Thực trạng tác động của phát triển các khu công nghiệp đến việc làm của nông dân ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2006-

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 31)

việc làm của nông dân ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2006-2011

Từ khi tái lập tỉnh, Hưng Yên đã tích cực chủ động cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, lao động để thu hút các dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 4.220 doanh nghiệp, dự án đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh, gấp 100 lần so với năm 1997, trong đó có hơn 1.600 doanh nghiệp, dự án đang hoạt động sử dụng gần 40.000 lao động; 415 doanh nghiệp, dự án đầu tư tỉnh ngoài hoạt động và sử dụng gần 41.950 lao động; 145 doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài hoạt động và sử dụng 25.342 lao động. Các doanh nghiệp và dự án đang hoạt động đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (riêng năm 2011 đạt gần 12.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 45% Tổng sản phẩm trong tỉnh). Trong thành công trên, phải kể đến việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh, chỉ trong vòng 7 năm, từ một tỉnh chỉ có 3 khu công nghiệp (năm 2005), đến nay Hưng Yên có 11 khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết có tổng diện tích 2.845 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.257,6 triệu USD và 8.153 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, các khu công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trực tiếp góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận đáng kể dân cư trong tỉnh. Chính các khu công nghiệp đã tạo ra động lực mới giúp cho các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong tỉnh đổi mới mục tiêu, phương pháp giảng dạy, từng bước đáp ứng tốt hơn việc cung ứng lực lượng lao động cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nhu cầu học nghề của lao động tỉnh Hưng Yên. Tỷ lệ người lao động trong tỉnh có việc làm tại các doanh nghiệp khu công nghiệp ngày càng tăng, thu nhập của họ được cải thiện, qua đó đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình phát triển khu công nghiệp cũng có

những tác động tiêu cực đến vấn đề việc làm của nông dân trên địa bàn tỉnh như: Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng người nông dân mất việc làm trong nông nghiệp và có nguy cơ thất nghiệp toàn phần; có sự cạnh tranh gay gắt và thiếu công bằng trong tuyển dụng và sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp.

Từ khái quát đó, có thể đánh giá tác động của phát triển các khu công nghiệp đến việc làm của nông dân ở tỉnh Hưng yên trong thời gian qua như sau:

* Tác động tích cực của phát triển các khu công nghiệp đến việc làm của nông dân ở tỉnh Hưng Yên.

Một là, tăng hiệu quả khai thác và sử dụng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh làm thay đổi cơ cấu và tính chất việc làm của nông dân.

Phát triển khu công nghiệp ở khu vực nông thôn luôn đặt ra yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi....sang xây dựng các khu công nghiệp. Tuy nhiên, xét ở góc độ hiệu quả kinh tế đem lại từ mục đích sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài là vấn đề các địa phương cần tính toán cẩn trọng, vì vậy, nên có sự tính toán kỹ lưỡng, cụ thể, hiệu quả của từng khu vực đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích xây dựng các khu công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đó là một hướng tích cực trong hoạch định chính sách.

Hưng Yên có khoảng gần 61.037 ha đất nông nghiệp (chiếm 61% diện tích tự nhiên) rất thích hợp để trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt có thể tăng vụ đông lên 30.000 ha. Đất trồng cây lâu năm, đất vườn có khả năng trồng nhiều cây có giá trị kinh tế cao đã làm nên hình ảnh, đặc trưng của Hưng Yên như: Nhãn lồng, cây cảnh….nhưng trong khoảng mười năm trở lại đây, Hưng Yên đã dành gần 6.000 ha đất nông nghiệp cho việc phát triển kinh tế trên các lĩnh vực được coi là thế mạnh. Tuy nhiên, việc canh tác và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các địa phương lại không đồng đều, nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ, Kim Động do độ màu mỡ, phì

