Quá trình lọc, rửa bã

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khảo sát chất lượng bia tươi (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Quá trình lọc, rửa bã

Dịch đƣờng sau khi nấu xong sẽ đƣợc chuyển qua thiết bị lọc, rửa, tách bã. Để đánh giá đƣợc hiệu suất quá trình thủy phân, ta tiến hành đo độ hòa tan dịch cốt sau quá trình lọc, thông số này phải đạt 15÷200P. Quá trình kiểm soát thông số này đƣợc thể hiện dƣới biểu đồ sau:

48

Hình 4.3: Biểu đồ kiểm soát độ hòa tan dịch cốt quá trình lọc, tách bã

Và cũng để đánh giá đƣợc hiệu suất thu hồi chất chiết sau quá trình lọc, chúng ta phải tiến hành kiểm soát độ hòa tan của đƣờng sót trong nƣớc rửa bã.

49

Đồ thị hình 4.3 và 4.4 cho thấy quá trình lọc, tách bã hiện đang ở trong tình trạng không ổn định với một điểm vƣợt khỏi giới hạn kiểm soát:

- Đối với biểu đồ kiểm soát độ hòa tan dịch cốt sau lọc:

 Các mẻ 1 ( ngày 26/12/2012), mẻ 11(26/3/2013), mẻ 12 (1/4/2013), mẻ 13 ( 3/4/2013), mẻ 18 ( 23/5/2013) vƣợt ngoài giới hạn kiểm soát.

 Các mẻ 2, 3,4, 6, 9,10, 14, 16, 19 vi phạm nguyên tắc 2 và 3.  Cp = 1,559; Cpk = 1,876.

- Đối với biểu đồ kiểm soát độ hòa tan đƣờng sót sau quá trình lọc:  Các mẻ 8, 15, 20 vƣợt ngoài giới hạn kiểm soát.

 Các mẻ 1,3,4,5,6,7,9,10,12,13,16,18 vi phạm nguyên tắc 2 và 3.  Cp = 2,303; Cpk= 1,242.

Nhƣng dựa vào các chỉ số đánh giá năng lực quá trình (Cp, Cpk>1) thì kết luận quá trình lọc, rửa, tách bã có năng lực. Theo ý kiến của các chuyên gia và sự tham gia thảo luận nhóm, các nguyên nhân gây ra tình trạng mất ổn định quá trình lọc, rửa, tách bã đƣợc thể hiện ở biểu đồ nhân quả hình 4.5.

Hình 4.5: Biểu đồ nhân quả phân tích quá trình lọc, tách bã

Biểu đồ nhân quả cho thấy những nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến quá lọc, rửa, tách bã. Nếu một trong những nguyên nhân trên không tốt sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định. Để hiểu rõ hơn, ta sẽ phân tích từng yếu tố ảnh hƣởng.

50

Nếu malt đƣợc nghiền thô thì phần bã của chúng sẽ tạo ra một lớp lọc phụ xốp, bao gồm chủ yếu là vỏ trấu. Nếu nguyên liệu đƣợc nghiền mịn, kích thƣớc của các phân tử trong bột nghiền sẽ bé thì bã malt sẽ tạo thành một lớp lọc phụ nén chặt, gây ra tình trạng tắc nghẽn, giảm sút tốc độ lọc.

Vì vậy, khi nghiền malt, chúng ta nên nghiền ẩm hoặc ƣớt để lớp vỏ trấu không bị vỡ nát, tạo lớp lọc tự nhiên.

Điều này chúng ta chƣa làm đƣợc do điều kiện sản xuất không cho phép. - Độ nhuyễn của malt:

Với malt có độ nhuyễn kém thì khả năng đƣờng hóa sẽ không triệt để, thành phần bã malt còn chứa nhiều hạt dạng bột chƣa bị thủy phân và các hạt dạng keo chƣa đƣợc đƣờng hóa một cách triệt để. Hai đối tƣợng này sẽ bám lên tấm lọc và tạo ra một lớp bùn dính và dẻo, cản trở đến tốc độ thoát ra của dịch đƣờng, tức là làm giảm tốc độ lọc. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng độ hòa tan của đƣờng sót bị biến động, có khi vƣợt quá giới hạn cho phép, có khi lại quá thấp.

- Sự hoạt động của cánh khuấy:

Để đảm bảo đƣợc sự phân bố đồng đều và đạt đƣợc tốc độ lọc cần thiết, thì cánh khuấy phải làm việc liên tục để đảo đều pha rắn. Cánh khuấy phải quay liên tục để cào đều bã malt trên đáy lọc. từ đó các phần tử rắn sẽ bị kết lắng xuống đáy thiết bị, đây cũng là một phần giúp đẩy nhanh tốc độ lọc.

- Nhiệt độ lọc:

Là yếu tố gây ảnh hƣởng đến tốc độ lọc và độ trong của dịch đƣờng. Nếu nhiệt độ khối cháo tăng, tốc độ lọc cũng tăng vì độ nhớt của dịch đƣờng giảm. nhƣng nếu nhiệt độ lọc quá cao thì sẽ gây ra hiện tƣợng biến tính và kết tủa protein. Chúng sẽ tạo thành một lớp kết tủa dẻo, cản trở rất nhiều đến tốc độ lọc. ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho việc hồ hóa các hạt tinh bột còn sót lại trong bã malt. Bột hồ hóa có độ nhớt cao, cũng là nguyên nhân làm giảm tốc độ lọc.

Mặt khác, khi tinh bột đã bị hồ hóa mà hoạt lực enzyme không còn đủ mạnh để thủy phân chúng thì chúng sẽ đi vào thành phần của dịch đƣờng. Và đây chính là nguyên nhân làm cho dịch đƣờng bị đục và dịch lên men sau này dễ bị chua.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp khảo sát chất lượng bia tươi (Trang 47 - 51)