Phân tích dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MỸ XUYÊN

4.2.4 Phân tích dư nợ

Tình hình biến động của dư nợ chịu sự tác động của các yếu tố: Dư nợ của năm trước, doanh số cho vay trong năm và doanh số thu nợ trong năm, và nó phản ánh hoạt động tín dụng tại một thời điểm nhất định.

4.2.4.1 Phân tích dư nợ theo thời hạn

Bảng 4.17: Dư nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

Dư nợ NH 191.635 241.206 266.681 49.571 25,87 25.475 10,56

Dư nợ TDH 13.900 11.038 10.895 (2.862) (20,59) (143) (1,30)

Tổng 205.535 252.244 277.576 46.709 22,73 25.332 10,04

Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014

Bảng 4.18: Dư nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014/2013

Số tiền %

Dư nợ NH 257.644 242.028 (15.616) (6,06)

Dư nợ TDH 11.370 24.665 13.295 116,93

Tổng 269.014 266.693 (2.321) (0,86)

Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:

Dư nợ NH: dư nợ ngắn hạn

Dư nợ TDH: dư nợ trung và dài hạn

Từ bảng số liệu và sự phân tích khoản mục doanh số cho vay và doanh số thu nợ cho thấy dư nợ có xu hướng gia tăng qua các năm.

Dư nợ ngắn hạn:

Dựa vào bảng số liệu ta thấy được dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng, đó cũng là điều hiển nhiên. Ta thấy được điều đó ngay sau khi phân tích doanh số cho vay theo thời hạn. Dư nợ ngắn hạn có sự

sự tăng trưởng doanh số cho vay mà tăng do sự giảm sút doanh số thu nợ. Chính ngân hàng cũng hiểu rõ mức tăng trưởng tín dụng này không phải xuất phát từ nguyên nhân tích cực nhưng ngân hàng chấp nhận thực tế này. Bởi vì ngân hàng muốn nâng cao chất lượng các khoản vay bằng cách siết chặt quản lý các khoản vay, thẩm định hồ sơ một cách gắt gao hơn. Sáu tháng đầu năm 2014, dư nợ ngắn hạn có phần giảm lại do doanh số cho vay ngắn hạn giảm đồng thời doanh số thu nợ ngắn hạn tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2013.

Dư nợ trung và dài hạn:

Dư nợ trung và dài hạn giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013 do ngân hàng thận trọng trong cho vay các món vay có thời hạn dài vì tiềm ẩn nhiều rủi ro cộng với việc không có nhiều hồ sơ xin vay thời hạn dài. Nếu như dư nợ trung và dài hạn có chiều hướng giảm qua các năm 2012, 2013 so với năm 2011 thì sang nửa đầu năm 2014 lại tăng rất mạnh (tăng 116,93% so với nửa đầu năm 2013) do doanh số cho vay trung và dài hạn tăng đột ngột phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sửa chữa nhà, kinh doanh vật tư nông nghiệp, đi cùng với đó là nhu cầu đầu tư trang thiết bị mới nhằm phục vụ nuôi tôm có hiệu quả hơn…Bên cạnh đó, mô hình chăn nuôi bò sữa sau khi phát huy hiệu quả kinh tế đã làm tăng nhu cầu vay đầu tư cho lĩnh vực này.

4.2.4.2 Phân tích dư nợ theo ngành nghề Dư nợ lúa:

Dư nợ lúa tăng đều từ năm 2011 đến năm 2013, cụ thể ta thấy dư nợ lúa tăng từ 62.730 triệu đồng năm 2011 lên 87.090 triệu đồng năm 2012, đồng nghĩa với việc năm 2012 tăng 38,83% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ lúa tiếp tục tăng 18.493 triệu đồng tương đương tăng 21,23% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các khách hàng truyền thống vay phục vụ nhu cầu làm lúa được giữ vững qua các năm. Đồng thời, ngân hàng hoạt động với phương châm hỗ trợ tối đa cho nông dân có vốn sản xuất nông nghiệp đã giúp cho ngân hàng ngày càng mở rộng đối tượng khách hàng. Nếu như trước đây có những hộ tự lực bằng nguồn vốn của gia đình thì với lãi suất ngày càng hợp lý của ngân hàng, họ đã mạnh dạn nộp đơn xin vay nhằm đầu tư mạnh mẽ phân bón, giống…giúp tăng năng suất. Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy dư nợ lúa 6 tháng đầu năm 2014 có tăng chút ít (tăng 1,33% tương đương số tiền 1.260 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước nhờ các khoản cho vay lúa phục vụ nhu cầu đầu tư vụ Hè Thu tăng cao sau vụ Đông Xuân thắng lợi. Với đà tăng này, có thể cuối năm 2014 dư nợ lúa sẽ cao hơn năm 2013.

