Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh nhno & ptnt huyện lộc bình (Trang 69 - 70)

- Con ngƣời luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, không trừ hoạt động Ngân hàng. Do vậy, giải pháp về cán bộ luôn đƣợc tất cả các đề tài nghiên cứu nhắc tới. Trong xu thế ngày càng trao quyền tự quyết định cho các NHTM thì có thể nói rằng: Cán bộ là nhân tố quyết định chất lƣợng tín dụng của hoạt động NHTM, từ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, cho vay đúng, quản lý vốn và khách hàng vay sâu sát, thu nợ kịp thời, đến việc tƣ vấn giúp đỡ hộ sản xuất tìm thị trƣờng và nguồn tiêu thụ để giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, cần tiêu chuẩn hoá cán bộ Ngân hàng ở tất cả các bộ phận đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng.

- Cải tiến khâu tuyển dụng: Đây là khâu còn yếu kém nhất trong thực tế. Xây dựng và công khai các tiêu thức cơ bản của cán bộ tín dụng, không chỉ về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn cả những kiến thức xã hội về các hộ sản xuất, phải có đủ cả về hình thức, sức khoẻ, có khả năng giao tiếp, có đạo đức, xác định tinh thần phục vụ các hộ sản xuất. Tổ chức thi tuyển nghiêm túc, công khai theo yêu cầu của từng đợt tuyển dụng.

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng hộ sản xuất thƣờng phải độc lập tác chiến ở địa bàn xã, khách hàng đông, đa dạng lại có hiểu biết hạn chế nên dễ phát sinh tƣ tƣởng chủ quan, đại khái hay nặng hơn là lợi dụng lòng tin, tham ô… Hơn nữa cán bộ tín dụng còn là hình ảnh thực tế của Ngân hàng với khách hàng. Vì vậy, phải xây dựng văn hoá giao dịch Ngân hàng: Trung thực, kỷ cương, năng động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả là điều rất cần thiết.

- Xây dựng chƣơng trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn cho cán bộ tín dụng. Tổ chức tốt việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm những nơi làm tốt công tác tín dụng. Mọi hình thức đào tạo đều phải có kiểm tra, viết thu hoạch. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào, sự say mê nghề nghiệp. Phối kết hợp với các trƣờng trong công tác đào tạo kiến thức thực tế cho sinh viên ngành ngân hàng.

- Tăng cƣờng khoán tài chính đến từng phòng giao dịch và trực tiếp từng cán bộ tín dụng kết hợp với việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và định kỳ luân chuyển cán bộ.

+ Giao trách nhiệm gắn với quyền hạn cho các chi nhánh , các phòng giao dịch, trong đó có việc khoán tiền lƣơng, chi phí trên cơ sở kết quả kinh doanh mang lại. Chỉ có nhƣ vậy mới thực sự nâng cao tính tự chịu trách nhiệm, tính tích cực sáng tạo của các đơn vị sẽ đƣợc phát huy.

+ Giao các chỉ tiêu khoán cụ thể cho từng cán bộ tín dụng trên cơ sở chất lƣợng công tác tín dụng, hiệu quả đem lại và mức độ thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Thực hiện tốt việc thƣởng phạt nghiêm minh: Khen thƣởng, tăng thu nhập cho cán bộ tín dụng nếu làm tốt nhiệm vụ đƣợc giao; Kiên quyết xử lý cán bộ có sai phạm do chủ quan, ngăn chặn kịp thời các tƣ tƣởng tiêu cực phát sinh trong quá trình công tác.

- Xây dựng quy chế luân chuyển cán bộ định kỳ: Công bố định kỳ luân chuyển cán bộ thay thế để cán bộ cũ có điều kiện tự kiểm tra hoàn chỉnh các sai sót, trong khi đó cán bộ mới có điều kiện tiếp cận dần địa bàn mới, phận định trách nhiệm đối với cán bộ mới và cán bộ cũ trong việc thu nợ, xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn hoạt động.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh nhno & ptnt huyện lộc bình (Trang 69 - 70)