Tăng cƣờng hiệu lực công tác kiểm tra – kiểm soát

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh nhno & ptnt huyện lộc bình (Trang 70 - 72)

Mục đích: Nhằm giúp cho Ngân hàng có đƣợc thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh, nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động tín dụng đang thực hiện phù hợp với chính sách đáp ứng đƣợc yêu cầu của mục tiêu định hƣớng đã xác định.

Phƣơng pháp: Thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý có hiệu quả để giám sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay tới khi thu hồi đƣợc cả gốc và lãi.

Với mục đích và định hƣớng trên, việc tăng cƣờng hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo & PTNT Lộc Bình cần thực hiện theo các giải pháp sau:

* Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xẩy ra. Giải pháp này cán bộ tín dụng có thể thực hiện dƣới các hình thức: kiểm tra định kỳ theo quy định, kiểm tra thƣờng xuyên, đột xuất tại cơ sở của khách hàng, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các tài sản thế chấp là bất động sản, kiểm tra từ các luồng thông tin có thể thu thập đƣợc.

Việc giám sát phải đạt được mục đích:

- Thƣờng xuyên nắm đƣợc tình hình tài chính, tình hình sản xuất - kinh doanh, tình hình vật tƣ đảm bảo, nắm đƣợc thời gian tiêu thu sản phẩm để đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời, ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của khách hàng, đề ra biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có biểu hiện không bình thƣờng làm giảm khả năng thu nợ của Ngân hàng.

- Xem xét kỹ việc thực hiện quy trình tín dụng, các yếu tố pháp lý của hồ sơ tín dụng, thực trạng nợ của Ngân hàng thông qua việc phân loại nợ, phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống tiêu cực ngay trong cán bộ Ngân hàng.

- Kết quả kiểm tra phải đƣợc thông báo công khai, kịp thời cho các cấp lãnh đạo có liên quan, để có biện pháp xử lý kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công.

- Thực hiện các hình thức giám sát phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

* Tăng cường hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm toán trong Ngân hàng.

Hiện tại công tác kiểm tra,kiểm toán nội bộ của NHNo & PTNT Lộc Bình đã phát hiện đƣợc nhiều vấn đề sai sót, đã đƣợc cán bộ nghiệp vụ chỉnh sửa và bổ sung những sai sót, song chƣa đƣợc triệt để. Vì công tác kiểm tra chƣa đƣợc chú trọng ,cán bộ kiểm tra còn phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác , chƣa có nhiều thời gian để tập trung kiểm tra. Mặt khác cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ, lại do giám đốc chi nhánh trả lƣơng, và quản lý nên nhiều khi có những vấn đề sai sót đƣợc phát hiện nhƣng không đƣợc giải quyết. Mà cứ ngựa quen theo đƣờng cũ. Vì thế cán bộ kiểm tra kiểm soát của NHNo & PTNT Lộc Bình nói riêng, và cán bộ kiểm tra kiểm soát của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, phải đƣợc trực thuộc thẳng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, do ban kiểm tra kiểm soát ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam quản lý để thƣờng xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai sót có thể dẫn đến tổn thất về vốn và nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh nhno & ptnt huyện lộc bình (Trang 70 - 72)