2.3.2.1 Những tồn tại
Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất trong 3 năm vừa qua có xu hƣớng giảm, vòng quay vốn tín dụng thấp. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan là về phía ngƣời thực hiện: Thời gian qua đã thay đổi địa bàn và bổ xung thêm một số cán bộ tín dụng mới vào, một số cán bộ tín dụng không bám sát với cơ sở, có tƣ tƣởng e ngại khi cho vay, cán bộ tín dụng đến để tƣ vấn cùng khách hàng từ đó tìm kiếm các dự án đầu tƣ để mở rộng tín dụng hầu nhƣ không đƣợc tiến hành. Kiểm tra sử dụng vốn vay là một khâu quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay, nhƣng trong thời gian qua nhiều cán bộ tín dụng đã không tích cực hoặc làm chiếu lệ, mang hình thức chống đối… Công tác kiểm tra sau khi cho vay của cán bộ tín dụng còn yếu, nhiều món vay
không đƣợc kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên hoặc chỉ kiểm trâ mang tính hình thức nên khi có biến động về thị trƣờng, về khả năng trả nợ, về tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng không nắm bắt đƣợc nên không có phƣơng án xử lý kịp thời gây ra nguy cơ rủi ro, mất vốn.
Trình độ, năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế trong việc tiếp thu nghiệp vụ mới. Việc tự học hỏi, nghiên cứu văn bản chế độ ở một số cán bộ để nâng cao trình độ chƣa đạt yêu cầu. Hiện nay có tình trạng cán bộ tín dụng ngại cho vay vì không hiểu rõ cơ chế.
Chất lƣợng các dự án đầu tƣ còn kém mang tính hình thức, nhiều khách hàng vay vốn không tự xây dựng đƣợc dự án và phƣơng án sản xuất kinh doanh mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng. Có khi phƣơng án sản xuất kinh doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ “vẽ” lên mà thôi. Hơn nữa các thông tin báo cáo của hộ gia đình chỉ là hình thức, số liệu phản ánh không đúng sự thật, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành.
2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên
a. Về cơ chế nghiệp vụ của Ngân hàng
Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất thì cán bộ tín dụng là ngƣời vất vả nhất. Họ phải chăm lo huy động vốn và đầu tƣ vốn trực tiếp xuống tận hộ gia đình, nắng mƣa đều trên đƣờng để đi điều tra, thẩm định đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn. Ở những vùng dân trí thấp có khi còn bị đe dọa cả tính mạng thế nhƣng chƣa đƣợc ƣu đãi một cách thỏa đáng công sức mà họ bỏ ra.
Tỷ lệ chi hoa hồng cho tổ chức hội 5% trên tổng số lãi thu đƣợc đã nộp Ngân hàng nhƣ hiện nay là chƣa thật thỏa đáng nên chƣa thật sự động viên và nâng cao trách nhiệm của tổ trƣởng tổ vay vốn trong cho vay kinh tế hộ trực tiếp thông qua tổ nhóm vay vốn.
Mặc dù NHNo&$PTNT Việt Nam đã ban hành đầy đủ các quy định về cho vay đối với khách hàng, tuy nhiên chƣa ban hành quy định tín dụng chuẩn có tính chất bắt buộc trong quá trình phê duyệt và giải ngân món vay phù hợp với hệ thống công nghệ hiện đại. Vì vậy trong quá trình xét duyệt cho vay còn nhiều yếu tố, chỉ tiêu đánh giá, xếp loại khách hàng, hồ sơ cho vay… cán bộ tín dụng thƣờng thiếu hoặc cho bổ sung các điều kiện sau khi đã cho vay.
Chất lƣợng thẩm định chƣa cao, nhiều dự án mang tính hình thức chƣa khẳng định đƣợc hiệu quả thực sự của dự án đầu tƣ. Cá biệt chỉ nhìn vào cơ ngơi, thực tế tài sản thế chấp để cho vay. Do đó khi khách hàng không trả đƣợc nợ khả năng xử lý tài sản thế chấp rất khó.
Trong điều hành kế hoạch chƣa giao chỉ tiêu cụ thể, quản lý, theo dõi chặt chẽ về chỉ tiêu tỷ trọng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn.
b. Về thực trạng các hộ vay vốn
Phần lớn các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế. Thu nhập hàng tháng ở mức thấp, hầu hết chỉ dựa vào canh tác đất nông nghiệp. Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết.
Kiến thức về kinh tế thị trƣờng còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong sẩn xuất chăn nuôi, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ mất vốn là không có nguồn để trả nợ. Một số hộ còn có hành vi lừa đảo Ngân hàng bằng mọi cách vay đƣợc tiền Ngân hàng sau đó bỏ trốn hoặc cố tình đe dọa hành hung khi Ngân hàng tham gia xử lý tài sản thế chấp thu hồi vốn.
Công tác dịch vụ khuyến nông chƣa mang lại hiệu quả cao, dẫn đến tính khả thi của một số dự án đầu tƣ thấp.
Đối với các cấp, các ngành ở địa phƣơng chỉ chú trọng đến việc đầu tƣ vốn phục vụ các chƣơng trình phát triển kinh tế của địa phƣơng, nhƣng lại ít quan tâm đến chất lƣợng đầu tƣ tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy khi hộ sản xuất sử dụng vốn vay không có khả năng trả đƣợc nợ buộc Ngân hàng phải xử lý nợ vay để đảm bảo thu hồi vốn thì các cấp, các ngành có liên quan chƣa thực sự tạo điều kiện giúp Ngân hàng do đó ảnh hƣởng tới công tác thu nợ để đầu tƣ quay vòng đồng vốn.
Quản lý hộ tịch, hộ khẩu còn nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng hộ vay vốn làm ăn sau một thời gian bỏ trốn cả nhà, chính quyền địa phƣơng không biết hoặc không thông báo kịp thời cho Ngân hàng trong khi khách hàng chƣa trả hết nợ đã bán cho nhau một cách bất hợp pháp.
Chƣa chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng các dự án đầu tƣ theo xã, theo vùng kinh tế, định hƣớng trong sản xuất kinh doanh còn chung chung. Chƣa chủ động tìm kiếm, lo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông thôn. Nhiều sản phẩm làm ra bị tƣ thƣơng ép giá dẫn đến ngƣời sản xuất bị thua thiệt, ảnh hƣởng tới việc đậu tƣ và thu nợ của Ngân hàng.
Các dự án của các hộ gia đình đều là các dự án nhỏ, đều do các bộ tín dụng hƣớng dẫn xấy dựng, sau đó lại trực tiếp thẩm định chi vay, do đó tính khẩ thi và hiệu quả kinh tế thấp.
CHƢƠNG 3