CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA AN NINH LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI VÀ
2.1. Cơ sở pháp lý của an ninh lương thực thế giới
2.1.1. Chính sách an ninh lương thực
Những vấn đề như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế kéo theo nạn đói và suy dinh dưỡng đẩy vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đến ngưỡng báo động. Để giải quyết triệt để những nguy cơ trên bắt buộc Chính phủ của các quốc gia trên thế giới phải ra sức hành động bằng cách đề ra những chính sách cụ thể để xác định mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực đồng thời thêm vấn đề này trong kế hoạch phát triển quốc gia.
Những chính sách an ninh lương thực sẽ là công cụ bổ sung với sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực của một quốc gia, cụ thể là xóa đói giảm nghèo dưới mọi hình thức. Nhiều người trên thế giới không đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của một chế độ ăn uống hợp lí để có một cuộc sống khỏe mạnh, hiệu quả và lâu dài.
Theo FAO có hai cách thành lập một chính sách an ninh lương thực: Thứ nhất là tích hợp các vấn đề an ninh lương thực vào chính sách có sẵn như chiến lược phát triển quốc gia; Thứ hai là tham khảo, kết hợp các chính sách an ninh lương thực liên quan nhằm rút ra những chính sách tối ưu nhất để cải thiện an ninh lương thực cho sự phát triển của quốc gia.
Chính sách an ninh lương thực được tạo ra để giải quyết những vấn đề an ninh lương thực cần phải khắc phục như:
Thực phẩm sẵn có trong một quốc gia không đủ điều kiện cung cấp đầy đủ cho người dân của họ thì phải có chính sách tăng nguồn cung cấp thực phẩm. Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, thúc đẩy họ sản xuất lương thực thực phẩm trong nước hoặc liên hệ với các quốc gia khác để nhập khẩu lương thực thực phẩm;
Một trường hợp khác là người dân muốn sử dụng một nguồn lương thực thực phẩm nào đó nhằm giải quyết nhu cầu của họ
15
nhưng trên thị trường quốc gia đó không đáp ứng đủ thì phải có chính sách cải thiện khả năng cung ứng đầy đủ lương thực thực phẩm, giúp cho người dân và hộ gia đình đó có được thực phẩm họ cần;
Có đầy đủ nguồn lương thực thực phẩm nhưng tiêu thụ không đúng cách cũng gây ra mất an ninh lương thực. Chính sách cần phải đặt ra là Chính phủ của quốc gia đó đưa ra yêu cầu với người dân của họ là hãy chế biến và sử dụng nguồn lương thực thực phẩm một cách an toàn, đầy đủ dinh dưỡng nhất để tránh khả năng xuất hiện các bệnh như béo phì, suy dinh dưỡng, ngộ độc thực phẩm,…;
Vấn đề biến đổi khí hậu kéo theo các yếu tố tự nhiên không thuận lợi cho việc sản xuất lương thực dẫn đến sự bất ổn của nguồn cung cấp thực phẩm, tức là nguồn lương thực theo mùa sẽ bị thâm hụt sau khi thu hoạch. Để đảm bảo ổn định nguồn cung cấp thực phẩm cần đến chính sách tích trữ lương thực, tránh việc xuất khẩu nguồn lương thực dự trù nhằm cung cấp kịp thời cho người dân của quốc gia đó trong suốt cả năm nếu thảm họa như động đất, sóng thần, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra.
Những vấn đề nêu trên đều đã được xem xét rất kỹ khi nằm trong chính sách đảm bảo an ninh lương thực của một quốc gia hay rộng hơn là toàn cầu. Để làm rõ hơn thì chúng ta chia chính sách ra làm bốn khía cạnh, gồm: chính sách tăng nguồn cung thực phẩm (sẵn có); chính sách cải thiện khả năng tiếp cận, xóa đói giảm nghèo; chính sách cải thiện việc sử dụng; chính sách đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cấp thực phẩm.
2.1.1.1. Chính sách tăng nguồn cung thực phẩm.
Nhìn chung việc sản xuất thực phẩm trong nước hết sức quan trọng, đây là khả năng mà mỗi quốc gia phải triển khai rộng rãi và mạnh mẽ. Lương thực trong nước chính là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu. Nếu nguồn cung lương thực không đủ thì phải áp dụng chính sách an ninh lương thực là tập trung vào sản xuất lương thực bao gồm cả chiến lược phát triển nông nghiệp như:
16
Nghiên cứu nông nghiệp; Khuyến khích người nông dân; Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Cung ứng đầu vào; Trợ cấp; Cải cách quyền sử dụng đất canh tác; Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;
Nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn như nông trại đồn điền; Ngoài ra còn phải tăng cường tiếp thị thực phẩm đến tay người tiêu dùng.
