Các chính sách hỗ trợ cho nông dân địa phương và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu An ninh lương thực toàn cầu và an ninh lương thực của việt nam – những vấn Đề pháp lý và thực tiễn (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI VÀ

2.2. Cơ sở pháp lý của an ninh lương thực Việt Nam

2.2.4. Các chính sách hỗ trợ cho nông dân địa phương và doanh nghiệp

2.2.4.1. Khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương tiếp tục trồng lúa.

Miễn thuế nông nghiệp:

28 Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

29 Quyết định số 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao đô §ng nông thôn đến năm 2020”.

36

Với mục tiêu khuyến khích phát triển nông nghiệp, Quốc hội đã ban hành một Nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2020 (Nghị quyết số 55/2010/QH12);

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; miễn thuế với hộ nông dân nghèo.30

Miễn phí tưới tiêu: Vào ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành nghị định số 143/2003/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Kể từ đó nghị định đã được sửa đổi và bổ sung tại nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 và nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012. Nội dung chính là điều chỉnh tỷ giá, giảm và miễn trừ phí thủy lợi. Hỗ trợ những người nông dân nghèo giảm chi phí sản xuất.

Giảm bớt tổn thất trong nông nghiệp: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Vào ngày 22/02/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ sung Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Ngoài ra Bộ tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 82/2019/TT-BTC về sửa đổi một số điều của Thông tư số 89/2014/TT-BTC ngày 07/07/2014 hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

2.2.4.2. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Trong năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp

30 Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

37

đầu tư vào nông nghiệp. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp sẽ nhận được sự ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.

Vấn đề cơ sở hạ tầng cũng được nhà nước hỗ trợ xây dựng,…

Mặc dù được hỗ trợ nhưng nhiều chủ doanh nghiệp vẫn tỏ ra không hứng thú, lý do nằm ở mức độ hỗ trợ miễn thuế, trợ cấp cho thuê đất và đào tạo không đủ hấp dẫn để thúc đẩy họ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với rủi ro cao và lợi nhuận thấp.

Một số cơ chế hỗ trợ (đặc biệt liên quan đến vận chuyển, tư vấn và phát triển thị trường) không phù hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và không tìm ra giải pháp cho các vấn đề mà họ phải đối mặt.

2.2.4.3. Chính sách xã hội liên quan đến an ninh lương thực.

 Chính sách ổn định dân số.

Theo Tổng cục thống kê (2019), dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin) và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 - 2009 (1,18%/năm).31 Tuy tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế nhưng lại nảy sinh ra một số vấn đề như vẫn còn một số hạn chế như tốc độ tăng dân số chậm; chênh lệch mức sinh giữa các địa phương; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng lan rộng; tốc độ già hóa dân số cao; tuổi thọ bình quân của người dân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết còn tồn tại ở một số dân tộc ít người; phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập,…

Nếu muốn giữ vững sự ổn định của dân số vẫn cần bám sát Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới cần triển khai đồng bộ hệ thống 7 giải pháp mà Nghị quyết đã xác định, bao gồm các giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo; truyền thông

31 “Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019”,

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19440 , truy cập ngày 25/04/2020.

38

thay đổi hành vi; xây dựng pháp luật và chính sách; củng cố và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ; đầu tư và quản lý tài chính;

củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy và hợp tác quốc tế.

 Chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, giảm nghèo, an sinh xã hội, y tế cộng đồng, nâng cao mức sống, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trước vấn đề biến đổi khí hậu.32

Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 1474/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020 có mục tiêu tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai; Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước; Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông, đê biển; Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu;…33

 Chính sách về dinh dưỡng.

Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 226/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những mục tiêu cụ thể như: tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân;

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì sẽ được giảm đáng kể; Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal giảm xuống 5% vào năm 2020; Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống dưới 12% vào năm 2020; Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 8% vào năm 2020.34

32 Quyết định số 2139/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

33 Quyết định số 1474/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020.

39

Quyết định số 189/QĐ-BYT của Bộ y tế về việc ban hành “10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020” thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030:

 Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng;

 Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ;

 Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc;

 Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn;

 Cần ăn rau quả hàng ngày;

 Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm;

 Uống đủ nước sạch hàng ngày;

 Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng;

 Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi;

 Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nước có ga và ăn, uống đồ ngọt.35

Một phần của tài liệu An ninh lương thực toàn cầu và an ninh lương thực của việt nam – những vấn Đề pháp lý và thực tiễn (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)