CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN
4.2.5 Phân tích nợ xấu
Nợ xấu là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nét chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ quá cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt.
4.2.5.1 Phân tích nợ xấu theo thời hạn
Thông qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu qua ba năm từ 2011 - 2013 của Ngân hàng có xu hướng giảm, cụ thể: trong năm 2012 giảm xuống 47,88% tương đương với giảm 2.098 triệu đồng. Sang năm 2013 lại có dấu hiệu khả quan cho nhóm yếu tố này với việc giảm giá trị xuống còn 1.642 triệu đồng, ứng với giảm 28,11%.
Bảng 4.23: Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Nợ xấu NH 3.816 1.908 1.448 (1.908) (50,00) (460) (24,11)
Nợ xấu TDH 566 376 194 (190) (33,57) (182) (48,40)
Tổng 4.382 2.284 1.642 (2.098) (47,88) (642) (28,11)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.24: Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Nợ xấu NH 2.036 3.757 1.721 84,53
Nợ xấu TDH 457 627 170 32,00
Tổng 2.493 4.384 1.891 74,59
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
Nợ xấu NH: nợ xấu ngắn hạn
Nợ xấu TDH: nợ xấu trung và dài hạn
Nợ xấu ngắn hạn:
Nợ xấu ngắn hạn có xu hướng biến động giống như tình hình biến động của nợ xấu chung do tỷ trọng của nợ xấu ngắn hạn khá cao (năm 2011 chiếm 87,08%, năm 2012 chiếm 83,54% và năm 2013 chiếm 88,19%). Nguyên nhân của sự biến động trong tình hình nợ xấu ngắn hạn là do ngân hàng tiến hành rà soát lại các khoản vay và giảm thiểu doanh số cho vay. Nếu năm 2011 doanh số cho vay là 273.299 triệu đồng thì đến năm 2013 giảm chỉ còn 210.218 triệu đồng. Tuy nhiên đến tháng 6 năm 2014 tình hình nợ xấu lại có dấu hiệu tăng đột biến và đạt giá trị 4.384 triệu đồng. Nguyên nhân là người dân bị mất mùa do việc tiến hành gieo xạ sớm đối với vụ lúa Hè Thu ở xã Thạnh Thới An, gặp thời tiết nóng ẩm nên dịch bệnh, sâu hại có điều kiện phát triển, ảnh hưởng lớn đến năng suất cuối vụ, gây mất mùa đối với nhiều hộ nông dân ở địa bàn này. Chính điều này đã làm
cho các thương lái có cơ hội ép giá nông dân. Việc này đã ảnh hưởng gián tiếp đến nợ xấu của ngân hàng.
Nợ xấu trung và dài hạn:
Tuy nợ xấu các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nợ xấu của ngân hàng nhưng ban lãnh đạo ngân hàng rất quan tâm đến các món vay này vì vay trung và dài hạn thường mang đến rủi ro cao hơn vay ngắn hạn. Lãnh đạo thường xuyên chỉ đạo việc giám sát các khoản vay này đã giúp nợ xấu trung và dài hạn giảm dần qua các năm 2012, 2013 so với năm 2011. Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 đặc biệt tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tình hình thiệt hại tôm liên tiếp nhiều năm của bà con nông dân, nên một số món vay đầu tư hạ tầng, thiết bị nuôi tôm như đầu tư giàn quạt, hạ thế lưới điện, cải tạo ao nuôi… của các hộ nuôi quy mô lớn ở những năm trước vẫn chưa tất nợ được đã bắt đầu nhảy nhóm chuyển sang nợ xấu. Các hộ vay kinh doanh sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư không hiệu quả cũng gây ra tình trạng mất khả năng trả nợ.
* Nguyên nhân gây ra nợ xấu:
-Tình hình dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Việc thất mùa liên tiếp làm nông dân mất khả năng trả nợ dẫn đến các món nợ chuyển sang nợ xấu.
- Tình hình thất tôm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả nợ của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng đến các cửa hàng kinh doanh thức ăn, tôm giống. Một khi nông dân gặp thiệt hại thì các hộ kinh doanh trên cũng không thể thu nợ, từ đó dẫn đến việc không thể trả nợ vay ngân hàng.
