CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI VÀ
2.2. Cơ sở pháp lý của an ninh lương thực Việt Nam
2.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ
2.2.2.1. Hạ tầng thủy lợi.
Xây dựng hạ tầng thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp là ưu tiên của an ninh lương thực. Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết 63/NQ-CP với ba hành động chính để nâng cấp và xây dựng các công trình thủy lợi:
Tiếp tục đầu tư, xây dựng mới và tu bổ hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% đất lúa hai vụ và tăng diện tích có tưới đối với rau, màu, cây ăn quả. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; công trình thủy lợi nhỏ ở miền núi;22
Tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê điều hiện có; sớm triển khai các dự án đầu tư hệ thống đê biển, bảo vệ sản xuất, tài sản của Nhà nước và nhân dân; chuẩn bị đối phó với tình trạng nước biển dâng;
Đối với những vùng sản xuất lương thực tập trung, hoàn thiện hệ thống thủy lợi kết hợp với kiến thiết lại đồng ruộng và xây dựng
20 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
21 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ- CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
22 Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
33
giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa.
Luật đê điều được Quốc hội phê duyệt năm 2006 (Số 79/2006/QH11) bao gồm những mục tiêu như: Quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội; Bảo đảm quốc phòng, an ninh; Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.23
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý đê, kiểm soát lũ lụt, cấp nước và các dự án liên quan theo chỉ dẫn của Ủy ban nhân dân Tỉnh phối hợp với các Bộ ngành. Điều này bao gồm lập kế hoạch, xây dựng và bảo trì. Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng đê, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu an toàn.
2.2.2.2. Kho chứa gạo.
Gạo là một yếu tố quan trọng của an ninh lương thực Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề cơ sở hạ tầng lưu trữ kém phát triển dẫn đến lương thực hao tổn, hư hỏng. Để cải thiện vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 về phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 trong đó có đề cập đến việc xây dựng các điểm kho dự trữ quốc gia. Cụ thể là tăng cường vốn đầu tư xây dựng kho dự trữ quốc gia, hiện đại hóa công sở; xây dựng tiêu chuẩn kho và mô hình kho dự trữ quốc gia.24
2.2.2.3. Khoa học và công nghệ.
Để giúp phát triển các ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đảm
23 Luật Đê điều (Luật số 79/2006/QH11) ngày 29/11/2006.
24 Quyết định số 2091/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020.
34
bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và gia tăng xuất khẩu. Cụ thể đến năm 2020 xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đồng thời tập trung vào các mặt hàng như: Rau, hoa, cà phê, chè, thanh long, bò sữa, bò thịt, gia cầm, tôm (mặn, lợ). Một điều khác cũng rất quan trọng là xây dựng mô25 hình tổ chức, nguồn nhân lực phục vụ quản lý và điều hành các hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hai chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản gồm có:
Phát triển chương trình trọng điểm và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006);26
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020 (Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/06/2007).27
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp và công nghệ nhưng Việt Nam chậm so với các nước khác. Những thành tựu này đã giúp tăng năng suất trong một số sản phẩm chủ chốt như tôm, cá, gạo, ngô, tiêu, cà phê, cao su và một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất hạn chế trong lĩnh vực chăn nuôi. Các nhà nghiên cứu chưa nắm vững công nghệ chăn nuôi, vắc xin và các chế phẩm sinh học để phòng ngừa bệnh.
Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vai trò của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
25 Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
26 Quyết định số 11/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020".
27 Quyết định số 97/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020".
35
Việc áp dụng khoa học và công nghệ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp. Nên cần phải thay đổi toàn diện tầm nhìn và chiến lược cho khoa học và công nghệ để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.