Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh nhno & ptnt huyện lộc bình (Trang 74)

Rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng rất lớn và đa dạng, đặc biệt là kinh doanh trong khu vực nông nghiệp vì sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện tự nhiên, rủi ro bất khả kháng cao, rủi ro xảy ra có ảnh hƣởng rộng lớn là cho nguy cơ mất vốn của Ngân hàng cao. Vì vậy việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất lớn đến sự an toàn trong kinh doanh của các Ngân hàng.

Do đó, thực hiện tốt phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm nợ xấu và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Ngân hàng cần phân loại nợ theo QĐ 493 – NHNN và QĐ 636, trung thực để nhận diện đúng đắn chất lƣợng tín dụng tại các thời điểm theo quy định, trích đủ quỹ dự phòng rủi ro. Tiếp tục chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện việc xây dựng kế hoạch tín dụng và phân tích nợ, chủ động phƣơng án xử lý nợ xấu, hạn chế rủi ro. Việc định lƣợng rủi ro phải đƣợc tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình tín dụng. Có chính sách gắn chất lƣợng tín dụng với quyền phán quyết tín dụng; gắn chất lƣợng tín dụng đến trách nhiệm và thu nhập của cán bộ tín dụng; gắn chất lƣợng tín dụng với việc đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của những ngƣời quản lý tín dụng của chi nhánh.

Tiếp tục chấn chỉnh việc định kỳ hạn nợ, phân kỳ nợ và đăng nhập vào hệ thống IPCAS. Tăng cƣờng công tác thu nợ quá hạn, thu nợ đã xử lý rủi ro, thu lãi tồn đọng, có chính sách không tính quỹ thu nhập đối với các khoản dự thu có thời gian trên 12 tháng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh nhno & ptnt huyện lộc bình (Trang 74)