kinh doanh nhằm tăng cầu về lao động – việc làm
Một là, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thì thành phần kinh tế tư nhân bao gồm cả: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân và được khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế”. Vì vậy cần: “phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và qui định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đồn kinh tế tư nhân và nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [24, tr. 209].
Những năm qua, kinh tế tư nhân của Hưng Yên phát triển rất mạnh mẽ trong hầu hết các ngành, nghề mà lĩnh vực kinh tế mà pháp luật cho phép. Do vậy đã góp phần quan trọng vào việc huy động tiềm năng, nội lực, cơng sức, trí tuệ của nhân dân đầu tư sản xuất kinh doanh, giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân cơng lao động xã hội, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục nghìn người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tỉnh. Cùng với khu vực có vốn đầu tư nước ngồi thì kinh tế tư nhân của tỉnh có vai trị quyết định trong việc tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. Tổng sản phẩm GDP (theo giá so sánh 1994) hàng năm của thành phần kinh tế tư nhân ở Hưng Yên ngày càng tăng nhanh, nếu như năm 2006 chỉ chiếm 9,04% thì đến năm 2011 đã tăng lên 12,58% với giá trị hơn 6.223.213 triệu đồng [14]. Đây là lý do để khẳng định vì sao trong những năm qua thành phần kinh tế này giữ vai trị quyết định trong q trình tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở Hưng Yên cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhìn chung, đây là khu vực kinh tế có quy mơ nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh thấp nhất là khi nước ta đã gia nhập WTO. Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, trong những năm tới Hưng Yên cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:
Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường tâm lý xã hội và kinh doanh thuận lợi để mọi công dân được tự do sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, đảm bảo thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, nhằm tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh được tiếp cận các nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng của nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi về đất đai để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế tư nhân. Đặc biệt, cần làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ.
Tăng cường hơn nữa chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các lớp tập huấn, các trung tâm dạy nghề miễn phí.
Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tiến thủ tục hành chính theo mơ hình “một cửa, một dấu” ở những cơng việc có liên quan đến doanh nghiệp, trong các lĩnh vực: đăng ký kinh doanh, xây dựng, đất đai, thuế… tạo ra sự chuyển biến đồng bộ, thơng thống đối với mọi đối tác về đầu tư sản xuất kinh doanh tại Hưng Yên.
Hai là, đẩy nhanh q trình phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
* Đối với nơng nghiệp
Nông nghiệp Hưng Yên hiện nay vẫn là một ngành sản xuất chính của tỉnh, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh khoá XVII xác định : “Tiếp tục tạo đà để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững...” [20, tr.41], mặc dù vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, nhưng nơng nghiệp cũng đã góp phần giải quyết một cách cơ bản vấn đề lương thực cho tỉnh. Để giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá do tác động của phát triển các khu cơng nghiệp thì ngành nông nghiệp phải chuyển đổi một cách cơ bản theo hướng đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hố cây trồng vật ni, phá vỡ độc canh cây lúa, hình thành các vùng chuyên canh, phát triển mạnh các loại cây thực phẩm. Mở rộng ngành nghề thu hút lao động nhằm sử dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Muốn vậy, phải thực hiện tốt những nội dung sau:
Phát huy hết tiềm năng sẵn có về diện tích mặt nước chưa sử dụng, những vùng đất trũng ngập thường xuyên của các huyện Tiên Lữ, Ân Thi để phát triển
nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời mạnh dạn hình thành các vùng chun ni gia súc gia cầm ở những huyện có tiềm năng và lợi thế để phục vụ cho nhu cầu cả khu vực và xuất khẩu.
Giải quyết vững vấn đề lương thực, thực phẩm đi sâu thâm canh tăng năng suất cây trồng. Đặc biệt cần chú trọng chuyển một số diện tích trồng lúa ở các huyện ven Hà Nội như Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ và các xã của thành phố Hưng Yên chuyển sang trồng các loại cây rau, hoa, cây cảnh…
Phát triển các mơ hình sản xuất nơng nghiệp gắn với cơng nghiệp chế biến, khuyến khích sự liên kết “ bốn nhà” và khuyến khích doanh nghiệp ký kết và thực hiện nghiêm túc hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân ngay từ đầu.
* Đối với các ngành công nghiệp
Mục tiêu phát triển công nghiệp của Hưng Yên trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là tạo ra được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố có khả năng thu hút lao động nơng thơn để khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm do thu hồi đất, phấn đấu đến năm 2015 đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và dự kiến đến năm 2015 lao động công nghiệp và xây dựng chiếm trên 57% trong tổng số lao động của tỉnh.