- Tình hình kinh tế chung đã có bước phục hồi nhưng còn chậm, dẫn đến việc các khách hàng vay kinh doanh gặp khó khăn, vòng quay vốn chậm nên việc thanh toán nợ trễ là điều khó tránh khỏi
- Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến tình trạng không thể trả nợ
4.2.5.2 Phân tích nợ xấu theo ngành nghề Nợ xấu lúa:
Tình hình nợ xấu đối với nhóm ngành này có dấu hiệu rất khả quan bởi lẻ nó chiếm tỷ trọng khá cao trong nhóm nợ xấu ngắn hạn, cụ thể: năm 2012 giá trị giảm xuống còn 135 triệu đồng ứng với sự sụt giảm 43,75% và tiếp tục giảm còn
Bảng 4.25: Nợ xấu theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Lúa 240 135 108 (105) (43,75) (27) (20,00)
Chăn nuôi 163 76 142 (87) (53,37) 66 86,84
Thủy sản 3.741 1.734 1.356 (2.007) (53,65) (378) (21,80)
TM-DV 166 227 24 61 36,75 (203) (89,43)
Khác 72 112 12 40 55,56 (100) (89,29)
Tổng 4.382 2.284 1.642 (2.098) (47,88) (642) (28,11)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.26: Nợ xấu theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Lúa 215 932 717 333,49
Chăn nuôi 134 275 141 105,22
Thủy sản 1.808 1.831 23 1,27
TM-DV 241 942 701 290,87
Khác 95 404 309 325,26
Tổng 2.493 4.384 1.891 75,85
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
TM-DV: thương mại dịch vụ
108 triệu đồng vào năm 2013 làm cho tình hình nợ xấu giảm thêm 20% so với 2012. Nguyên nhân là ngân hàng đã thắt chặt các món vay, tiến hành thẩm định trước và sau khi vay, đó cũng là lý do vì sao trong suốt ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình cho vay lại có xu hướng giảm. Đồng thời, các khoản nợ quá hạn khó đòi đã tiến hành chi trả làm giảm thiểu đi tình hình nợ xấu qua các năm.
Đến tháng 6 năm 2014 tình hình nợ xấu tăng đột biến lên đến 333,49%, nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh đạo ôn lan rộng trên các cánh đồng lúa ở xã Thạnh Thới An. Nông dân đau đầu vì các loại bệnh đang có dấu hiện nhờn thuốc, xịt nhiều nhưng ít có tác dụng. Bệnh thường xuất hiện trên các giống lúa OM 4900,
OM 5451, OM 7347…Theo các hộ nông dân vùng này thì năm nay thời tiết không thuận lợi, mưa nắng thất thường, rất ngột ngạt nên sâu bệnh dễ phát sinh, đặc biệt là các bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá. Thời tiết càng oi bức sẽ càng dễ lây lan và phát triển trên diện rộng. Đây là những lý do khiến tình hình nợ xấu ở lúa gia tăng nhanh chóng tại thời điểm tháng 6 năm 2014.
Nợ xấu chăn nuôi:
Các món vay chăn nuôi những năm gần đây đạt hiệu quả rất tốt, thu nợ cũng tăng nhưng không phải là tuyệt đối. Nợ xấu ngành này cũng tăng giảm thất thường, năm 2012 chỉ có 76 triệu đồng, giảm 53,37% so với năm 2011 nhưng lại tăng 86,84% vào năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm cũng có hình thành những ổ dịch bệnh nhỏ làm gia cầm chết dẫn đến tình trạng nông dân mất trắng cả vốn lẫn lãi. Chính điều đó làm nợ xấu ngành chăn nuôi tăng lên. Tình hình 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu chăn nuôi cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2013, do giá chi phí đầu vào như thức ăn chăn nuôi tăng cao, cộng thêm việc một số nông hộ chăn nuôi mới còn thiếu kiến thức trong việc chăm sóc đàn gia súc gia cầm, dẫn đến làm ăn thua lỗ.
Nợ xấu nuôi trồng thủy sản:
Nợ xấu ngành này nhìn chung có xu hướng giảm từ 2011 - 2013. Năm 2012 giảm 2.007 triệu đồng ứng với giảm 53,65%, tiếp đến năm 2013 tiếp tục giảm còn 1.356 triệu đồng tương đương giảm 21,8%. Nguyên nhân chính là do tình hình canh tác thủy sản của vùng trong thời gian này gặp nhiều khó khăn như vừa chứng minh ở các phần trên, buộc ngân hàng phải thận trọng trong các món cho vay này vì độ rủi ro cao mặc dù nguồn lợi nhuận đem lại khá lớn. Đối với các hộ trúng tôm nhưng chây ì, thiếu ý thức trả nợ, với ý định chiếm dụng vốn ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng đã trực tiếp xuống địa bàn làm việc với các biện pháp mạnh hơn đã thu được kết quả khả quan. Bên cạnh đó, một số món nợ được cơ cấu lại. Đó chính là những lý do khiến tình hình nợ xấu của nhóm ngành này giảm xuống. Đến tháng 6 năm 2014, nợ xấu thủy sản có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ là do một số hộ nuôi bị thiệt hại vào mùa vụ đầu năm 2014 kết hợp với giá tôm nguyên liệu thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây, làm cho tình hình nợ xấu có xu hướng tăng.
