CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN
4.2.2 Phân tích doanh số cho vay
4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn
Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của ngân hàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngân hàng chủ yếu cho vay theo thời vụ sản xuất nông nghiệp, mỗi vụ lúa hoặc vụ tôm chỉ kéo dài vài tháng, một năm có thể làm được hai vụ.
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
CVNH 262.407 259.076 205.543 (3.331) (1,27) (53.533) (20,66)
CVTDH 10.892 7.709 4.675 (3.183) (29,22) (3.034) (39,36)
Tổng 273.299 266.785 210.218 (6.514) (2,38) (56.567) (21,20)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
CVNH 88.954 81.083 (7.871) (8,85)
CVTDH 3.632 19.249 15.617 429,98
Tổng 92.586 100.332 7.746 8,37
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
CVNH: Cho vay ngắn hạn CVDH: Cho vay trung và dài hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn:
Cùng với sự sụt giảm của tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay ngắn hạn cũng giảm mạnh qua các năm. Nếu như năm 2012 cho vay ngắn hạn giảm nhẹ ở mức 1,27% so với năm 2011 thì năm 2013 mức giảm này lên đến 20,66%
so với năm 2012. Ngân hàng tiến hành cho vay đều dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trước đó của các nông hộ để tiến hành tái đầu tư vào mùa vụ sau. Nhưng trong 2012 tình hình sản xuất nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn. Cụ thể, diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đến ngày 14/5/2012 chỉ mới trên 17.000 ha, nhưng đã có gần 4.000 ha bị thiệt hại. Các kết quả xét nghiệm của Chi cục thú y tỉnh Sóc Trăng cho thấy, tỷ lệ thiệt hại do bệnh đốm trắng, đầu vàng chiếm trên 50%, còn lại là do “hội chứng chết sớm” và các nguyên nhân khác. Trong đó Mỹ Xuyên là một trong những huyện có nguy cơ thiệt hại khá cao với hơn 19%. Đây là những
lý do ngân hàng sụt giảm nguồn doanh số cho vay vào 2013. Tình hình nuôi tôm đầu năm 2014 cũng không mấy khả quan, Sóc Trăng là tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất trong các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cho nên doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm 8,85% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, nhận thấy dịch bệnh có thể còn kéo dài do thời tiết thất thường cộng với việc tôm chết những mùa trước làm cho nguồn nước ô nhiễm nặng nên một số nông dân cũng tạm thời ngưng việc vay vốn để tái đầu tư.
Doanh số cho vay trung và dài hạn:
Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2012 giảm 3.183 triệu đồng tương đương giảm 29,22% so với năm 2011 trong khi năm 2013 giảm đến 39,36% mặc dù con số giảm ở năm 2013 là 3.034 triệu đồng, xấp xỉ con số giảm của năm 2012. Đó là do ngân hàng thận trọng trong việc xét duyệt các khoản vay có thời hạn dài, vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro hơn các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi nhanh hơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện, số khách hàng tiềm năng cho vay trung và dài hạn không nhiều, đa số là sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ nên nhu cầu về nguồn vốn này không cao. Tuy nhiên, nhu cầu về nguồn vốn này tăng cao đột biến trong nửa đầu năm 2014, nó xuất phát từ các hồ sơ vay tiêu dùng dưới hình thức trừ lương. Khách hàng chủ yếu của các khoản vay này là cán bộ, công nhân viên chức thuộc các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong huyện. Một số khoản vay trung hạn nhằm đầu tư trang thiết bị nuôi tôm như giàn quạt, máy phát điện, cải tạo ao nuôi. Bên cạnh đó, nhờ hiệu quả kinh tế ổn định, các hộ chăn nuôi bò sữa cũng mạnh dạn vay mới để gia tăng đàn bò, tăng thêm thu nhập.
4.2.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề Doanh số cho vay lúa:
Doanh số cho vay lúa chiếm một tỷ trọng khá trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Cho vay lúa tăng mạnh ở năm 2012, nhiều hơn năm 2011 đến 24.310 triệu đồng, tức là tăng đến 36,4%. Nguyên nhân là do giá lúa năm 2011 ở mức cao nên sang năm 2012 nông dân tích cực vay vốn mở rộng diện tích canh tác, mạnh dạn đầu tư phân bón, giống lúa tốt để tăng thêm năng suất qua đó tăng thêm thu nhập. Cho vay lúa năm 2013 có sụt giảm đôi chút so với năm 2012 (giảm 1,03% tương đương giảm 941 triệu đồng) do một số khách hàng không đạt lãi cao như kỳ vọng đã hạn chế đầu tư, giảm diện tích. Tuy nhiên đó chỉ là một số ít ở
những địa bàn không đạt năng suất cao. So sánh 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy tình hình cho vay lúa có chuyển biến tích cực hơn so với 6 tháng đầu năm 2013.
Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân 2013-2014 thu hoạch vào tháng 3 có năng suất tốt, giá lúa tương đối cao cùng với chính sách thu mua tạm trữ của Chính Phủ nên nông dân kỳ vọng tiếp tục ổn định ở vụ Hè Thu năm nay.
Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Lúa 66.783 91.093 90.152 24.310 36,40 (941) (1,03)
Chăn nuôi 3.845 9.007 11.151 5.162 134,25 2.144 23,80
Thủy sản 102.469 41.187 15.802 (61.282) (59,81) (25.385) (61,63)
TM-DV 70.141 84.083 63.782 13.942 19,88 (20.301) (24,14)
Khác 30.061 41.415 29.331 11.354 37,77 (12.084) (29,18)
Tổng 273.299 266.785 210.218 (6.514) (2,38) (56.567) (21,20)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.8: Doanh số cho vay theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Lúa 22.969 24.907 1.938 8,44
Chăn nuôi 4.891 10.009 5.118 104,64
Thủy sản 7.131 8.354 1.223 17,15
TM-DV 41.468 37.090 (4.378) (10,56)
Khác 16.127 19.972 3.845 23,84
Tổng 92.586 100.332 7.746 8,37
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
TM-DV: thương mại dịch vụ
Doanh số cho vay chăn nuôi:
Tình hình cho vay chăn nuôi phát triển khá ổn định, doanh số cho vay tăng đều qua các năm. Đặc biệt năm 2012 tăng đến 134,25% so với năm 2011 đạt mức 9.007 triệu đồng. Có được sức tăng mạnh mẽ đến vậy là do giá thịt heo tăng mạnh. Bên cạnh các hộ gia đình phát triển thêm đàn heo tại nhà, ngân hàng còn đầu tư một số dự án lớn cho các khách hàng nuôi heo quy mô trang trại. Ngoài ra, nhờ các cấp chính quyền địa phương quan tâm trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh nên các hộ nuôi gà, nuôi vịt cũng mạnh dạn mở rộng quy mô đàn gia cầm, chính điều đó làm cho nhu cầu cần thêm nguồn vốn để mua con giống, dự trữ thức ăn tăng mạnh. Năm 2013 doanh số cho vay ngành này tăng 23,8% so với năm 2012, đạt mức 11.151 triệu đồng, tuy tỷ lệ tăng trưởng không cao ngất ngưởng như ở năm 2012 nhưng nó cho thấy sự ổn định của ngành chăn nuôi. Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào một số mô hình vật nuôi mới đầy tiềm năng, điển hình là một số món vay nuôi rắn, nuôi bò sữa đã được triển khai bước đầu cho thấy hiệu quả. Sáu tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay chăn nuôi đạt 10.009 triệu đồng, xấp xỉ mức cho vay của cả năm 2013, điều đó chứng tỏ tiềm năng rất lớn ở lĩnh vực này, các mô hình chăn nuôi hiệu quả đang được nhân rộng trên địa bàn nên cần nguồn vốn rất lớn. Với đà phát triển này, chúng ta có thể hy vọng doanh số cho vay chăn nuôi năm 2014 này vượt xa năm 2013.
Doanh số cho vay thủy sản:
Ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao doanh số cho vay do tỷ lệ cho vay nuôi tôm của ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây do tình trạng thất mùa liên tiếp đã làm cho ngành này đánh mất vị thế của mình.
Doanh số cho vay liên tục giảm mạnh trên 50% từ năm 2012 đến nay. Năm 2012, doanh số cho vay thủy sản chỉ đạt 41.187 triệu đồng, giảm 59,81% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục giảm đáng kể (giảm 61,63%) so với năm 2012. So với làm lúa thì nuôi tôm có lợi nhuận cao hơn nhưng chi phí cũng không phải là nhỏ, người nuôi cần nguồn vốn lớn để đầu tư con giống, cải tạo ao nuôi, tích trữ thức ăn…do vậy, nếu sử dụng vốn vay ngân hàng nhưng sau nhiều năm thất mùa thì người nuôi lâm vào cảnh không thể trả nợ là điều chắc chắn. Các khoản nợ quá hạn đến từ những hộ này chiếm rất lớn nên ngân hàng đã giảm mạnh đầu tư ở lĩnh vực này. Mặt khác, có nhiều khách hàng sau nhiều vụ tôm liên tiếp chỉ đủ huề vốn đã không còn tiếp tục đầu tư, họ chấp nhận phơi ao một thời gian để cho đất phục hồi, làm sạch mầm bệnh trước khi thả nuôi mới nhằm đảm bảo nuôi có lãi.
hơn, tăng 17,15% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do có nhiều hộ đã bắt đầu xuống giống thả nuôi sau quá trình phơi ao thời gian dài, tuy nhiên cũng còn có phần dè dặt. Họ chỉ thả cầm chừng và thả với mật độ thưa vì tâm lý còn e ngại sau những vụ trắng tay mùa trước. Ngoài ra, còn có một số hộ vay để nuôi cá với chi phí thấp hơn, mặc dù lợi nhuận không thể sánh bằng con tôm nhưng sẽ bớt rủi ro hơn.
Doanh số cho vay thương mại-dịch vụ:
Cho vay thương mại dịch vụ có sự tăng giảm không đều qua các năm.
