Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá về an ninh lương thực

Một phần của tài liệu An ninh lương thực toàn cầu và an ninh lương thực của việt nam – những vấn Đề pháp lý và thực tiễn (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC

1.3. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá về an ninh lương thực

Tính sẵn có của lương thực chính là việc đảm bảo đủ khối lượng lương thực thực phẩm chất lượng từ nhiều nguồn sản xuất trong nước hoặc từ tự nhiên nhằm cung cấp đầy đủ cho tất cả mọi người dân mọi lúc mọi nơi. Việc cung cấp lương thực thực phẩm được thực hiện thông qua hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối và trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới đáp ứng sự đa dạng trong nguồn lương thực. Để sản xuất lương thực bắt buộc phải sử dụng các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước sạch, năng suất trồng trọt, phân bón; Ngoài ra người nông dân có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng chất lượng nông sản, đáp ứng đủ yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây chính là chiếc “chìa khóa” giúp các chương trình hỗ trợ nông nghiệp của Chính phủ đến tay người nông dân qua đó tạo sự đột phá trong cách mạng nông nghiệp,...

Muốn các sản phẩm lương thực thực phẩm đến với tay người tiêu dùng thì phải thông qua quá trình phân phối đến các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ,… Cũng như sự ảnh hưởng từ các yếu tố như công nghệ sản xuất và đóng gói lương thực thực phẩm, cơ sở hạ tầng, điều kiện kho bãi để chứa và bảo quản lương thực, phương tiện vận chuyển, các quy định liên quan đến thuế,...

1.3.2. Sự tiếp cận với nguồn lương thực.

Tiếp cận lương thực có thể hiểu khái quát là sự tiếp cận nguồn lương thực thực phẩm phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân bằng một số cách như thông qua việc sản xuất, mua sắm, hỗ trợ của Chính phủ,... Tiêu chí này giúp cho việc người dân được thỏa mãn những nhu cầu cần thiết về lương thực cùng với việc phân chia

12

lương thực của quốc gia tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo,... Năng lực sản xuất nông nghiệp cũng như điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình cũng là một yếu tố quyết định sự tiếp cận với nguồn lương thực thực phẩm. Ngoài ra, việc Chính phủ hỗ trợ trong quá trình trợ giá lương thực thực phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn lương thực của người dân. Nhờ được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ mà tình trạng người dân không có điều kiện về kinh tế giảm khả năng bị đói. Việc người dân tiếp cận được nguồn lương thực cần thiết là điều kiện cần, đồng thời có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực của một quốc gia, chính khả năng tiếp cận với nguồn lương thực của người dân đã thúc đẩy tính sẵn có của lương thực được phát huy tối đa.

1.3.3. Sử dụng nguồn lương thực một cách hiệu quả.

Sau khi tiếp cận với nguồn lương thực thì việc sử dụng nguồn lương thực đó một cách hiệu quả cũng rất đáng chú ý, đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực khi mà mỗi người dân phải đạt được chỉ tiêu về dinh dưỡng. Để đạt được hiệu quả dinh dưỡng cao nhất thì phải luôn sử dụng nguồn nước sạch, có cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và bổ dưỡng mang lại đầy đủ các dưỡng chất như protein động thực vật, chất béo, chất xơ, carbohydrates, canxi,...

Ngoài yếu tố về số lượng lương thực được sử dụng, để mang lại sự hiệu quả thì còn phải đảm bảo điều kiện về chất lượng lương thực. Đó là tính an toàn của lương thực thực phẩm.

Để đảm bảo chất lượng nguồn lương thực đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm phải luôn được chú ý. Yêu cầu Chính phủ của mỗi quốc gia phải có từng chương trình hành động cụ thể.

Chính vì thế, an ninh lương thực không chỉ bao gồm việc đảm bảo tính sẵn có của lương thực, khả năng tiếp cận với nguồn lương thực mà còn bao gồm cả tiêu chí về việc sử dụng nguồn lương thực một cách hiệu quả. Một quốc gia muốn đảm bảo an ninh lương

13

thực thì phải có nguồn lương thực đầy đủ về số lượng và dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.3.4. Sự ổn định lương thực.

Yếu tố đánh giá sự ổn định của lương thực là khả năng có được nguồn lương thực thực phẩm theo thời gian. Một quốc gia, một hộ gia đình hay một cá nhân lúc nào cũng phải có được nguồn lương thực ổn định, phù hợp, an toàn và bổ dưỡng. Tránh gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực thực phẩm khi gặp tình trạng khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu hay là tình trạng mất an ninh lương thực theo mùa. Cụ thể các yếu tố tác động đến sự ổn định của lương thực gồm có: Môi trường tự nhiên phục vụ cho sản xuất lương thực (đất canh tác, nguồn nước,…); Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu gây bất ổn định đến sản lượng lương thực, dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực; Ô nhiễm môi trường gây mất cân bằng sinh thái; Tác động của những hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm ảnh hưởng sâu sắc đến giá cả và sản lượng của quốc gia đó.

Bốn yếu tố trên đã giúp chúng ta thấy vấn đề đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia không đơn thuần là cung cấp đầy đủ nguồn lương thực thực phẩm cần thiết cho người tiêu dùng mà còn phải nâng cao sự hiểu biết cho tất cả mọi người nhằm tiếp cận được nguồn lương thực thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

14

Một phần của tài liệu An ninh lương thực toàn cầu và an ninh lương thực của việt nam – những vấn Đề pháp lý và thực tiễn (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)