CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN
4.2.3 Phân tích doanh số thu nợ
Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng có thiện chí trong việc tất nợ hay không cũng là vấn đề đáng nói.
4.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn:
Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011, chỉ tăng 1,41% tương đương tăng 2.922 triệu đồng, nhưng đó cũng là sự cố gắng rất lớn của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế còn ảm đạm, tình hình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình thu nợ lúa tốt (nhờ vụ mùa bội thu cộng thêm việc được giá cao) làm giảm bớt gánh nặng không thu được nợ từ khách hàng nuôi tôm, phần nào kéo doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2013 do doanh số cho vay ngắn hạn giảm 20,66% nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng giảm đến 14,05%. Viễn cảnh trúng mùa mất giá lại tiếp tục làm bà con không muốn bán lúa mà ghim hàng chờ giá tốt. Hàng tồn kho tăng trong khi các khoản vay đến hạn làm cho việc thu nợ không đạt như kỳ vọng của ngân hàng.
Các khoản vay nuôi tôm khó thu hồi do bà con thiệt hại nặng nề. Sáu tháng đầu năm 2014, các khoản vay ngắn hạn phần nào được thu hồi một cách hiệu quả nhờ bà con trúng mùa trúng giá lúa đông xuân, một phần rất lớn là do chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.12: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
Thu nợ NH: thu nợ ngắn hạn
Thu nợ TDH: thu nợ trung và dài hạn
Doanh số thu nợ trung và dài hạn:
Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đây là những khoản vay tiềm ẩn rủi ro cao hơn các khoản vay ngắn hạn. Vì vậy, ngân hàng cũng khá quan tâm trong công tác thu hồi những khoản nợ có thời hạn dài. Mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn giảm ở năm 2012 nhưng các khoản nợ đến hạn thanh toán nhiều cộng với thiện chí trả nợ của khách hàng sau khi làm ăn kinh doanh có lãi làm cho doanh số thu nợ tăng lên so với năm 2011, cụ thể là
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Thu nợ NH 206.583 209.505 180.068 2.922 1,41 (29.437) (14,05) Thu nợ TDH 8.683 10.571 4.818 1.888 21,74 (5.753) (54,42)
Tổng 215.266 220.076 184.886 4.810 2,23 (35.190) (15,99)
Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Thu nợ NH 72.516 105.736 33.220 45,81
Thu nợ TDH 3.300 5.479 2.179 66,03
Tổng 75.816 111.215 35.399 46,69
ta có thể thấy rằng năm 2013 doanh số thu nợ trung và dài hạn có sự giảm mạnh 54,42%, tương đương giảm số tiền 5.753 triệu đồng so với năm 2012. Nhưng thực tế là do các khoản cho vay trung và dài hạn đã có phần giảm mạnh do đã được tất nợ từ năm 2012, phần vì các khoản nợ mới chưa đến hạn thanh toán nên cũng chưa thể thu nợ được. Do vậy, doanh số thu nợ trong năm 2013 thấp cũng không phải là điều đáng lo ngại. Công tác thu hồi nợ trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng hơn 66% so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt mức 5.479 triệu đồng Nguyên nhân xuất phát từ tình hình các khoản vay trung hạn và dài hạn thường kéo dài trên 1 năm nên nếu năm 2013 thu rất ít do các khoản vay chưa đến hạn thì các khoản vay chưa đến hạn đó đã bắt đầu đến hạn vào đầu năm 2014.
4.2.3.2 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành nghề Doanh số thu nợ lúa:
Doanh số thu nợ lúa tăng đều qua các năm. Năm 2012 tăng 36,54% so với năm 2011, năm 2013 tăng nhẹ ở mức 7,38% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 lúa trúng mùa bội thu cộng với việc lúa được thương lái thu mua với giá cao làm cho lợi nhuận của bà con tăng lên đáng kể. Phấn khởi vì trúng mùa trúng giá nên bà con hoàn thành rất tốt việc trả nợ cho ngân hàng, góp phần giúp doanh số thu nợ ở lĩnh vực này tăng cao. Sang năm 2013, một số nông dân bị ép giá nên không bán ra trong khi các khoản nợ đã đến hạn làm cho công tác thu hồi nợ gặp không ít khó khăn nhưng sau khi Chính phủ có kế hoạch thu mua lúa tạm trữ đã làm giá lúa nhích lên trở lại. Chính điều này đã kịp thời giúp ngân hàng thu nợ một cách nhanh chóng sau khi nông dân đã bán được lúa, mặc dù kết quả thu nợ lúa không đạt mục tiêu lãnh đạo ngân hàng đề ra nhưng cũng góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng. Đến tháng 6 năm 2014, tình hình thu nợ khá khả quan với mức tăng 127,56%, nguyên nhân là do vụ Đông Xuân đạt năng suất cao cộng với giá lúa ở mức 4.800 – 5.500đồng/kg góp phần ổn định hiệu quả sản xuất cho nông hộ. Đối với vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 8.173 ha, tập trung ở các xã Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới và thị trấn Mỹ Xuyên, với các giống lúa chủ lực như: ST 5, OM 576, OM 6162, OM 6976, OM 4900. Tính đến ngày 16/9, toàn huyện đã thu hoạch khoảng 30% diện tích, tương đương 2.452 ha, năng suất bình quân ước đạt 5,6 tấn/ha.