Năm 2012 do nhu cầu đầu tư buôn bán nhỏ của khách hàng tăng nên doanh số cho vay tăng 19,88% so với năm 2011. Các món vay đến từ nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa, kinh doanh quán ăn, giải khát tại nhà…Đồng thời do sự phát triển mạnh của ngành thương mại dịch vụ trong 2011 đã phần nào làm tăng doanh số cho vay của lĩnh vực này trong 2012. Cụ thể, giá trị bán ra và doanh thu dịch vụ đạt 4.615.120 triệu đồng, cao hơn 71,74% so với năm 2010 (2.687.170 triệu đồng).
Năm 2013, nhu cầu đầu tư ở lĩnh vực này có xu hướng giảm, ngân hàng chỉ cho vay ra 63.782 triệu đồng, tức là giảm 24,14% so với năm 2012. Do tình hình sản xuất và tiêu thụ trong ngành thương mại dịch vụ có xu hướng giảm 3,63% còn 4.447.390 triệu đồng trong 2012. Tình hình cho vay thương mại-dịch vụ năm 2014 này cũng có khả năng giảm so với năm 2013. Bởi nhìn vào bảng số liệu ta thấy nửa đầu năm 2014, doanh số cho vay lĩnh vực thương mại dịch vụ giảm 10,56% so với cùng kỳ năm 2013.
Doanh số cho vay khác:
Bên cạnh việc tập trung cho vay phát triển nông nghiệp, ngân hàng còn mở rộng cho vay với các đối tượng như đan lát, sửa chữa máy, nghề làm mộc, và đặc biệt là tiêu dùng...Năm 2012 các khoản cho vay tiêu dùng tăng mạnh do nhu cầu mua sắm trang thiết bị và sửa chữa nhà ở của khách hàng tăng, cụ thể tăng 37,77% tương đương tăng 11.354 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, nhu cầu vay tiêu dùng và các nhu cầu vay khác giảm so với năm 2012 nên doanh số cho vay khác giảm 29,18%. Sáu tháng đầu năm 2014 cho vay khác tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 đến 23,84% tương đương số tiền 3.845 triệu đồng, các món vay đến từ nhu cầu xây nhà và mua sắm xe máy của bà con.
4.2.2.3 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Doanh số cho vay cá nhân:
Doanh số cho vay cá nhân chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số cho vay của chi nhánh. Điều này phản ánh rõ nét hoạt động tín dụng thiên về phát triển nông nghiệp của ngân hàng, bởi vì khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Tình hình thiên tai, dịch bệnh đã kéo doanh số cho vay ở các hộ nuôi trồng thủy sản giảm xuống liên tục 3 năm, các khoản vay tiêu dùng cũng giảm ở năm 2013 so với 2 năm trước đó. Điều đó lí giải tại sao doanh số cho vay cá nhân giảm dần qua 3 năm đi cùng với sự sụt giảm của tổng doanh số cho vay, năm 2012 cho vay cá nhân giảm 30.556 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm 27.096 triệu đồng so với năm 2012. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân 6 tháng đầu năm 2014 có phần tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 (tăng 8,04%) do sự tăng mạnh ở các món vay chăn nuôi và tiêu dùng.
Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 178.952 148.396 121.300 (30.556) (17,07) (27.096) (18,26)
DNTN 94.347 118.389 88.918 24.042 25,48 (29.471) (24,89)
Tổng 273.299 266.785 210.218 (6.514) (2,38) (56.567) (21,20)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.10: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Cá nhân 85.179 92.029 6.850 8,04
DNTN 7.407 8.303 896 12,10
Tổng 92.586 100.332 7.746 8,37
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
DNTN: doanh nghiệp tư nhân
Doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân:
Là địa bàn nông thôn nên doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, thường kinh doanh các mặt hàng như thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vật tư nông nghiệp, một số ít tại trung tâm các xã và thị trấn kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí…Mục đích vay của các doanh nghiệp này chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động, chi trả các khoản chi phí phát sinh tạm thời. Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân biến động không đều qua các năm. Năm 2012 là năm có doanh số cho vay nhiều hơn cả. So với năm 2011 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng 25,48%, tức tăng 24.042 triệu đồng, do trong năm 2012 một số doanh nghiệp mới thành lập nên cần nguồn vốn đầu tư cho trang thiết bị, máy móc phục vụ nhu cầu kinh doanh. Sang năm 2013 tình hình kinh tế chung còn khó khăn, hàng tồn kho lớn cộng với sức mua yếu nên doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân giảm đến 29.471 triệu đồng, tương đương giảm 24,89% so với năm 2012. Số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy các khoản cho vay doanh nghiệp có phần tăng so với năm trước nhưng chiếm tỷ lệ rất ít, bởi thời điểm này đa số các doanh nghiệp có thể tự xoay sở nguồn vốn nhờ lợi nhuận giữ lại của năm trước. Nhu cầu bổ sung vốn lưu động thường tăng mạnh ở thời điểm nửa cuối của năm.