Phát triển bền vững các khu công nghiệp tạo cơ sở thuận lợi để giải quyết việc làm cho nông dân

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 54)

để giải quyết việc làm cho nông dân

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu phát triển bền vững đất nước chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, trong đó có phát triển bền vững các khu công nghiệp. Mặt khác, để phát huy những tác động tích cực của phát triển các khu công nghiệp đến vấn đề thu nhập và việc làm của nông dân trên địa bàn, yêu cầu đặt ra trước tiên là các khu công nghiệp phải được xây dựng, phát triển theo hướng bền vững. Ở Việt Nam, phát triển bền vững khu công nghiệp phải được xem xét trên hai góc độ:

Một là, duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động của bản thân khu công nghiệp.

Đánh giá về khả năng phát triển bền vững nội tại của khu công nghiệp cần dựa vào các tiêu chí sau: Vị trí của khu công nghiệp; Quy mô đất đai của khu công nghiệp; Tính chất và điều kiện hoạt động của khu công nghiệp; Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp; Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động

triển khai khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế; Mức độ thỏa mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư.

Hai là, tác động lan toả tích cực của khu công nghiệp đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, khu vực có khu công nghiệp.

Điều này được thể hiện trên các mặt: Tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có khu công nghiệp; tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển khu công nghiệp [61, tr.26, 28].

Để đánh giá tác động lan tỏa của các khu công nghiệp, cần dựa vào các tiêu chí như sau:

Nhóm 1: Tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật. Các chỉ tiêu đo lường chính:

Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so với mức chung của cả nước; cơ cấu kinh tế của địa phương có khu công nghiệp, thể hiện ở tỷ trọng về doanh thu, giá trị gia tăng, vốn sản xuất, lao động tính theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo khu vực thể chế; đóng góp của khu công nghiệp cho ngân sách địa phương, thể hiện bằng: mức và tỷ lệ thu ngân sách của địa phương từ khu công nghiệp đem lại, tốc độ tăng thu thuế từ các khu công nghiệp; số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của địa phương có khu công nghiệp, cụ thể là hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống nhà ở, các công trình điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc; tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương.

Nhóm 2: Tiêu chí phản ánh về ảnh hưởng xã hội. Tiêu chí này được tập

trung vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng giải quyết việc làm của khu công nghiệp cho địa phương, gồm có: Sử dụng lao động địa phương, thể hiện ở quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động làm việc trong khu

công nghiệp; tỷ lệ hộ gia đình (hoặc là số lao động) tham gia cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho khu công nghiệp so với tổng số hộ của địa phương (hoặc so với tổng lao động địa phương); trong đó nhấn mạnh đến số lượng và tỷ lệ hộ gia đình (lao động) mất đất tham gia cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho khu công nghiệp so với tổng số hộ (hoặc lao động) bị mất đất; cơ cấu lao động địa phương phản ánh ảnh hưởng của khu công nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn có khu công nghiệp.

Nhóm 3: Tiêu chí phản ánh môi trường. Gồm ba nội dung chính: khả năng duy trì vấn đề đa dạng hóa sinh học; tiết kiệm tài nguyên; chống ô nhiễm môi trường.

Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá về tính bền vững và sự tác động của khu công nghiệp đến các mặt đời sống kinh tế xã hội, căn cứ vào thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở Hưng Yên trong những năm vừa qua, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững các khu công nghiệp trong tỉnh, theo đó là những tác động lan toả tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung, vấn đề việc làm cho nông dân trong tỉnh nói riêng, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức khu công nghiệp theo

hướng hiện đại.

Trước đây, khu công nghiệp được hình thành chủ yếu là nhằm mục tiêu: Tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp khác nhau...thì nay cần phải chuyển thành những khu công nghiệp mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao bằng mô hình khu công nghiệp tổng hợp, trong đó bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu.

Thứ hai, thực hiện sự liên kết toàn diện theo xu hướng thị trường mở

trong nội bộ khu công nghiệp, liên kết giữa các khu công nghiệp trên cùng một khu vực và hình thành nhiều kiểu, loại khu công nghiệp đa dạng.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu công nghiệp theo hướng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Để bảo đảm sự phát triển bền vững, có hiệu quả khu công nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu nội bộ khu công nghiệp theo các hướng: Xây dựng lộ trình cụ thể nhằm thực hiện chuyển từ khu công nghiệp sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang khu công nghiệp sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, trước mắt cần ưu tiên tập trung vào một số ngành và lĩnh vực cụ thể chuyển từ khu công nghiệp bao gồm ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang sản phẩm công nghiệp sạch; chuyển từ khu công nghiệp sản xuất, kinh doanh đơn thuần sang khu công nghiệp kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên cứu hoạt động khoa học công nghệ và triển khai kỹ thuật công nghệ cao.

Thứ ba, Bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế,

xã hội và môi trường.

