CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI VÀ
2.2. Cơ sở pháp lý của an ninh lương thực Việt Nam
2.2.1. Quy hoạch đất trồng lúa
Theo Nghị quyết số 63/NQ-CP, Chính phủ Việt Nam đã lên kế hoạch sản xuất gạo cho từng khu vực, và phát triển lợi thế tuyệt đối của từng khu vực. Mục tiêu tổng thể là giữ 3.800.000 ha (trong đó 3.200.000 ha đất trồng lúa sản xuất hai vụ trở lên, có thủy lợi hoàn chỉnh). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân Tỉnh phải chỉ đạo quy hoạch đất lúa với sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.14
Ngày 02/02/2012 Chính phủ ban hành Quyết định số 124/QĐ- TTg, Quyết định đã nêu rõ việc bảo vệ diện tích đất trồng lúa ổn định là 3.812 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,2 triệu ha để đạt sản lượng trong năm 2020 là 41 – 43 triệu tấn và năm 2030 là 44 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu; 15
Chỉ tiêu ổn định diện tích trồng ngô từ sau năm 2020 đạt khoảng 1,44 triệu ha, tập trung ở các khu vực nhất định như trung du miền núi phía bắc, Tây nguyên, duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Thâm canh ngô để đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; Ổn định diện tích khu vực trồng sắn nên đạt 450,000 ha vào năm 2020, sản lượng khoảng 11 triệu tấn để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học; Sử dụng đất có độ dốc dưới 15 , tầng dày trên 35cm chủ yếuo
13 Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
14 Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
15 Quyết định số 124/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
30
ở trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để sản xuất; Các vùng sản xuất cây đậu tương chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên; Các vùng sản xuất cây lạc chính là duyên hải Bắc Trung Bộ, trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ; Cây thức ăn chăn nuôi: Diện tích đất bố trí 300.000 ha, tăng 260.000 ha so với năm 2010. Vùng sản xuất chính là trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.16
Để củng cố hơn nữa sự phát triển của ngành nông nghiệp, trong năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời Chính phủ cũng đưa ra mục tiêu, quan điểm, định hướng nội dung và các giải pháp để phát triển lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn mới. Đây được xem là một quyết định rất quan trọng nhằm kích thích sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung đến 2020 (Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/07/2013). Với mục tiêu tập trung phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây rau màu.
Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Miền trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Khu vực sẽ cơ cấu lại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng theo hướng bảo đảm độ an toàn của sản xuất, phòng tránh lũ lụt, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác; Duy trì và ổn định diện tích đất lúa theo quy định.
Quyết định 245/QĐ-TTg ngày 12 tháng 2 năm 2014 đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế trọng điểm vùng đồng
16 Quyết định số 124/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
31
bằng Sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Điều này sẽ tập trung vào thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng lúa. Duy trì và ổn định diện tích đất lúa đến năm 2020 khoảng 772,2 nghìn ha (trong đó đất chuyên lúa là 720,7 nghìn ha). Diện tích cây ăn quả khoảng 68 nghìn ha.17
Chính phủ đã phê chuẩn Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, trong đó đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp để bảo vệ đất trồng lúa.
Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện thì một số khó khăn xuất hiện như đất bị bỏ hoang, ô nhiễm, thoái hóa và các phương pháp canh tác không hiệu quả.18
Để giải quyết những vấn đề này, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa.
Theo Nghị định này, nếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa thì sẽ tạo điều kiện để cải tạo, tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì người sử dụng phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nghị định quy định rằng người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.19
17 Quyết định số 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
18 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
19 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
32
Địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;
500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác. Ngoài ra Nghị định cũng quy định rõ về hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa như: Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa; 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây.20