Khi đã triển khai việc tăng sản xuất lương thực trong nước mà nguồn cung cấp thực phẩm (cả lương thực thực phẩm dự trữ) vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu thì cần đến kế sách nhập khẩu lương thực thực phẩm. Đòi hỏi chính sách an ninh lương thực phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nhập khẩu thực phẩm. Chẳng hạn như việc cấp giấy phép nhập khẩu, hạn chế hoặc là xóa bỏ thuế quan và phi thuế quan đối với nhập khẩu lương thực thực phẩm, thúc đẩy việc trao đổi thông tin và dữ liệu giữa thị trường các quốc gia, tự do hóa thương mại,… Nhưng nếu một quốc gia có nền kinh tế chưa bền vững dẫn đến quốc gia đó có xu hướng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu thì phải tiến hành kêu gọi các nguồn hỗ trợ thực phẩm từ bên ngoài để giảm khả năng mất an ninh lương thực vì thiếu hụt nguồn cung.
2.1.1.2. Chính sách cải thiện khả năng tiếp cận, xóa đói giảm nghèo.
Vấn đề cốt lõi của việc mất an ninh lương thực là khả năng tiếp cận nguồn lương thực thực phẩm không đầy đủ. Nguyên nhân là sự nghèo đói của những hộ gia đình không có điều kiện kinh tế đang phải sống dưới mức nghèo khổ. Nếu họ muốn có lương thực thực phẩm thì phải tự sản xuất, mua trên thị trường hoặc là trao đổi. Nhưng chính vì quá nghèo không đủ khả năng thực hiện những cách trên dẫn đến họ không đủ khả năng tiếp cận nguồn lương thực thực phẩm. Đây là cơ hội để phát huy chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm cải thiện khả năng tiếp cận lương thực của người dân. Chính phủ phải dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, môi trường, tài nguyên, sinh kế, năng lực của từng người dân nghèo mà đưa ra các biện pháp phù hợp như phát triển nông nghiệp, tạo việc làm và thu nhập. Một khi có được nguồn thu nhập ổn định thì
17
những người dân nghèo này sẽ tự động tiếp cận với nguồn thực phẩm giúp cho an ninh lương thực được đảm bảo.
Như vậy, muốn đảm bảo an ninh lương thực thì nền nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo vì nền nông nghiệp lớn mạnh cũng góp phần phát triển kinh tế cho quốc gia. Do đó chính sách an ninh lương thực cần tập trung vào các biện pháp phát triển nông nghiệp ở các vùng nông thôn trọng điểm và giúp đỡ các hộ nông dân nghèo. Các chính sách phát triển ngành nông nghiệp phải đi kèm với chính sách tạo việc làm cũng như thu nhập ở nông thôn và thành thị. Chính phủ phải luôn hỗ trợ các nhóm dân số nghèo, dễ bị tổn thương có khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm họ cần để đáp ứng nhu cầu tối thiểu với chi phí không quá cao. Những phương pháp hỗ trợ tiêu biểu gồm có các chương trình từ thiện, công cộng, hỗ trợ trực tiếp nguồn thực phẩm, tiền,… Nhưng việc hỗ trợ người dân theo những cách trên không được gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của sản xuất lương thực thực phẩm.
2.1.1.3. Chính sách cải thiện việc sử dụng.
Việc sử dụng nguồn lương thực thực phẩm một cách hiệu quả giúp chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm được đảm bảo. Những yếu tố tác động xấu đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lương thực thực phẩm như:
Thiếu kiến thức về các yêu cầu dinh dưỡng và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm sao cho đúng với yêu cầu đề ra về dinh dưỡng của thực phẩm. Chính điều này kéo theo việc thiếu kiến thức về chế biến thực phẩm một cách phù hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm và giữ nguyên chất lượng dinh dưỡng của nguồn thực phẩm đó. Khi chế biến và sử dụng thực phẩm không đúng cách sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng không được cơ thể hấp thụ đầy đủ dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; Ngoài yếu tố trên thì nơi sử dụng thực phẩm thiếu vệ sinh, không có nước sạch để sử dụng,… cũng là nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc sử dụng nguồn lương thực.
18
Khi gặp những vấn đề trên, Chính phủ của các quốc gia đã đưa ra những chính sách đối phó như: Cải thiện tốt hơn cách thức bảo quản nguồn lương thực thực phẩm với sự trợ giúp của công nghệ và kỹ thuật; Củng cố các tiêu chuẩn đánh giá thực phẩm một cách thích hợp với các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và y tế; Cải thiện sức khỏe cộng đồng; Cung cấp nước uống an toàn, tinh khiết; Giúp vấn đề vệ sinh trở nên khả quan hơn; Mở những khóa học về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như việc tối ưu thực phẩm dinh dưỡng cho người dân.
2.1.1.4. Chính sách đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cấp thực phẩm.
Chính khả năng tiếp cận với nguồn lương thực thực phẩm không ổn định đã kéo theo sự bất ổn đối với nguồn cung cấp thực phẩm. Nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn này nằm ở chỗ: Luôn tồn tại tình trạng thiếu lương thực đánh vào những cây lương thực theo mùa, ảnh hưởng đến sản lượng lương thực dự trữ trong kho, kéo theo tình trạng cạn kiệt lương thực và giá thực phẩm có xu hướng tăng đáng kể; Một vấn đề khác là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm thay đổi hàng năm chính vì sản lượng lương thực sau khi thu hoạch của năm đó quá kém dẫn đến không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân; Mỗi quốc gia đều phải gánh chịu hậu quả đến từ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, động đất hay là những hậu quả do chính chúng ta gây ra như chiến tranh, tị nạn, nghèo đói, và cả hai đều dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn lương thực thực phẩm một cách nghiêm trọng.