Mặt khác vùng lúa Tham Đôn và Đại Tâm là những vùng có sản lượng lúa khá cao với 7 tấn/ ha. Với kết quả khả quan như vậy, công tác thu nợ lúa năm 2014 sẽ có thể tăng cao hơn năm 2013.
Bảng 4.13: Doanh số thu nợ theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Lúa 48.875 66.733 71.659 17.858 36,54 4.926 7,38
Chăn nuôi 1.980 5.444 7.753 3.464 174,95 2.309 42,41
Thủy sản 77.667 30.471 20.852 (47.196) (60,77) (9.619) (31,57)
TM-DV 60.720 78.676 57.966 17.956 29,57 (20.710) (26,32)
Khác 26.024 38.752 26.656 12.728 48,91 (12.096) (31,21)
Tổng 215.266 220.076 184.886 4.810 2,23 (35.190) (15,99)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.14: Doanh số thu nợ theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Lúa 15.029 34.200 19.171 127,56
Chăn nuôi 3.969 6.281 2.312 58,25
Thủy sản 5.996 6.466 470 7,84
TM-DV 36.591 44.987 8.396 22,95
Khác 14.231 19.281 5.050 35,49
Tổng 75.816 111.215 35.399 46,69
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
TM-DV: thương mại dịch vụ
Doanh số thu nợ chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi có hiệu quả ổn định tuyệt vời với các mô hình chăn nuôi mới được triển khai ngày càng rộng khắp, góp phần giảm bớt gánh nặng trong công tác thu nợ đối với cho vay tôm vốn nhiều rủi ro hơn. Đi cùng với doanh số cho vay tăng đều hàng năm thì doanh số thu nợ ngành chăn nuôi cũng tăng khá đều. Cụ thể là năm 2012 thu nợ chăn nuôi đạt 5.444 triệu đồng, tăng 174,95% so với năm 2011. Sang năm 2013, công tác thu nợ tiếp tục được phát huy tốt nên doanh số thu nợ tăng 42,41% so với năm 2012. Các mô hình chăn nuôi mới phát
Đại Tâm, mô hình chăn nuôi heo tập trung ở Thạnh Thới An và các xã trên toàn huyện Mỹ Xuyên. Với các mô hình chăn nuôi mới kết hợp với việc chuyển giao kỹ thuật hiệu quả và tận dụng nguồn vốn vay của ngân hàng đã giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế của mình và trả nợ đúng hẹn cho ngân hàng.
Tình hình thu nợ chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014 cũng đạt kết quả rất đáng kể so với cùng kỳ năm trước nhờ giá heo thịt, bò thịt ngày càng cao nên người chăn nuôi ngày càng có lãi, hiệu quả của các khoản vay này làm cho công tác thu hồi nợ để tái đầu tư được dễ dàng hơn.
Doanh số thu nợ nuôi trồng thủy sản:
Trái ngược hoàn toàn với ngành chăn nuôi là ngành nuôi trồng thủy sản.
Doanh số cho vay giảm kéo theo doanh số thu nợ ở ngành này cũng giảm theo.
Năm 2012 doanh số thu nợ chỉ đạt 30.471 triệu đồng, giảm 60,77% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì thu nợ ngành này tiếp tục giảm 31,57%. Tình trạng tôm thất mùa liên tiếp khiến các hộ nông dân lao đao, chỉ có thiểu số những hộ thả mật độ thưa, quy mô nhỏ là có lãi. Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng thiệt hại hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó Mỹ Xuyên là địa bàn chịu thiệt hại đứng thứ 2 sau Thị xã Vĩnh Châu. Chính thiệt hại nặng nề từ các hộ nuôi tôm, kéo theo các khoản vay ngân hàng đầu tư cho tôm cũng khó có thể thu hồi. Ngân hàng cũng phải chịu cảnh tiến thoái lưỡng nan khi phải đối mặt với tình trạng thu nợ không được nhưng nếu không tiếp tục đầu tư thì khách hàng sẽ không có cơ hội thu lợi nhuận để trả nợ (nếu trúng mùa). Mặt khác, nếu đầu tư tiếp thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đứng trước rủi ro thêm một lần nữa. Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình thu nợ thủy sản có dấu hiệu khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước, các hộ vay nuôi cá mặc dù thu lãi không cao như nuôi tôm nhưng phần nào giảm bớt rủi ro và quan trọng là vẫn có lợi nhuận. Chính điều này cũng giúp cho việc thu nợ được suôn sẻ hơn.
