Van dé đôi mới phương pháp day học lich sử hiện nay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử thế giới ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (phần I lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại - Lớp 10 cơ bản) (Trang 35 - 43)

Như đã nói ở trên, nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều diễn đản... được tỏ

chức dé nhìn vảo thực trạng, đi tim nguyên nhân, nêu ra giải pháp cho công việc

day - học bộ môn Lich sử hiện nay.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tinh trang của việc day va học Lịch sử như hiện nay bắt nguồn từ đâu?

Cũng còn những nguyên nhân khác, GS, NGND Vũ Duong Ninh, DH

Quốc gia Hà Nội đau đớn nhận xét: “Dir luận xã hội xôn xao, có cả bat bình, khi

được biết điểm môn sử trong những ki thi tuyển sinh đại học gan đây quá thấp,

thấp đến mức không thé hiểu noi. Song những người trong ngành thi không ngạc nhiên lam, coi đó như một sự bộc lộ đau đớn của căn bệnh “ung thư” đã tiêm ấn từ lãu""”.Về căn bệnh “ung thư siz” nay, GS Vũ Dương Ninh đã nêu ra nhiều điểm kha bi hai. Chang hạn như việc tổ chức viết sách giáo khoa. Việc viết sách giáo

khoa hiện nay là “công việc tay trái”, các tác gia vừa phải đảm nhiệm công việc

chính ở trường mình, vừa phải tranh thủ thời gian làm nhiệm vụ viết sách giáo khoa. Một cuốn sách giáo khoa lịch sử hiện nay dày chừng 300 trang mà có đến hơn 10 tác giả, phân nhiều cấp bậc: Tổng chủ biên, chủ biên, đồng chủ bién....Néu chia đều thi mỗi tác giả viết chưa day 30 trang. Đó là chưa kể các khâu viết sách, thẩm định sách...đều tiến hành vội vàng cho đúng kế hoạch đón đầu năm học,

đúng kế hoạch của nhà xuất bản.

Còn PGS.TS Ngô Minh Oanh, Trưởng khoa lịch sử Đại Học Sư Phạm

Thành Phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến: “Mén học bị coi nhẹ, những người day sử

'° bưp-/vyetbao com va

SVTH: LE THỊ LIÊN Trang32

KHOA LUAN TOT NGHIỆP GVHD: Th.S NHU TH] PHUONG LAN

cũng khong được tôn trọng. Nhiéu thay cô bức xúc vẻ việc đảnh giả thiểu cong bằng giữa giáo viên day sử và các giáo viên dạy các môn khác trong việc can nhắc. dé bat hay trong bình xét các danh hiệu thi đua. Một số trường còn bỏ tri giáo viên không được đào tạo chuyên ngành dé dạy môn lịch sử. Việc bó trí dạy trải ngành càng làm chất lượng dạy học môn sử thêm tôi tệ và người ta có cớ dé coi thường môn sử và người dạy sử "'

Có thé chi ra một số nguyên nhân cơ bản sau đây `”:

Một fa, chúng ta chưa đặt đúng vị trí, chức năng của môn lịch sử trong hệ

thông các môn học ở phô thông, hầu như chi tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, Văn.. khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử. Điều này thê hiện rõ rang nhất khi biết năm học nao không thi môn sử thì nhiều trường cho học sinh

học nhanh môn sứ để đành thời gian cho các môn học khác. Trên lí thuyết vả thực té, môn Lịch sử đặc biệt là lich sử dan tộc tức môn Quốc sử, không chỉ trang bị

vốn kiến thức cơ ban cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phan hoan thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam. Nếu không chú ý, mỗi công dân của chúng ta

khi học hết cấp học phổ thông, trong đầu óc sẽ mang những khoảng trống vắng

hay mờ nhạt về lịch sử, nghĩa là không hiểu biết về quá khứ dân tộc, vẻ các giá trị ma ông cha ta đã đổ máu để giành giữ được thi thật vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt,

nên giáo dục của chúng ta phan đấu hết năm 2010 sẽ phổ cập toàn bộ bậc trung học cơ sở, sau đó các em sẽ có sự phân hóa, số đông đi học nghề hay vào học phân ban dé lên đại học, cao đẳng, số theo nghề sử không bao nhiêu. Điều đó có nghĩa

'* lưtp-//vwetbao com vn

" Theo ý kiến của GS Phan Huy Lẻ trên trang web: hitp//www taybacuniversity edu.vn ~ “Tap chi

hoạt động khoa học”

SVTH: LẺ THỊ LIEN Trang33

KHOA LUAN TOT NGHIỆP GVHD: Th.S NHU TH] PHUONG LAN

là môn Lich sử cấp trung học cơ sở có trách nhiệm trang bị kiến thức va truyền thống lịch sử cho công dan đất nước, nếu chúng ta không coi trọng việc dạy, học môn học này ở cấp pho thông nói chung, nhất là cấp trung học cơ sở, sẽ phải trả

giá cho kết quả đảo tạo trong nhiệm vụ chuẩn bị cho lớp trẻ vào đời.

