CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG AN NINH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI VÀ AN
3.1. Thực trạng an ninh lương thực trên thế giới
Những năm gần đây nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Những người nông dân trên khắp thế giới tiếp tục đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, nghèo đói dai dẳng, đất và nước bị suy thoái. Điều này cho thấy nếu muốn vực dậy an ninh lương thực thì ngành nông nghiệp (cụ thể là các vùng nông thôn) cần có sự quan tâm nhất định của Chính phủ các quốc gia cũng như sự góp sức từ các Tổ chức về lương thực trên thế giới.
Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trên thế giới có dấu hiệu quay trở lại từ năm 2015, được thể hiện qua con số 820 triệu người vẫn đang bị đói mỗi ngày. Tình hình tại châu Phi là đáng báo động nhất, từ năm 2015 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng (PoU - Prevalence of Undernourishment) có dấu hiệu tăng nhanh trong những năm gần đây. Đạt mức 26,5% ở Trung Phi, 30,8% ở Đông Phi và 14,7% ở Tây Phi.37
Tình trạng hạn hán tại các quốc gia ở gần Sahara cũng khiến tỷ lệ thiếu dinh dưỡng tăng từ 17,4% lên 21,8% trong sáu năm qua, đồng thời cũng ghi nhận số người thiếu dinh dưỡng tại các nước này tăng 45,6% kể từ năm 2012.38
Ở châu Á, PoU đã giảm dần ở hầu hết các khu vực, đạt 11,4% trong năm 2017. Nhưng riêng Tây Á vẫn liên tục gia tăng từ năm 2010 và đến năm 2017 chạm ngưỡng 12,2%.
Nam Á là khu vực có tỷ lệ thiếu dinh dưỡng thấp trong nhiều
37 “Page 8, Table 1: Prevalence of Undernourishment (PoU) in the world, 2005–2018; Page 10, Figure 2:
Undernourishment Is Rising Rapidly In Western Africa”, http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 01/05/2020.
38 “Page 11, Figure 4: Droughts Are One Of The Factors Behind The Recent Increase In Undernourishment In Sub-Saharan Africa”, http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 01/05/2020.
42
năm qua (giảm từ 17,3% xuống còn 14,8%), nhưng đây vẫn là nơi thiếu dinh dưỡng cao nhất.39
3.1.1. Tình hình mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Theo thống kê mới nhất năm 2018, đã có 9,2% dân số trên thế giới (704,3 triệu người) đã gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ nghiêm trọng. Cụ thể tại châu Phi có 277 triệu người; châu Á có 353,6 triệu người; Khu vực Mỹ Latinh và Ca-ri-bê có 109,4 triệu người; Bắc Mỹ và châu Âu chỉ có 10,6 triệu người.40
Theo PoU nghiên cứu thì châu Phi là khu vực có tỷ lệ mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất. Cụ thể là tỷ lệ 18,1%
vào năm 2014 sau 4 năm đã tăng lên thành 21,5%. Tại châu Mỹ Latinh tỷ lệ này đạt đến 8,3% (đến từ khu vực Nam Mỹ).
Châu Á là khu vực có tỷ lệ mất an ninh lương thực cao chỉ đứng sau châu Phi, chủ yếu xuất hiện tại khu vực Nam Á (năm 2017 chỉ có 10,9% nhưng chỉ sau một năm đã tăng đột ngột thành 14,4%). Chính tỷ lệ này đã phản ánh tình trạng thất nghiệp tại Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới.41 3.1.2. Tình trạng mất an ninh lương thực vừa và nặng.
Trong năm năm từ 2014 đến 2018, tổng mức độ mất an ninh lương thực đã gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Chủ yếu là do sự gia tăng ở châu Phi ở mức 52,5%; Mỹ Latinh với tỷ lệ mất an ninh lương thực đạt mức 30,9%; Tiếp theo là châu Á với 22,8% và cuối cùng là Bắc Mỹ - Châu Âu có tình trạng khả quan nhất là 8%.42
39 “Page 12, Figure 5: Western Asia Is The Only Subregion In Asia Where Undernourishment Is On The Rise”, http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 01/05/2020.
40 “Page 18, Table 4: Number Of People Experiencing Moderate Or Severe Food Insecurity, And Severe Food Insecurity Only, Measured With The Food Insecurity Experience Scale, 2014–2018”, http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 02/05/2020.
41 “Page 15, Table 3: Prevalence Of Moderate Or Severe Food Insecurity, And Severe Food Insecurity Only, Measured With The Food Insecurity Experience Scale, 2014–2018”,
http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 02/05/2020.