Để đạt mục tiêu trên, góp phần vào giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh cần tập trung vào giải quyết các việc sau:
Thực hiện đồng thời chiến lược ưu tiên, khuyến khích các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao với các dự án sử dụng nhiều lao động. Đây là việc cần phải làm ngay để tạo nên sự đổi mới, vì trong những năm gần đây do Hưng Yên quá chú trọng thu hút các dự án trong các lĩnh vực cao cho nên chưa thu hút được các dự án sử dụng nhiều lao động thuộc các lĩnh vực: may mặc, giày da, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm…
Nhanh chóng hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển cơng nghiệp ở các huyện: Phù Cừ, Khối Châu,
Tiên Lữ, Ân Thi là khu vực rất giàu tiềm năng đối với phát triển công nghiệp. Khu vực này chiếm tới 48,21% diện tích và 42,82% dân số, với chất lượng nguồn nhân lực tương đối cao và cũng là vùng có nhiều diện tích đất chưa sử dụng nhất. Tuy nhiên đây là khu vực cịn nhiều khó khăn nhất của tỉnh. Bởi vì, khu vực này chưa có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nhất là mạng lưới giao thông đường bộ, cả khu vực chỉ có một tuyến tỉnh lộ 38 đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, trong thời gian tới Hưng Yên cần phải hoàn thiện tuyến tỉnh lộ 38, 39B, 207B kết nối với quốc lộ 5 trên cơ sở đó xây dựng các khu cơng nghiệp như: May mặc, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm…nhằm thu hút nhiều lao động.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nơng thơn, cơng nghiệp có tính đến sự liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp nhằm giải quyết mọi vướng mắc để sớm hoàn thành các dự án đầu tư mới.
Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ quản lý để tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
* Đối với các ngành dịch vụ
Thương mại - dịch vụ là một ngành có khả năng thu hút được nhiều lao động. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành dịch vụ của Hưng Yên vẫn chuyển biến rất chậm chạp (năm 2006 chiếm 32,10%, thì năm 2011 lại chỉ đạt 30,68% GDP của tỉnh). Để ngành dịch vụ của Hưng Yên có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tỉnh cần tập trung thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
Quy hoạch lại mạng lưới các chợ ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các chợ đầu mối trung tâm cụm, xã, liên xã, thị trấn, thị tứ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có mơi trường để giao lưu hàng hố và dịch vụ.
Khai thác triệt để vị trí giáp Thủ đơ Hà Nội trong việc giao lưu hàng hố, nhất là hàng nơng sản, coi đây là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của nông nghiệp. Mặt khác, ưu tiên thu hút các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế… nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển của ngành dịch vụ ở các khu vực xung quanh.
Mở rộng thị trường du lịch kết hợp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh bạn để phát huy tiềm năng du lịch văn hoá - lịch sử của tỉnh như: Cụm di tích lịch sử - văn hố phố Hiến, Đa Đồ - Dạ Trạch, Tống Trân – Cúc Hoa, Đền Phù Ủng, các nhà tưởng niệm danh nhân.....
Phát triển mạnh các hợp tác xã thương mại, dịch vụ, cung cấp vật tư kỹ thuật, vật tư nông nghiệp và phát huy vai trị chủ đạo trong tiêu thụ nơng sản.
Ba là, khôi phục và phát triển mới các làng nghề thủ công truyền thống nhằm thu hút lao động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Với lợi thế là huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực đồng bằng sơng Hồng, có vị trí giao thơng thuận lợi, ngay sau khi tái lập tỉnh, Hưng Yên đã tập trung cho chiến lược phát triển công nghiệp. Từ việc chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đến nay, sản xuất công nghiệp trở thành “xương sống” nền kinh tế của tỉnh - đặc biệt là phát triển khu cơng nghiệp, đã làm cho diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp đáng kể.
Sau khi khơng cịn đất canh tác, nhiều người dân chưa tìm được cơng việc mới phù hợp với sức lao động và trình độ. Hơn 5000 nơng dân bị rơi vào cảnh thiếu việc làm, nhất là những lao động có độ tuổi trên 35, một bộ phận con em nơng dân có ruộng đất bị thu hồi vào làm việc tại các công ty trên địa bàn nhưng do công việc thu nhập thấp, tình trạng tăng ca thường xun, mơi trường lao động ơ nhiễm, hoặc do trình độ, tác phong lao động hạn chế, khơng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nên dẫn đến bỏ việc. Thiếu việc, thiếu đất canh tác, nhiều nông dân bỏ làng đi ra các thành phố trong khu vực tìm
cách mưu sinh mang tính mùa vụ, tình trạng mất ổn định an ninh trật tự, tệ nạn xã hội cũng nảy sinh từ đây.