nhiêu được thiên nhiên ưu đãi, còn khu vực các Huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Giang mặc dù có diện tích đất nông nghiệp gần 30% (21.785 ha) diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nhưng vì giao thông thuận lợi (nằm dọc theo quốc lộ 5 và các trục giao thông với Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội) nên phần lớn lao động tập trung các ngành xây dựng, dịch vụ. Mặt khác, do thu nhập từ nông nghiệp thấp, độ phì nhiêu ngày càng giảm chỉ có thể trồng được một vụ lúa trong năm hoặc chỉ có thể trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày nên người nông dân đã rời bỏ nông nghiệp chuyển sang nghề khác dẫn đến nhiều diện tích đất bị bỏ hoang, gây lãng phí về tài nguyên và lao động, do đó phát triển khu công nghiệp là một công cụ hữu hiệu để địa phương tận dụng khai thác các nguồn lực từ tự nhiên đặc biệt là đất đai.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù quá trình phát triển các khu công nghiệp sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp nhưng vẫn còn khá lớn diện tích đất tự nhiên đang được sử dụng để phát triển nông nghiệp, cho nên việc phát triển các khu công nghiệp, một mặt, sẽ góp phần làm tăng nguồn vốn của địa phương từ việc cho thuê đất, là điều kiện để địa phương giúp người nông dân đầu tư sản xuất hướng tới phát triển nền nông nghiệp hiện đại, mặt khác, làm giảm tương đối cơ cấu của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ - đây là xu thế của một xã hội phát triển.

Hai là,tăng quy mô, cơ cấu dân số dẫn tới tăng nguồn cung lao động đáp ứng yêu cầu của các khu công nghiệp.

Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, là một trong những nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới hiện đại. Quá trình này luôn đặt ra hàng loạt yêu cầu, trong đó có yêu cầu nguồn cung lao động cho sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, sự gia tăng của các khu công nghiệp kéo theo sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp đã khiến cho người lao động nông nghiệp phải thay đổi chỗ ở và điều kiện sống, đồng

thời, với kỳ vọng được làm việc ở môi trường tốt hơn, đem lại nguồn thu nhập cao hơn từ các khu công nghiệp nên đại đa số dân cư có xu hướng di chuyển từ nông thôn sang sống ở thành thị và những địa bàn có khu công nghiệp ngày một đông hơn làm tăng nguồn cung về lao động, trong số đó sẽ có một bộ phận không nhỏ lao động đáp ứng được các yêu cầu đặt ra từ các cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp. Như vậy, việc phát trển các khu công nghiệp một mặt tạo ra sự di chuyển lao động, làm thay đổi quy mô, cơ cấu lao động tại địa phương; mặt khác, sự thay đổi quy mô cơ cấu lao động có tác động trở lại đối với sự phát triển của các khu công nghiệp theo hướng tăng nguồn cung lao động. Theo kết quả điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2011) : Tỷ lệ dân cư ở thành thị năm 2006 là 126.166 người (10,29%), năm 2011 là 136.292 người (12,84%) tăng 2,35%, nông thôn năm 2006: 990.281 người (89,71%), năm 2011: 992.308 người (87,16%) giảm 2,55%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo giữa các khu vực, địa phương trong tỉnh cũng có sự thay đổi, năm 2011, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị, địa bàn có khu công nghiệp là 31.8%, nông thôn 11,6%; cao nhất là thành phố Hưng Yên với 35,6%, thấp nhất là ở Văn Giang với 8,5% [Phụ lục 2, 6].

Đây cũng là xu thế chung của cả nước, hiện nay dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước, tăng 2,5% so với năm 2010; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%, bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động cũng có sự di chuyển mạnh mẽ, trong đó lao động đã qua đào tạo chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, địa phương có khu công nghiệp.

Như vậy, “lực hút” của các khu công nghiệp đã dẫn đến sự di cư cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động theo xu hướng ngày càng tăng ở khu vực đô thị và địa bàn có khu công nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh trên thị trường sức lao động, tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực từ các tỉnh khác nhất

là nguồn nhân lực chất lượng cao nếu như doanh nghiệp có môi trường, điều kiện làm việc tốt, mặt khác, đối với lao động trong tỉnh, để có cơ hội làm việc trong các khu công nghiệp thì họ phải tự đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, năng động trong chuyển đổi và lựa chọn nghề nghiệp, mở ra cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí đào tạo đồng thời làm giảm áp lực cho địa phương về vấn đề giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn.