Dư nợ chăn nuôi:

Nhờ vào doanh số cho vay tăng đều và ổn định hàng năm nên dư nợ ngành chăn nuôi luôn ở trạng thái năm sau cao hơn năm trước. Năm 2012 là năm có dư nợ tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trên 90%, đạt hơn 7 tỷ đồng. Năm 2013 mặc dù dư nợ chăn nuôi chỉ tăng khoảng 46,06% nhưng đó cũng là mức tăng đáng kể nhất so với những nhóm ngành khác. Các con số tăng trưởng ấn tượng đó cho thấy ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển khá ổn định, bà con đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả theo đúng định hướng của địa phương, ngân hàng cũng bắt đầu có sự mở rộng và chuyển hướng đầu tư nhiều cho các hộ chăn nuôi, giảm bớt các khoản cho vay đầu tư thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, vốn chứa đựng rủi ro khá cao. Dư nợ chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014 đã vượt xa cả năm 2013. Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2013 thì dư nợ ngành này tăng đến 74,76% tương đương tăng 6.204 triệu đồng. Sở dĩ có được điều này cũng là do doanh số cho vay khoảng thời gian này tăng rất mạnh. Hợp tác xã bò sữa đã mở rộng thêm số xã viên chăn nuôi bò sữa nên các món vay đến từ những hộ này rất nhiều, góp phần làm dư nợ ngành này tăng mạnh so với 6 tháng nửa đầu năm 2013.

Dư nợ nuôi trồng thủy sản:

Mặc dù ngành thủy sản những năm qua liên tiếp chịu thiệt hại, doanh số cho vay cũng từ đó mà giảm dần nhưng dư nợ nhóm ngành vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2012, dư nợ ngành này tăng 12,23% so với năm 2011 nguyên nhân là do doanh số thu nợ đối với các khoản nợ đọng ở nhóm ngành này giảm đáng kể, trong khi các khoản nợ mới tạm thời chưa có khả năng trả được gia hạn thêm thời hạn trả nợ cũng làm dư nợ tăng cao. Năm 2013 dư nợ ngành này có giảm 5,14% so với năm trước, đó cũng là do doanh số cho vay sụt giảm đáng kể (giảm 61,63%) trong khi doanh số thu nợ chỉ tăng 31,57%.

Dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 có giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 do dư nợ cuối năm 2012 cao hơn dư nợ cuối năm 2013. Tuy nhiên, một số hộ đã bắt đầu thả nuôi mới cộng với việc nhiều hộ đã chuyển sang nuôi cá - lĩnh vực bớt rủi ro hơn, từ đây đến cuối năm dư nợ ngành này có thể tăng cao hơn so với năm 2013.

Dư nợ thương mại-dịch vụ:

Dư nợ thương mại-dịch vụ tăng đều qua các năm. Năm 2012 tăng 10,75%

trong khi năm 2013 tăng 16,84%. Điều này xuất phát từ việc doanh số thu nợ nhóm ngành này không nhiều do các khoản vay này đa số là trung và dài hạn nên

chưa đến hạn thu hồi. Sáu tháng đầu năm 2014 dư nợ ngành này có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 là do doanh số cho vay giảm cộng với việc doanh số thu nợ tăng.