Nợ xấu thương mại-dịch vụ:
Tình hình nợ xấu của ngành hàng này biến động thất thường từ 2011 - 2013.
Cụ thể nếu như 2012 tăng 36,75% so với 2011 thì đến 2013 lại giảm cực mạnh
xuống 89,43%. Sự biến động của nợ xấu đối với nhóm ngành này phụ thuộc chủ yếu do giá trị sản xuất thương mại dịch vụ của vùng bị giảm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đến 2013 tình hình giảm mạnh do sự tăng trưởng trở lại của nhóm này với giá trị đạt được là 4.594.300 triệu đồng. Sang đến tháng 6 năm 2014 tình hình nợ xấu tiếp tục tăng với nhóm ngành hàng này lý do chủ yếu là các món cho vay hộ gia đình và cá nhân không có khả năng thu hồi do việc kinh doanh thua lỗ của một số ít các cá thể làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả.
Nợ xấu khác:
Nhìn chung nợ xấu ở nhóm ngành khác được đánh giá khá khả quan bởi lẻ ngoài một số món vay khác (đan lát, sửa chữa máy, nghề mộc…) thì đây chủ yếu là các món vay tiêu dùng theo hình thức trừ dần vào lương của các cán bộ công chức nên mức độ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chịu sự chi phối cao của tình hình kinh tế. Chính điều đó gây ra tình trạng biến động như sau: năm 2012 tình hình nợ xấu tăng 55,56%, sang đến 2013 giảm xuống 89,29% và đến tháng 6 năm 2014 tăng đến 325,26%. Có thể thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng tại thời điểm 2013 là 456.076 triệu đồng (tăng 29,88% so với 2012) và riêng tại tháng 6 năm 2014 là 395.684 triệu đồng. Trong khi doanh số cho vay tín dụng giảm dần thì cho vay tiêu dùng được xem như là một công cụ để đẩy tiền ra ngoài và tăng thu nhập cho ngân hàng từ lãi. Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng nợ xấu trong tiêu dùng là do việc dễ dàng trong tiêu chuẩn cho vay tiêu dùng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này.
4.2.5.3 Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế Cá nhân:
Đối tượng khách hàng của ngân hàng chủ yếu là cá nhân, do vậy nợ xấu cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu là điều dễ hiểu. Năm 2011, nợ xấu lên đến 4.103 triệu đồng, ngoài nguyên nhân thiên tai dịch bệnh và lạm phát làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì một nguyên nhân quan trọng nữa là do khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích. Việc khách hàng sử dụng vốn vay phục vụ sản xuất để mua sắm tiêu dùng đã làm cho việc trả nợ bất khả thi. Tình hình nợ xấu có chiều hướng giảm qua các năm 2012, 2013 nhờ các khoản nợ xấu lúa giảm dần đều qua các năm. Đối với nợ xấu các nhóm ngành khác, ngân hàng tiếp tục làm tốt công tác vận động khách hàng trả nợ, đồng thời cơ cấu lại các món nợ trong phạm vi cho phép của NHNN. Nợ xấu cá nhân nửa đầu năm 2014
tăng mạnh trở lại (tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm 2013) do nợ xấu lúa, thương mại – dịch vụ và nhóm ngành khác tăng cao.
Bảng 4.27: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 4.103 2.104 1.642 (1.999) (48,72) (462) (21,96)
DNTN 225 180 0 (45) (20,00) (180) (100,00)
Tổng 4.382 2.284 1.642 (2.098) (47,88) (642) (28,11)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.28: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Cá nhân 2.493 4.384 1.891 75,85
DNTN 0 0 0 0,00
Tổng 2.493 4.384 1.891 75,85
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
DNTN: doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân:
Nợ xấu doanh nghiệp tư nhân giảm từ 225 triệu năm 2011 về 180 triệu năm 2012 và từ năm 2013 đến nay thì nợ xấu đối tượng này không còn nữa. Có được kết quả vô cùng khả quan như vậy là do ngân hàng làm tốt công tác thu nợ. Thêm nữa, các doanh nghiệp tại địa bàn thường cần nguồn vốn để kịp thời bổ sung vốn lưu động nên khi quay vòng được nguồn vốn kịp thời họ thường nhanh chóng đến ngân hàng tất nợ với mong muốn giữ tốt mối quan hệ vay vốn với ngân hàng. Tạo mối quan hệ tốt để khi có nhu cầu, các doanh nghiệp được ngân hàng đáp ứng vốn một cách nhanh chóng phục vụ hoạt động kinh doanh.