Ba là, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xa hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sự phát triển của các khu công nghiệp tất yếu dẫn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước không những tăng trưởng với tốc độ cao, mà còn chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, sang cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, với tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng. Thực tiễn ở nhiều nước đang phát triển cũng cho thấy, trước khi áp dụng mô hình kinh tế các khu công nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn, đã từng bước giảm dần, chuyển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Công nghiệp và xây dựng thay thế vị trí nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động chung. Vì vậy, phát triển của các khu công nghiệp là nhân tố làm thay đổi về chất những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự năng động, hiệu quả và tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân tại các khu công nghiệp đã tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tạo thế và lực mới cho nền kinh tế.

Trong 15 năm (1997-2011), phát triển khu công nghiệp là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế của Hưng Yên luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá nhanh, xu hướng chuyển dịch tương đối rõ nét theo hướng tích cực, tỷ trọng của khu vực nông, lâm

nghiệp và thuỷ sản giảm xuống hơn một nửa (1997 là 51,87%, năm 2011 giảm xuống còn 24,47%), tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng gấp hơn hai lần (từ 20.26% năm 1997 lên 45.24% năm 2011), tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 27,87% năm 1997 lên 30,73 % năm 2011. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng tạo ra sự thay đổi khá mạnh mẽ giữa các ngành, bước đầu hình thành một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm quan trọng tạo động lực phát triển cho kinh tế của tỉnh như: Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử, may mặc, giày dép, sắt thép, chế biến thức ăn gia súc...đó là sự chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với yêu cầu xu thế chung. Sau 15 năm, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) tăng bình quân 32,03%/ năm; năm 2011 là 22.947,6 tỷ đồng, tăng gấp 37 lần so với năm 1997, trong đó: Kinh tế Nhà nước đạt 1.679 tỷ đồng, kinh tế ngoài Nhà nước đạt 13.038,5 tỷ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8.229,9 tỷ [Phụ lục 4].

Trong nội bộ của các ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực: Nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, hình thành và mở rộng quy mô kinh tế trang trại ở khắp các huyện trong tỉnh; đồng thời phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế, đổi mới các doanh nghiệp hiện có, khai thác và sử dụng có hiệu quả các máy móc thiết bị; có chính sách ưu tiên, khuyến khích những doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút nhiều lao động. Các ngành dịch vụ như: Thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, khách sạn nhà hàng... phát triển mạnh tạo nên những thay đổi đáng kể, tăng tỷ trọng của những ngành dịch vụ chất lượng cao. Cơ cấu kinh tế vùng cũng bắt đầu có chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp có qui mô vừa và lớn.

Như vậy, phát triển các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hưng Yên theo hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với sự phát triển của các khu công nghiệp, các vùng đất thuần nông trước đây được quy hoạch lại, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp nhanh và rõ nét. Đặc biệt, những khu công nghiệp có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ có khả năng chuyển nhanh các vùng kinh tế thuần nông thành những thành phố công nghiệp, với kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định.

Bốn là, góp phần giải quyết việc làm và đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Nhìn tổng thể, phát triển các khu công nghiệp chính là quá trình thực hiện phân công lại lao động xã hội ở một trình độ cao hơn, nhằm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tập trung khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế; chính là bước thể hiện tối ưu ý tưởng "đi tắt, đi đón đầu" trong thời đại ngày nay. Phát triển khu công nghiệp mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho xã hội. Phát triển khu công nghiệp đồng nghĩa với hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, từng bước hình thành thị trường lao động trình độ cao. Cạnh tranh và quan hệ cung - cầu lao động diễn ra ở khu vực này cũng rất gay gắt, tạo động lực để lao động không ngừng phấn đấu, nâng cao tay nghề. Khu công nghiệp là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực. Do đó, khu công nghiệp đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại.

Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các khu công nghiệp, những năm qua, Hưng Yên luôn luôn quan tâm công tác đào tạo nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao trình độ phát triển, sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế. Theo đó,

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHÁT TRIỂN các KHU CÔNG NGHIỆP đến VIỆC làm của NÔNG dân ở TỈNH HƯNG yên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w