Chính sách an ninh lương thực được lập ra để phục vụ những việc liên quan đến sự bất ổn về an ninh lương thực ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Chẳng hạn như ở những khu vực dễ bị hạn hán, lũ lụt, động đất, hay là những quốc gia và khu vực tiềm ẩn nguy cơ xảy ra hoặc đang xảy ra xung đột chính trị.
Một số cách để đảm bảo sự ổn định nguồn cung cấp thực phẩm như :
19
Chính sách dự trữ tài chính (Chính phủ nên tiết kiệm ngân sách quốc gia để tiến hành nhập khẩu nguồn lương thực khi phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp, người dân cũng nên dự trữ tiền tệ để mua thực phẩm khi gặp tình trạng khó khăn);
Vùng nông thôn chính là nơi sản xuất ra nguồn lương thực thực phẩm, nên để duy trì sự ổn định của nguồn cung thì phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (nông trại, đồn điền,…).
Đồng thời cải tiến hệ thống tiếp thị thực phẩm (siêu thị, cửa hàng thực phẩm,…) để tạo điều kiện mua bán trao đổi lương thực;
Sau khi có được nguồn lương thực thực phẩm cần thiết thì việc bảo quản và chế biến cũng rất quan trọng vì thế Chính phủ nên thúc đẩy phát triển công nghệ bảo quản và cơ sở chế biến thực phẩm;
Việc cung cấp nguồn lương thực thực phẩm ổn định và lâu dài nằm trong chiến lược quốc gia nên khuyến khích thúc đẩy những biện pháp chăm sóc môi trường (bảo tồn đất, nguồn nước,…) và cách trồng cây lương thực (chăm bón, tưới tiêu,…) một cách tốt nhất,…
2.1.1.5. Chính sách đa dạng đối với an ninh lương thực.
Hầu hết các chính sách đảm bảo an ninh lương thực đều tác động đến nhiều khía cạnh của an ninh lương thực, cụ thể:
Chính sách phát triển nông nghiệp nâng cao năng suất của những nông dân nhỏ và nghèo đã giúp tăng khả năng sản xuất và cung ứng nguồn lương thực thực phẩm. Đồng thời góp phần tăng nguồn thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm của nhóm người dân nghèo, dễ bị tổn thương. Hơn nữa chính sách này đã mang đến sự ổn định cho nguồn cung cấp lương thực;
Một điểm mới là chính sách tiếp thị nông nghiệp, chính sách này tác động đến sản xuất và cung ứng lương thực thực phẩm bằng cách tiếp cận thông qua giá cả và thu nhập của người nông dân cũng như người tiêu dùng, mang đến cách tiếp cận những nguồn lương thực thực phẩm phù hợp với khả năng kinh tế của
20
từng người. Nhờ vậy đảm bảo được sự ổn định của việc tiếp cận và cung ứng thực phẩm;
Các biện pháp, chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và tác động tích cực về việc tiếp cận, cung cấp lương thực thực phẩm giúp đảm bảo an ninh lương thực.
Tóm lại chính sách an ninh lương thực được tạo ra để giải quyết những vấn đề còn tồn tại hoặc gặp khó khăn trong đảm bảo an ninh lương thực gồm có: Tăng nguồn cung cấp lương thực sẵn có; Cải thiện khả năng tiếp cận, xóa đói giảm nghèo cho người dân; Cải thiện việc sử dụng và đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cấp thực phẩm.
Luật pháp chi phối cách chúng ta tương tác với môi trường tự nhiên. Luật pháp quy định việc chúng ta sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng như thế nào, chính điều này ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Rõ hơn hết, chính luật pháp chi phối và giúp chúng ta biết cách thích nghi, đóng góp sức lực trong công cuộc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Luật pháp đã thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng các công trình công cộng cũng như các chương trình hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực bao gồm: Nước sạch; Cải thiện vệ sinh các chợ, cửa hàng, siêu thị; Khuyến khích người nông dân chăm lo sản xuất, tăng sản lượng lương thực hàng năm; Triển khai các chương trình giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm, tối đa dinh dưỡng; Những chương trình chăm sóc sức khỏe, các gói bảo hiểm mang lại lợi ích cho người dân; Chương trình viện trợ nhân đạo quốc tế từ các quốc gia phát triển, nguồn viện trợ chính là lương thực đến những quốc gia đang gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…
Luật pháp cũng quy định quyền sở hữu, đầu tư và thương mại thực phẩm, điều này ảnh hưởng đến sự sẵn có và giá cả của lương thực. Những giống cây, công nghệ sinh học mới được phát hiện nhận được sự bảo vệ của quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra thị trường thương mại quốc tế cũng được quan tâm, điều này ảnh hưởng đến
21
sự tồn tại của các thị trường nông nghiệp mới thành lập và những hộ kinh doanh nhỏ lẻ của người nông dân.