Bảng 4.19: Dư nợ theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

Lúa 62.730 87.090 105.583 24.360 38,83 18.493 21,23

Chăn nuôi 3.814 7.377 10.775 3.563 93,42 3.398 46,06

Thủy sản 87.617 98.333 93.283 10.716 12,23 (5.050) (5,14)

TM-DV 35.962 39.827 46.535 3.865 10,75 6.708 16,84

Khác 15.412 19.617 21.400 4.205 27,28 1.783 9,09

Tổng 205.535 252.244 277.576 46.709 22,73 25.332 10,04

Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014

Bảng 4.20: Dư nợ theo ngành nghề của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014/2013

Số tiền %

Lúa 95.030 96.290 1.260 1,33

Chăn nuôi 8.299 14.503 6.204 74,76

Thủy sản 99.468 95.171 (4.297) (4,32)

TM-DV 47.676 42.510 (5.166) (10,84)

Khác 18.541 18.219 (322) (1,74)

Tổng 269.014 266.693 (2.321) (0,86)

Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:

TM-DV: thương mại dịch vụ

Dư nợ khác:

Dư nợ khác tập trung ở các khoản dư nợ tiêu dùng, qua bảng số liệu ta có thể thấy dư nợ này tăng đều từ năm 2011 đến năm 2013 nhưng có xu hướng chững lại. Nếu như năm 2012 dư nợ tăng 27,28% thì năm 2013 chỉ tăng 9,09%

Nguyên nhân là do doanh số cho vay tiêu dùng và các món vay khác có phần giảm, doanh số cho vay khác năm 2013 không những thấp hơn năm 2012 mà còn giảm thấp hơn so với năm 2011. Dấu hiệu giảm ở khoản mục cho vay khác tiếp tục biểu hiện rõ nét khi ta thấy dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 giảm 1,74% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do các khoản vay tiêu dùng là các khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống, không thể đầu tư sinh lời trong khi lãi suất cho vay cao hơn các món vay khác nên những người không có thu nhập ổn định khó tiếp cận khoản vay này.

4.2.4.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 4.21: Dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

Cá nhân 162.479 199.199 216.715 36.720 22,60 17.516 8,80

DNTN 43.056 53.045 60.861 9.989 23,20 7.816 14,73

Tổng 205.535 252.244 277.576 46.709 22,73 25.332 10,04

Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014

Bảng 4.22: Dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mỹ Xuyên 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu

Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm

2013 2014 2014/2013

Số tiền %

Cá nhân 216.067 210.097 (5.970) (2,76)

DNTN 52.947 56.596 3.649 6,89

Tổng 269.014 266.693 (2.321) (0,86)

Nguồn: Phòng KH-KD Agribank Mỹ Xuyên, giai đoạn 2011-06/2014 Ghi chú:

DNTN: doanh nghiệp tư nhân

Dư nợ cá nhân:

Dư nợ khách hàng cá nhân tăng đều qua các năm, năm 2012 dư nợ nhóm khách hàng này đạt mức 199.199 triệu đồng, tăng 22,60% so với năm 2011.

Nguyên nhân là do doanh số thu nợ ở năm này thấp mặc dù doanh số cho vay không cao như 2011 nên đã làm tăng dư nợ. Dư nợ cá nhân năm 2013 tiếp tục tăng 8,80% tương đương tăng 17.516 triệu đồng so với năm 2012 do dư nợ nhóm ngành lúa, chăn nuôi, thương mại dịch vụ và dư nợ khác tiếp tục tăng đều đặn. Dư nợ cá nhân 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể là giảm 5.970 triệu đồng, tương đương giảm 2,76%. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này thu nợ khách hàng cá nhân tăng mạnh đến 44,41%.

Dư nợ doanh nghiệp tư nhân:

Cũng giống như dư nợ khách hàng cá nhân, dư nợ doanh nghiệp tư nhân tăng suốt 3 năm qua. Năm 2012, dư nợ doanh nghiệp tư nhân tăng 9.989 triệu đồng tương đương tăng 23,20% so với năm 2011 do các khoản nợ của những năm trước còn tồn đọng, cộng với việc ngân hàng đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn gia tăng sản xuất, mở rộng tín dụng với nhiều doanh nghiệp mới. Năm 2013 mặc dù doanh số cho vay giảm (giảm 24,89%) nhưng doanh số thu nợ giảm (giảm 25,18%) với tốc độ cao hơn đã làm dư nợ tăng so với 2012. Mặt khác, một số khoản vay trung hạn đầu tư trong thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chưa đến hạn cũng đã làm dư nợ cho vay doanh nghiệp tư nhân tăng lên. Dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 tăng 3.649 triệu đồng, tương đương tăng 6,89% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do việc lãi suất tiếp tục giảm, khiến các doanh nghiệp tại địa phương có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với nguồn vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện mỹ xuyên (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)