1.4.1. Quan điểm dạy học tích hợp
Có khá nhiều định nghĩa vẻ tích hợp, tuy nhiên, dưới góc độ của giáo dục, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.
* Su phạm tích hợp
La một quan niệm về quá trinh học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phản hình thành ở học sinh những năng lực rd rang, có dy tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa hợp học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy. sư phạm tích hợp tìm cách làm
cho qúa trình học tập có ý nghĩa.
Sư phạm tích hợp sang lọc cần thận những thông tin có ich đẻ hình thành các năng lực
va các mục tiêu tích hợp.
-25-
+ Các đặc trưng chủ yếu của day học tích hợp Dạy học tích hợp có các đặc trưng chủ yếu sau:
- Lâm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn quá trình học tập với cuộc sống hằng ngày. không làm tách biệt thể giới nhà trường với cuộc sông.
- Dạy học tích hợp dạy HS sử dụng kiến thức một cách tự lực sáng tạo.
- Lam cho quả trình học tập của học sinh mang tính mục dich rõ rệt.
- Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học.
- Tránh được những kiến thức, kĩ năng, nội dung tring lặp khi nghiên cứu riêng rễ từng môn học, đồng thời có những nội dung kĩ năng, năng lực mà theo môn học riêng
rẽ không có được.
- Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của HS, do đó sự phát triển các khái
niệm khoa học không cô lập với cuộc sống và tuần tự, phù hợp với sự phát triển tâm
sinh lí của HS.
- Ở những môn học tích hợp, có điều kiện để phát triển những kĩ năng đa môn, liên môn. xuyên môn mà khi học tập ở một số môn học truyền thống cô lập không thé có
được
4 Ý nghĩa của dạy học tích hợp
© Day học tích hợp lam cho quá trình học tập có ý nghĩa
© Day học tích hợp xác định rð mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái it quan
trọng hơn
© Dạy học tích hợp sử dụng kiến thức trong tình huéng
© Dạy học tích hợp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
© Dạy học tích hợp tránh được những kiến thức. kĩ năng, nội dung trùng lặp
© Dạy học tích hợp cung cấp các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học
sinh
- 26 -
1.4.2. Dạy học thông qua tô chức các hoạt động học tập
Trong phương pháp dạy học tích cực. người học - đối tượng của hoạt động
"day", déng thời là chủ thé của hoạt động "hoc" - được cuốn hút vảo các hoạt động học
tập do GV tô chức va chi đạo. thông qua đó tự lực khám phá những điều minh chưa rd chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.
Dạy theo cách này thị GV không chỉ giản đơn truyền đạt trí thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đông.
1.4.3. Người học tự học và tự giáo dục
Tự giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp mang sắc thái cá nhân, riêng biệt ở HS tùy thuộc vào nang lực tiếp thu, tính tích cực, sang tạo của mỗi người trong quá trinh tiếp thu giáo dục.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Néu rèn luyện cho
người học có được phương pháp. kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng
ham học, khơi day nội lực vốn có trong mỗi con người, kết qua học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhắn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình
dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động. đặt
van dé phát triển tự học ngay trong trường pho thông. không chỉ tự học ở nha sau bai lên lớp ma tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.
1.4.4. Học tập trải nghiệm
a) Tầm quan trọng của vấn đề
Giáo dục trải nghiệm hay học tập trải nghiệm được xem lả một cách tiếp cận chủ chết của học tập lấy người học lam trung tâm và học tập vi một tương lai bẻn vững. Y tưởng vẻ học tập trải nghiệm hay học tập tử kinh nghiệm thực té với tư cách là một chu ki học tập do các nha giáo dục xuất ching như Piaget, Joh Dewey va David Kolb dé xướng.
37.
Năm ở trung tâm của các hình thức học tập trai nghiệm là việc xú lí gia công kinh nghiệm của người học, Đặc trưng này của học tập trải nghiệm cho phép gắn kết người học với tư đuy phê phán, giải quyết vấn đề và hình thành các quyết định trong những hoàn cảnh có ý nghĩa đối với cá nhân người học. Tiếp cận học tập trải nghiệm
cũng chứa đựng khả năng tạo nên những cơ hội dé người học diễn tả và củng cổ các ý
tưởng và ki năng thong qua phản hồi, phản ánh và áp dụng các ý tưởng va kĩ năng vào trong những tình huống mới. Việc nghiên cứu chiến lược và các cách tiếp cận của học
tập trải nghiệm sẽ giúp chúng ta:
> Đánh giá giá trị của học tập trải nghiệm lấy người học lam trung tâm,
> Phân tích các thành phần của học tập trải nghiệm.
> Phát triển các hướng dẫn giảng day thông qua tiếp cận trải nghiệm,
> Liên kết giáo dục trải nghiệm và giáo dục vi sự phát triển bền vững.
b) Cách thức tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm
Trong tiếp cận học tập trải nghiệm, phản ánh 14 một đặc trưng quan trọng. Phản ánh giúp cho người học tập trung sự chú ý của mình vào những đã học, đã biết và củng
cỗ những điều nay. Khi thiết kế và tổ chức học tập trải nghiệm GV cần phải chú ý đến
có 4 pha quan trọng sau đây:
> Trải nghiệm: Tiến hành xem xét một kinh nghiệm trong một tình huống đặc
biệt và sau đó quan sát hiệu quả của chúng,
> Gia công, xử lí kinh nghiệm: Phân tích kính nghiệm để hiểu cải chúng ta đã
làm, đã nghĩ, đã cảm trong quá trình trải nghiệm,
> Khái quát hoá: Từ kinh nghiệm cụ thể tìm hiểu những nguyên tắc chung (gọi là khái quát hoá) vả mối liên hệ giữa hành động và hiệu ứng tác động của các
kinh nghiệm.
> Áp dụng: áp dụng những nguyên tắc hoặc khái quát hoá vào tình huống mới.
(theo UNESCO, 2010.)
-25..
Với những mục tiêu trong GDPTBV thi các hoạt động học tập tích cực, đặc biệt
là dựa trên các quan điểm vẻ tỏ chức các hoạt động học tập, quan điểm tự giáo duc va quan điểm học tập trải nghiệm được đánh giá cao về mặt hiệu quả khi được sử dụng đẻ tiền hành GDBĐKH cho HS.