Để thực hiện được mục tiêu này, sự phát triển các khu công nghiệp phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển khác như: hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đường xá, điện, nước, nhà cửa, mạng lưới thông tin viễn thông, y tế, giáo dục; phát triển khu công nghiệp đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới thị tứ, thành phố, khu vực thành thị với các điều kiện sinh hoạt hiện đại.

Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phải có các chính sách phù hợp cho việc phát triển các khu công nghiệp. Các chính sách phát triển bền vững khu công nghiệp cần hướng tới việc thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển các khu công nghiệp; đẩy mạnh hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp; thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào khu công nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các chính sách, cần phải: Linh hoạt và có sự khác biệt đối với từng vùng, miền, từng khu vực trong quá trình thực hiện xây dựng khu công nghiệp; Cần có sự phân biệt đối với từng loại khu công nghiệp và các khu vực khác nhau,

trong đó lưu ý đến yếu tố lịch sử của quá trình hình thành khu công nghiệp, để có những tác động phù hợp; Có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của khu công nghiệp và tương xứng với hoạt động phát triển kinh tế khác. Để bảo đảm tính bền vững và hiệu quả trong hoạt động, cần phải lưu ý đến những điều kiện cụ thể cho việc thành lập của những khu công nghệ cao. Mặt khác, phải có những quy định cụ thể về trình tự xây dựng các khu công nghiệp theo hướng tập trung giải quyết được vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp.

Thứ tư, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đối với lao động khu công

nghiệp, đào tạo cán bộ quản lý và nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khu công nghiệp.

Thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua, việc phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên nói riêng, cũng như các khu công nghiệp Việt Nam nói chung thiếu đồng bộ và chưa gắn với một chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề trình độ cao với một cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu các khu công nghiệp. Cung lao động tại chỗ không đủ đáp ứng cầu, cung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tại chỗ càng không đủ, do đó các doanh nghiệp phải tuyển lao động ngoại tỉnh nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng, phát triển khu công nghiệp nhanh là tốt, song do chưa được quan tâm về mặt chất lượng, nhất là về mặt xã hội, nên thiếu tính bền vững, thiếu một chiến lược tổng thể và lâu dài ở tầm quốc gia. Vì vậy, để gắn việc phát triển khu công nghiệp với đào tạo nguồn nhân lực một cách bền vững cần thực hiện đồng bộ những nội dung cụ thể sau:

Ở tầm vĩ mô, phải xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, trong đó có các khu công nghiệp. Chương trình dạy nghề trình độ cao phải dựa trên cơ sở yêu cầu thực sự về ngành nghề, cơ cấu trình độ của các khu công nghiệp và dự báo cầu về lao động kỹ thuật trình độ cao trong các khu công nghiệp

cho 10 - 15 năm tới để chuẩn bị trước ngay từ bây giờ đội ngũ lao động kỹ thuật này. Đặc biệt là phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các khu công nghiệp.

Ưu tiên phát triển các trường nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) ở các địa phương có khu công nghiệp phát triển; mặt khác, phải có chính sách và khuyến khích các khu công nghiệp thành lập các trường nghề không chỉ đào tạo cho mình, mà còn tham gia đào tạo lao động cho xã hội; khuyến khích và phát triển rộng mô hình liên kết giữa các khu công nghiệp với các cơ sở đào tạo khác trong nước, đưa lao động được tuyển vào các doanh nghiệp khu công nghiệp đi đào tạo ở nước ngoài (nhất là về các công ty mẹ ở nước có đầu tư vào Việt Nam).

Tiếp tục phát triển thị trường lao động trình độ cao ở các khu công nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất là triển khai thực hiện nghiêm túc chính sách lao động của Nhà nước nhằm đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khi thực hiện Luật Doanh nghiệp. Trong đó, giám sát chặt chẽ việc thực hiện qui định của Nhà nước về mức tiền lương tối thiểu thống nhất áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, theo đó, tiền lương phải do thị trường quyết định và dựa trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên, có tính đến quan hệ cung - cầu lao động; đảm bảo giao kết hợp đồng lao động cá nhân theo đúng luật pháp quy định, coi trọng ký kết thoả ước tập thể cấp doanh nghiệp và quy định ký kết thoả ước lao động tập thể cấp ngành; phát triển hệ thống giao dịch của thị trường lao động đủ sức nối cung - cầu lao động cho các khu công nghiệp, nhất là thông tin thị trường lao động, hội chợ việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, áp dụng công nghệ thông tin nối mạng trong giao dịch lao động.

Tập trung vào xây dựng để hình thành và vận hành hiệu quả cơ chế hợp tác, đối thoại, thương lượng, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp đúng với nguyên tắc thị trường. Hoàn thiện và nâng cao vai trò của tổ chức đại diện của các bên, nhất là phát

triển và nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia đối với lao động khu công nghiệp. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào khu công nghiệp; tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động khu công nghiệp sinh sống.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w