42 “Page 19, Figure 10: Over The Past Five Years (2014–2018), Total Levels Of Food Insecurity Have Been On The Rise At The Global Level, Mainly Due To Increases In Africa And Latin America”,
43
Tại châu Á, tổng số tỷ lệ mất an ninh lương thực của Nam Á (34,3% năm 2018) cao hơn nhiều so với Đông Á (9,8% năm 2018). Tại châu Phi, tỷ lệ này hầu như là đồng đều giữa Nam Phi (53,6% năm 2018), Đông Phi (62,7% năm 2018) và Tây Phi (47,9% năm 2018). Chỉ riêng Bắc Phi có tín hiệu khả quan nhất là 29,5%.43
Có một thống kê năm 2018 cho thấy sự phân bố của những người dân trên thế giới đang trong tình trạng mất an ninh lương thực. Tại thời điểm này dân số thế giới đạt 7 tỷ 633 triệu người thì có 2 tỷ 014 triệu người đang gặp phải vấn đề mất an ninh lương thực ở mức vừa và nặng, 704 triệu người ở mức cực kỳ nghiêm trọng. Châu Á là khu vực dẫn đầu với 1 tỷ 393 triệu người; Theo sau là châu Phi với 953 triệu người; Cuối cùng là châu Mỹ Latinh với 243 triệu người.44
Mức thu nhập của người dân mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng đến vấn đề mất an ninh lương thực. Đáng buồn nhất là vào năm 2018, tổng dân số của các quốc gia thu nhập thấp là 695 triệu người nhưng đã có đến 434 triệu người thuộc nhóm mất an ninh lương thực mức độ vừa và nặng, 190 triệu người thuộc nhóm mất an ninh lương thực ở mức độ nghiêm trọng.
Các quốc gia có mức thu nhập trung bình thì nằm ở mức cân bằng (982 triệu người ở nhóm vừa-nặng và 373 triệu người ở nhóm nghiêm trọng trên tổng số 3 tỷ 097 triệu người). Khả quan nhất là các quốc gia có mức thu nhập cao và khá, nhóm này thì hoàn toàn ngược lại với nhóm thu nhập thấp (chỉ có 102 triệu người thuộc nhóm vừa-nặng và vỏn vẹn 21 triệu
http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 02/05/2020.
43 “Page 15, Table 3: Prevalence Of Moderate Or Severe Food Insecurity, And Severe Food Insecurity Only, Measured With The Food Insecurity Experience Scale, 2014–2018”,
http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 02/05/2020.
44 “Page 20, Figure 11: The Concentration And Distribution Of Food Insecurity By Severity Differs Greatly Across The Regions Of The World”, http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 03/05/2020.
44
người ở mức nghiêm trọng trên tổng số 1 tỷ 197 triệu người).45
3.1.3. Tỷ lệ mất an ninh lương thực liên quan đến giới tính.
FAO đã chỉ ra ở mọi nơi trên thế giới, tỷ lệ mất an ninh lương thực ở phụ nữ luôn cao hơn một chút so với nam giới.
Từ châu Á (0,7%), Bắc Mỹ-Châu Âu (1,6%), châu Phi (1,8%) đến sự chênh lệch rõ nhất nằm ở Mỹ Latinh (5,1%). FAO cho46 biết 145 quốc gia trong những năm gần đây xuất hiện những vấn đề quyết định việc mất an ninh lương thực do giới tính như nơi cư trú, không có điều kiện kinh tế, trình độ học vấn,…
3.1.4. COVID-19 tác động thế nào đến an ninh lương thực trên thế giới.
Theo "Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực" do WFP và 15 đối tác phát triển và viện trợ nhân đạo khác công bố, trong năm 2019 đã phát hiện 10 quốc gia đối mặt với khủng hoảng lương thực gồm: Afghanistan, Cộng hòa Congo, Ethiopia, Haiti, Nigeria, Nam Sudan, Syria, Sudan, Venezuela và Yemen (chiếm 65% dân số thế giới). Cũng trong cuối năm 2019, báo cáo cũng chỉ ra 135 triệu người ở 55 quốc gia và vùng lãnh thổ gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực khẩn cấp (tình trạng thiếu lương thực khiến cuộc sống hoặc sinh kế của một người gặp nguy hiểm ngay lập tức), trong khi 75 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và 17 triệu người khác bị thiếu ăn do tình trạng lãng phí lương thực. Hơn 50% trong số 135 triệu người nói trên hiện sống ở châu Phi, 43 triệu người sống ở khu vực Trung Đông và châu Á, còn 18,5 triệu người sống ở khu vực châu Mỹ Latinh và Caribe .47
45 “Page 21, Figure 12: As The Country Level Of Income Falls, The Prevalence Of Food Insecurity Increases And So Does The Proportion Of Severe Food Insecurity Over The Total”,
http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 03/05/2020.
46 “Page 23, Figure 14: In Every Continent, The Prevalence Of Food Insecurity Is Slightly Higher For Women Than For Men, With The Largest Differences Found In Latin America (2016–2018 Three-Year Averages)”, http://www.fao.org/3/ca5162en/ca5162en.pd f , truy cập ngày 03/05/2020.
45
Trên thế giới tình hình COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thách thức đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực. Ngày 21/04/2020, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (gọi tắt là nhóm G20) cùng với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã cùng nhau ban hành Tuyên bố chung về các tác động của COVID-19 đến an ninh lương thực.
Trong đó nhấn mạnh việc xuất hiện của đại dịch này đã gây ra sự mất mát đáng kể đến cuộc sống của hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới và có hơn 110 triệu người trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng , ảnh hưởng đến An ninh48 lương thực toàn cầu.