Hai là, trong ngành giáo dục còn tổn tại quan niệm quy kết trách nhiệm chán ghét môn sir tại học sinh, do vậy mà tìm cách áp đặt, bắt buộc các em học

lịch sử mà không biết rằng làm như thê là duy ý chí. Việc tăng cường thời lượng

hoặc tăng dung lượng môn học cũng đều gây tác dụng ngược lại. Kết quả học sử

kém ở trường trung học phố thông không phải do học sinh, càng không phải do

nội dung lịch sử mà do người lớn chúng ta do những nguyên nhân nằm trong

chương trình, sách giáo khoa vả trong phương pháp giảng dạy lịch sử.

Ba là. do sự kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội còn chưa tốt. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, phan lớn nhiều gia đình đều hướng cho con em mình chú ý đầu tư vào các môn học tự nhiên để chọn ra một ngành nghề mang

lại nguồn thu nhập cao...Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến các môn học thuộc khối ngành xã hội bị đánh giá thấp trong đó có môn lịch sử. Vai trò của xã hội rất

quan trọng. Xét về phương điện nào đó, học lịch sử nên hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cá trường học và trên các kênh thông tin, môi trường văn hóa, giáo dục của

xã hội. Ngày xưa, khi tuyệt đại bộ phận nhân dân không được đi học thi môi

trường xã hội giữ vai trò rất quan trọng, qua vốn văn hóa dân gian, qua các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các lễ hội...thắm đậm tính lịch sử đã chuẩn bị cho lớp trẻ bước vào đời. Ngày nay trong xã hội hiện đại yêu cầu tạo lập môi trường giáo dục cho thé hệ trẻ cảng giữ vai trò quan trọng với rất nhiều kênh thông tin, nhưng tiếc

rằng kênh truyền thông vẻ lịch sử mang tính hấp dẫn đối với lớp trẻ còn ít quá, tuy gần đây có những cố gắng cần cổ vũ. Nói chung cho đến nay, chúng ta cũng chưa

SVTH: LE THỊ LIÊN Trang34

KHOA LUAN TOT NGHIỆP GVHD: Th.S NHỮ THỊ PHƯƠNG LAN

có nhiều kịch ban, những bộ phim hay về dé tai lich sử Việt Nam, chưa có nhiều truyện tranh tiểu thuyết lịch sử góp phần giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ.

Bán là, việc dạy học môn lịch sử ở nước ta chưa tận dụng được hệ thống bảo tảng là những bộ sử bằng hiện vật rất phong phú và mang tính cảm thụ trực tiếp rat phủ hợp với tuổi trẻ. Theo tôi biết chi có bảo tàng dân tộc học đã thu hút được tác dụng giáo dục đối với học sinh và các trường học, các thầy cô giáo cũng không quan tâm tổ chức cho học sinh tham quan bảo tảng. Ngay cả môn lịch sử địa phương đã được quy định trong chương trình cũng không may trường thực

hiện được.

Nam là, còn nhiều vấn dé về chương trình, sách giáo khoa lịch sử, đội ngũ

giáo viên va phương pháp giảng dạy. Nền giáo dục của chúng ta đã trải qua nhiều lần cải cách, sách giáo khoa có khá hơn sau mỗi lần cải cách nhưng vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí, chức năng của môn lịch sử trong trường phổ thông.

Vẻ nội dung, thực chất sách giáo khoa lịch sử bậc phổ thông là tóm tắt lịch sử viết cho người lớn, nhất là giáo trình bậc đại học, cho học sinh phổ thông. Lấy sách

viết cho người lớn tóm lược lại cho trẻ con học dĩ nhiên là không phù hợp với lứa

tuôi, không thé gây hứng thú học tập ở các em. Cách trình bày trong sách giáo khoa cũng cứng nhắc thiếu tính sinh động, thậm chí bản đồ tranh ảnh minh họa chưa được tuyển chọn chuẩn xác, cũng là nguyên nhân góp phần làm cho học sinh

chán ghét học lịch sử. Chương trình va sách giáo khoa do Bộ Giáo Dục và Dao

Tạo chủ trì, về phương diện khoa học, cũng chưa cập nhật được những thành tựu

mới của khoa học lịch sử trong nước và trên thế giới. Ví dụ lịch sử miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vẫn bỏ trống, vương triều Mạc không có bài riêng như các vương triều khác, nội dung văn hóa và quan hệ giao lưu văn hỏa vẫn chưa làm nỗi bật....Cách viết sách giáo khoa vẫn nặng về tư liệu, sự kiện hay có lúc lại sa đà vào phân tích một nguyên nhân thắng lợi các cuộc kháng chiến gần na ná như SVTH: LE THỊ LIEN Trang35