Doanh số thu nợ thương mại-dịch vụ:
Doanh số thu nợ thương mại – dịch vụ tăng không đều qua các năm. Năm 2012, tình hình thu nợ rất khả quan, thu nợ tăng 29,57% so với năm 2011 do các món vay làm ăn kinh doanh có hiệu quả nên khi đáo hạn khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ rất tốt với mong muốn tạo uy tín để có thể quan hệ lâu dài với ngân hàng. Tình hình thu nợ năm 2013 của nhóm ngành này không cao như năm 2012, giảm 26,32%, đó là do trong năm này các khoản nợ đến hạn không nhiều.
So sánh nửa đầu năm 2014 với nửa đầu năm 2013 ta thấy việc thu nợ có mức tăng khá nhờ các khoản vay đến hạn trả nhiều. Bên cạnh thiện chí trả nợ của khách
hàng, ta cũng thấy được công tác thẩm định của cán bộ ngân hàng trước khi cho vay là rất tốt.
Doanh số thu nợ khác:
Doanh số thu nợ đi liền với doanh số cho vay ở các khoản cho vay khác, các khoản vay tiêu dùng theo hình thức trừ lương giúp ngân hàng có nguồn thu ổn định mặc dù đây là hình thức vay không có tài sản đảm bảo, các món vay đan lát, làm mộc có dư nợ không lớn cũng thực hiện rất tốt việc trả nợ. Năm 2012 doanh số thu nợ khác tăng 48,91% tương đương tăng 12.728 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là cán bộ công nhân viên được truy lãnh tiền trợ cấp theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ nên đã có nguồn thu tất nợ đối với các khoản vay tiêu dùng dưới hình thức trừ lương. Công tác thu nợ lĩnh vực khác năm 2013 có sự sụt giảm so với năm 2012, nguyên nhân là do các khoản vay khác phát sinh không nhiều cộng việc vay tiêu dùng không phải là các khoản vay nhằm đầu tư sinh lời nên có những khoản vay không thu được nợ do sự thiếu ý thức trả nợ của khách hàng. Thu nợ khác 6 tháng đầu năm 2014 có phần tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 nhờ ngân hàng làm tốt công tác vận động, thuyết phục khách hàng giữ uy tín trả nợ đúng hạn, nhằm giữ mối quan hệ vay vốn lâu dài với ngân hàng.
4.2.3.3 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Cá nhân:
Doanh số cho vay cá nhân giảm cũng đã làm cho doanh số thu nợ cá nhân giảm theo. Tình trạng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản gặp khó khăn do dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh số thu nợ của đối tượng khách hàng cá nhân. Tinh hình kinh tế đang dần hồi phục nhưng còn chậm chạp, Chính phủ đã có những giải pháp nhằm bình ổn thị trường nhưng giá cả chi phí đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh như phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí nhân công vẫn còn ở mức cao đã làm cho không ít khách hàng gặp khó khăn. Xuất phát từ những tình hình trên đã làm doanh số thu nợ của ngân hàng sụt giảm qua 3 năm, cụ thể là năm 2012 thu nợ cá nhân giảm 23.383 triệu đồng, tương đương giảm 17,31%
so với năm 2011, năm 2013 thu nợ đối tượng này tiếp tục giảm 7.892 triệu đồng tương đương giảm 7,07% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 tình hình thu nợ cá nhân có phần khả quan, tăng 30.336 triệu đồng tương đương tăng 44,41% so với 6 tháng đầu năm 2013, nhờ các khoản thu từ lúa, chăn nuôi, thương mại dịch vụ tăng cao do làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời có
thêm sự đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn của cán bộ tín dụng đối với địa bàn mình phụ trách.
Doanh nghiệp tư nhân:
Tình hình thu nợ thành phần kinh tế này đạt khá tốt ở năm 2012 so với 2011 do kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp thực hiện tốt việc đóng lãi, trả gốc nhằm tạo uy tín tốt với ngân hàng. Tuy nhiên, công việc kinh doanh khó khăn ngay sau đó đã làm một số doanh nghiệp thua lỗ dây dưa trong trả nợ, dẫn đến doanh số thu nợ năm 2013 giảm so với năm 2012. Trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2014, thu nợ doanh nghiệp tư nhân được cải thiện so với cùng kỳ năm 2013, con số thu nợ đối tượng này tăng 67,46% đã cho thấy điều đó. Tất cả là nhờ ngân hàng thực hiện tốt công tác vận động, thuyết phục khách hàng trả nợ, tránh để chuyển thành nợ xấu.
Bảng 4.15: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền % Số tiền %
Cá nhân 135.059 111.676 103.784 (23.383) (17,31) (7.892) (7,07)
DNTN 80.207 108.400 81.102 28.193 35,15 (27.298) (25,18)
Tổng 215.266 220.076 184.886 4.810 2,23 (35.190) (15,99)
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014
Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 2014 2014/2013
Số tiền %
Cá nhân 68.311 98.647 30.336 44,41
DNTN 7.505 12.568 5.063 67,46
Tổng 75.816 111.215 35.399 46,69
Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:
DNTN: doanh nghiệp tư nhân