ngân sách nhà nước.

2.1.3.3 Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ căn cứ vào:

+ Chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

+ Thời hạn thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư.

+ Khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

+ Thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam (đối với tổ chức); thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam (đối với cá nhân nước ngoài) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2.1.3.4 Lãi suất cho vay, phí

- Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất, phí; phương thức áp dụng lãi suất (cố định hay có điều chỉnh) theo quy định của Tổng giám đốc Agribank.

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ấn định nhưng tối đa tùy theo trường hợp:

+ Đối với các khoản cho vay nông nghiệp: bằng 120% lãi suất áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

+ Đối với các khoản cho vay kinh doanh: bằng 150% lãi suất áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

- Ngân hàng thu lãi phạt quá hạn trên số dư nợ gốc thực tế quá hạn.

2.1.3.5 Mức cho vay

Ngân hàng quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm (đối với khoản cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cụ thể như sau:

- Cho vay ngắn hạn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn.

- Cho vay trung và dài hạn thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

- Đối với cho vay phụ vụ nhu cầu đời sống (bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn): khách hàng không cần phải có vốn tự có.

2.1.3.6 Quy trình cho vay

Người vay nộp đơn vay vốn trực tiếp tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên, cán bộ tín dụng có trách nhiệm tiếp xúc với người vay. Sơ đồ dưới đây giúp ta hình dung rõ hơn về quy trình cho vay của chi nhánh:

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Mỹ Xuyên Diễn giải:

- (1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách để nộp hồ sơ xin vay vốn.

- (2) Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và đối chiếu hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và cán bộ xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm định.

- (3) Cán bộ tín dụng trình hồ sơ báo cáo cho Trưởng phòng Kế hoạch- kinh doanh (phòng Tín dụng).

- (4) Trưởng phòng Kế hoạch-kinh doanh kiểm tra hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng thấy hợp lý thì xem xét cho vay và trình lên Giám đốc.

- (5) Giám đốc xem xét kiểm tra hồ sơ và báo cáo thẩm định của phòng tín dụng, xét quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng.

- (6) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phòng kế toán ngân quỹ.

- (7) Phòng kế toán khi nhận hồ sơ vay vốn thì lưu giữ hồ sơ vay vốn, làm thủ tục nhập kho tài sản thế chấp (đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo), tiến hàng thủ tục phát vay cho khách hàng, và chuyển hồ sơ vay sang thủ quỹ. Kho quỹ sẽ chi tiền làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

(7) Khách hàng

Cán bộ tín dụng

Trưởng phòng tín dụng

Giám đốc

Kế toán ngân quỹ (1) (2) (8)

(5)

(6) (3)

(4)

- (8) Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

2.1.3.7 Đảm bảo tín dụng

* Khái niệm:

Theo Thái Văn Đại (2012, trang 49) thì đảm bảo tín dụng được hiểu như sau:

Đảm bảo tín dụng được xem như là một phương tiện tạo cho ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín dụng) để hoàn trả nợ vay khi người đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng.

* Điều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay và mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm được NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên áp dụng theo quy định của Agribank, cụ thể như sau:

- Đối với điều kiện của tài sản đảm bảo:

+ Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lí của bên bảo đảm.

+ Tài sản được phép giao dịch, có khả năng chuyển nhượng, không có tranh chấp. Bên bảo đảm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản bảo đảm

+ Tài sản không có tranh chấp.

+ Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.

- Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm:

+ Mức cấp tín dụng đối với tài sản cầm cố, thế chấp: tối đa 50% giá trị tài sản bảo đảm.

+ Đối với giấy tờ có giá do Agribank phát hành; tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại Agribank bằng đồng Việt Nam: Mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) với số tiền lãi được hưởng trừ (-) số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)