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP GVHD: Th.S NHỮ THỊ PHƯƠNG LAN

nhau và lặp đi lặp lại....Nội dung sinh động nhất của lịch sử là phải gắn với cuộc sống, cuộc sống qua các thời kì lịch sử vả cuộc sống hôm nay lại chưa được phát huy quan tâm. Tóm lại là cách trình bày lịch sử khô khan, nặng nẻ như vậy học

sinh không thích học 1a hệ quả tat yếu.

Việc đổi mới nội dung phương pháp gần đây có nêu lên và một số thay cô

cé gang thực hiện, nhưng vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu lối truyền thụ một chiêu vẫn nặng đọc chép.

Bộ môn lịch sử luôn giữ một vai trò quan trọng trong chương trình đảo tạo

học sinh THPT và bộ môn lịch sử rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do nhận thức chưa đầy đủ hoặc phiến diện về vai trò, ý nghĩa chức năng của bộ môn lịch sử. nhiều người thậm chí cả những nhà quản lí giáo dục đã tỏ thái độ coi

thường, không đối xử với môn lịch sử bình đăng như với các môn học khác. Đó là

một nguyên nhân dẫn đền tinh trạng học tập lịch sử như hiện nay.

Ở nước ta, với truyền thống dân tộc hàng ngàn năm nên khoa học lịch sử

đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều người. Bộ môn lịch sử đã

được đưa vào giảng dạy trong nhà trường Việt Nam từ lâu. Bộ môn lịch sử ngày

càng đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước ta. Vì vậy. Việc xây dựng

chương trình, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu kham khảo cho giáo viên và học

sinh, việc dao tạo đội ngũ giáo viên ngày càng được coi trọng. Nhờ thế mà chất

lượng và số lượng đội ngũ giáo viên lịch sử ngày càng tăng đã đáp ứng được phần

nào yêu câu đào tạo hiện nay.

Với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường thì trong xã

hội hiện nay môn học Lịch sử nói riêng và các môn học thuộc ngành khoa học xã

hội khong được đánh giá cao. Đó là một thực tế. Da phan học sinh khi đăng ki dự thi đại học đều lựa chọn nghẻ thuộc khối nghành tự nhiên. Việc xác định vai trò

SVTH: LẺ THỊ LIEN Trang36

KHOA LUAN TOT NGHIỆP GVHD: Th.S NHU TH] PHUONG LAN

của bộ môn lich sử đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của bộ môn

lịch sử.

Việc đào tạo đội ngũ giáo viên dạy học lịch sử hiện nay ở khoa lịch sử các

trường Đại học - Cao đăng sư phạm còn chưa sát với thực tế giảng dạy ở trường

PT. Nhìn chung còn nghiêng về phan lí thuyết mà ít về phan thực hành .. .ở trường PT thi môn lịch sứ được coi là môn phụ, không được các nhà quản lí ở trường phd thông quan tâm chú ý. Thậm chí nhiều trường còn bó trí giáo viên không được dao

tạo chuyên ngành dé day môn lịch sử...chính những điều đó làm cho chất lượng dạy học môn sử rất kém chất lượng và xã hội càng có cớ để coi thường môn sử.

Hiện nay ở một số trường THPT việc cải cách và đôi mới phương pháp

day học lịch sử đã được áp dụng nhưng nhìn trên bình diện rộng thì việc cải cách

và đôi mới về phương pháp dạy học lich sử chưa được tiến hanh đồng bộ. Trong khi đó học sinh ngày càng tiếp cận với những kiến thức tiên tiễn từ các phương

tiện truyền thông hiện dai...Vi vậy chất lượng của đội ngũ giáo viên không kịp

thời nâng cao sẽ dẫn đến tâm lí học tập chán nản ở học sinh.

Việc dạy và học môn lịch sử hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách cần

tiễn hành đổi mới cả về phương pháp dạy và học. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, yêu

cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt ra cho toan xã hội, ngảnh giáo dục và nhất

là đội ngũ giáo viên lịch sử nhiều nhiệm vụ cấp bách. Vì vậy tìm ra con đường,

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả day học môn lich sử sẽ góp phan giải quyết

những yêu cầu cắp bách trên.