Giải quyết vấn đề “hậu thu hồi đất”, nhất là ổn định và phát triển đời sống người nơng dân là một bài tốn khó đặt ra, khơng chỉ ở Hưng n, mà còn rất nhiều các địa phương khác trên cả nước. Cùng với một hệ thống các giải pháp bám sát cuộc sống người dân để tháo gỡ như: Hỗ trợ vốn giúp nông dân đầu tư sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng với những loại cây trồng hàng hóa khơng cần diện tích đất lớn, miễn thủy lợi phí tồn phần, đào tạo nghề miễn phí cho nơng dân..., thì việc đánh thức tiềm năng và phát triển kinh tế làng nghề nhằm tận dụng lực lượng lao động sẵn có đã được Hưng Yên lựa chọn.
Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng, Hưng n có lịch sử phát triển lâu đời gắn với những làng nghề truyền thống. Làng nghề ở Hưng Yên có những nét riêng trong q trình phát triển, tạo cho mảnh đất Phố Hiến xưa và Hưng Yên nay vẻ độc đáo mà khơng phải làng q nào cũng có. Theo ghi chép cịn lưu lại trên bia đá ở chùa Chuông, ngay từ thế kỷ XVI, tính riêng trên địa bàn Phố Hiến, Hưng n đã có 8 phường làm nghề thủ cơng chuyên nghiệp như: Phường Hàng Bè, Hàng Sơn, Hàng Nón, Thuộc Da, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Hàng Chén, Nồi Đất. Hiện nay, tồn tỉnh Hưng n có khoảng 85 làng nghề hoạt động ở các lĩnh vực và quy mô khác nhau, thu hút và giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, với thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/ tháng như: Làng nghề làm mũ cốt muồng, Làng nghề đan lờ đó Thủ Sỹ, Làng nghề làm đường mật Kệ Châu, Làng nghề dệt lụa Vân Phương, Nghề làm mành Cuông, Làng nghề Hương Xạ - Cao Thôn, Làng nghề thuyền nan Nội Lễ, Làng nghề trồng và chế biến dược liệu Nghĩa Trai, Làng nghề gốm sứ Xuân Quan……Giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm tỷ trọng hơn 30% trong tổng giá trị sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, năm 2011 đạt 672 tỉ đồng, tăng 3 lần so với năm 2001. Trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hẹp, các làng
nghề chính là nơi tạo cơng ăn việc làm ổn định cho người nông dân, khơng những thế cịn đóng góp lớn vào sự phát triển của địa phương. Trên thực tế, một số làng nghề đã tận dụng ưu thế của mình, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, bước đầu chuyển đổi từ phương thức sản xuất cổ truyền sang sản xuất hàng hóa. Qua đó, đánh thức những thế mạnh tiềm ẩn, tính năng động của làng nghề được khơi dậy.
Tại làng nghề Mễ Sở, huyện Văn Giang, đa phần đất sản xuất là đất trũng, chỉ canh tác được một vụ. Tận dụng lợi thế thổ nhưỡng vùng giáp sơng Hồng, tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp của xã cách đây 15 năm đã khơng cịn trồng lúa mà chuyển hẳn sang trồng các loại cây mang lại giá trị hàng hóa cao như: cam Canh, hoa, cây cảnh, đưa 1 ha đất nông nghiệp của xã thu nhập bình quân đạt 119 triệu đồng/ năm. Cùng với đó, nhiều nghề truyền thống cũng được khơi thức lại như: bánh cuốn, làm ruốc thịt, bánh trưng....tạo dựng thêm một số nghề mới: chế biến nông sản, xây dựng. Trong xã hiện nay có 30% số hộ thu nhập trung bình một năm từ 500 triệu đồng trở lên (trong đó 15% số hộ đạt trên 1 tỉ đồng). Đây chính là minh chứng sống động cho hiệu quả từ quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển làng nghề của Mễ Sở nói riêng, Hưng Yên nói chung.
Tuy nhiên, thời gian qua, làng nghề tại Hưng Yên cũng gặp không ít khó khăn trong q trình tìm con đường phát triển. Vướng mắc đầu tiên là bài toán vốn và “đầu ra” cho sản phẩm. Trước nhu cầu vốn của làng nghề không được đáp ứng, tại một số nơi xuất hiện hiện tượng người dân phải vay vốn “chợ đen” với lãi suất rất cao, chịu rủi ro lớn. Thiếu vốn dẫn đến quy mô sản xuất của các làng nghề mang tính nhỏ lẻ, thời vụ, khơng khẳng định được uy tín và thương hiệu. Cũng chính từ việc không tạo được thương hiệu nên hạn chế