Hội động về “giáo dục thé ki XXT" cau UNESCo Liên hiệp quốc đã đưa ra khuyến cáo về 4 trụ cột của giáo dục:

- Học đề biết, - Học dé làm,

- Học đề cùng chung sống,

SVTH: LẺ THỊ LIÊN Trang37

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP GVHD: Th.S NHỮ THỊ PHƯƠNG LAN

- Hoc dé khăng định mình.

Thé kí XXI đòi hỏi dat nước phải đào tạo ra những con người vừa có năng

lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức, năng lực hoạt động có hiệu

quả va sống có tinh thần trách nhiệm. Muốn vậy phải xây dựng một nền giáo dục

phát triển toàn diện, trong đó việc dạy và học môn Lịch sử là một bộ phận quan

trọng trong quá trình giáo dục, mà bộ môn Lịch sử có vị trí và tam quan trọng đặc

biệt đối với việc giáo dục thé hệ trẻ.

Xã hội ngảy cảng phát triển thì năng lực nhận thức của mỗi cá nhân vẻ những gi đã từng xảy ra trong quá khứ, đang diễn ra ở hiện tại và nhìn nhận những khuynh hướng phát triển trong tương lai là điều hết sức cần thiết đối với mỗi cá

nhân. Năng lực nhận thức của mỗi người được hình thành qua quá trình học tập và

trải nghiệm từ thực tiễn cuộc sống, trong đỏ quá trình giáo dục giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, bộ môn lịch sử giữ một vị trí nhất định trong quá trình giáo dục. Việc học tập bộ môn lịch sử giúp mỗi cá nhân nhận thức rõ hơn về mỗi quan hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai để từ đó thấy được khung hướng

phát triển của sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Nhìn vào thực trạng dạy học lịch sử đặc biệt là nhìn vào kết quả của bộ

môn, thi việc tìm ra con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở

trường pho thông đã trở thành một nhu cầu cắp thiết hiện nay không chỉ với ngành giáo dục mà còn đối với toàn xã hội.

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông là nhằm nâng cao hiệu quả của một bải, một chương hay cả khóa trình trong

* PGS TS Ngô Minh Oanh (chủ biên), “Con đường va biện pháp nắng cao hiệu quá day học Lich sử

6 trường THPT”, NXB DHSP TpHCM 2006, trang 4

SVTH: LE THỊ LIEN Trang38

KHOA LUAN TOT NGHIỆP GVHD: Th.S NHU THI PHUONG LAN

day học lịch sử. Một bai học lich sử được coi là có hiệu quả khi nó đảm bao được

tính toản điện và hoàn thanh được các mục tiêu dạy học đã dé ra. Có rất nhiều con

đường và biện pháp dé nâng cao hiệu quả bai học lich sử như day học liên môn,

day học theo nhóm. ứng dụng công nghệ thông tin vào day học lịch sử trong đó đạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh

là một phương pháp mới chứa đựng nhiễu sáng tạo. Tâm lý học đã chỉ ra rằng:

Van dé hứng thú, động cơ hành động trong quá trình học tập của học sinh có vai

trò quyết định đối với chất lượng học tập. Nếu học sinh có nhu cầu chiếm lĩnh một nội dung tri thức nao đó, thì các em sẽ cố gang hết mọi khả năng của minh dé

chiếm lĩnh tri thức đó, làm cho quá trình học tập đạt kết quả cao. Ngược lại, nêu

học sinh không có nhu cầu, hứng thú khi được đặt trước vấn dé thì hoạt động học tập - tiếp nhận sẽ diễn ra trong trạng thái tâm lý miễn cưỡng, thiếu tự giác. làm

cho quá trình học tập đạt kết quả thấp. Vậy làm sao tạo cho học sinh hứng thú, động cơ học tập lịch sử một cách tích cực nhất.

Là một sinh viên - giáo viên dạy sử tương lai. Tôi đã có nhiều suy nghĩ mong muốn tìm ra được một con đường, biện pháp mới góp phần vào việc đôi mới phương pháp day học, nâng cao chất lượng bộ môn. Tôi mạnh dạn đưa vào dé

tai của mình việc áp dụng trò chơi vào dạy học lich sử đặc biệt ở các bai ôn tập, bài tập. Thông qua các trò chơi rèn luyện cho học sinh được khả năng độc lập tự

chủ nói trước đám đông, được tự mình tham gia vào quá trình giảng dạy, không

còn thụ động chờ kiến thức của Thay - Cô. Đây là một hướng mới trong hướng

trong xu hướng phát huy tính tích cựu hoạt động nhận thức của học sinh hiện nay.

SVTH: LE TH] LIEN Trang39

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử thế giới ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (phần I lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại - Lớp 10 cơ bản) (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)